Mọi sân bay đều giống nhau, và khác nhau.
Sân bay, người ta còn gọi nó là phi trường, cảng hàng không, nói đơn giản là một không gian thiệt rộng lớn, nơi đó có nhiều máy bay. Máy bay bay lên từ đó, máy bay đáp xuống đó từ một nơi khác đến, máy bay nghỉ ngơi bảo dưỡng ở đó. Từ mỗi chiếc máy bay lên xuống là hàng hà sa số những con người, cũng từ nhiều nơi đến và từ đó bay (đi) nhiều nơi. Có sân bay mỗi ngày hàng trăm lượt máy bay lên xuống, có sân bay chỉ vài lượt ghé qua. Có sân bay như là bộ mặt của quốc gia, nhưng cũng có sân bay như một ga xép, nhỏ bé và ẩn dật.
Sân bay nhìn chung là một kiến trúc khổng lồ, cột thép khung kính sáng loáng, đá lát bóng lộn, máy lạnh mát rượi, cửa hàng đồ hiệu sang trọng. Thang cuốn chạy không ngừng nghỉ, người lên xuống tất bật vội vàng mà vẫn có vẻ ung dung. Người đến sân bay, người đi máy bay dường như cũng sang trọng hơn, hay ít nhất cũng bớt đi cái nhếch nhác của một thời tàu xe khổ sở. Và cũng như ở những nơi công cộng khác, tư cách cá nhân của mỗi người cũng bộc lộ rõ ràng trong giao tiếp: đàng hoàng, thân thiện, lạnh lùng, tò mò hay rụt rè, sợ sệt, lịch sự hay bất lịch sự, văn minh hay kém văn minh… Do đó hành xử của mỗi người thường được người xung quanh đánh giá luôn cho cái quốc tịch của họ. Người ta chỉ hỏi ông ấy bà ấy là người nước nào chứ có ai hỏi tên là gì đâu… Vì vậy nếu ai đó có hành vi ko đẹp thì tên nước của họ cũng bị vạ lây!
Nhiều người VN khi ra nước ngòai, ở nơi công cộng như sân bay thì luôn nói to, nói nhiều, tranh nhau nói, nói mọi chuyện từ chuyện cơ quan đến chuyện riêng tư, và nhất là chuyện mua hàng hóa đắt rẻ…! Lại nữa, hay hỏi, cái gì cũng hỏi, dù khắp nơi có các bảng hướng dẫn rất chi tiết, nhưng không đọc, hoặc ko đọc được, hoặc đọc rồi nhưng ko hiểu, hoặc có hiểu nhưng… vẫn hỏi, dường như ko hỏi thì ko yên tâm vì ko tự tin vào điều mình đọc thấy. Đó là một thói quen chỉ biết “nghe”- thói quen của một thời… ít chữ.
Đứng trong nhà ga nhìn ra phi trường thấy những chiếc máy bay khổng lồ đang lăn bánh trên đường băng. Dũng mãnh tự tin bao nhiêu trên bầu trời thì dưới mặt đất trông chúng lại vụng về và rụt rè bấy nhiêu, khi phải lò dò đi sau chiếc xe dẫn đường nhỏ xíu, đèn xanh đỏ nhấy nháy oai vệ. Khi đồng cơ ngừng hẳn, cửa khoang hành khách mở ra, những người khách lần lượt rời máy bay, nhìn chung ai cũng có vẻ nhẹ nhõm vì đã đến nơi an toàn. Họ đi ko ngoái lại dù chỉ 1 lần để nhìn chiếc máy bay đã đưa mình vượt một chặng đường dài đến thế. Khoang hành lý bật mở, những kiện hàng được đưa lên xe kéo vào băng chuyền. Từ xa trông như đàn kiến nối đuôi nhau bâu vào vết thương toang hoác ở bụng một con cá khổng lồ.
Có nhiều sân bay bảng chỉ dẫn có ở khắp nơi, nơi cung cấp thông tin cũng vậy. Điều đó mang lại cho ta có cảm giác an toàn dù lần đầu đến đó, dù không có một người đón đưa. Ở nhiều sân bay khi đối diện với những thủ tục an ninh chặt chẽ, ta vẫn biết mình là một con người. Nhưng có sân bay thì không cho ta sự tự tin ấy.
Có nhiều sân bay ta dễ dàng tìm ra những quầy bán sách báo và văn hóa phẩm. Tại đó trưng bày cũng sang trọng không kém cửa hàng của nhãn hiệu nổi tiếng nào, sách báo dù nghiêng về loại sách văn hóa thì vẫn có nhiều tác phẩm nổi tiếng, khó đọc chứ không chỉ có loại sách giải trí đơn thuần. Nhìn vào những cửa hàng này ta biết nước nào, con người nơi đâu thật sự coi trọng văn hóa.
…
Đi lại trong nước, đi qua nhiều nước, qua nhiều sân bay, chờ đợi quá cảnh nơi này nơi khác, các sân bay hiếm khi để lại trong tôi một ấn tượng nào đặc biệt. Có lẽ do sự giống nhau của nó. Chỉ có sự khác nhau của mỗi chuyến đi: công việc, thời gian, có lần đơn độc một mình, có lần đi cùng đồng nghiệp.
Còn có một sự khác biệt… cảm giác của người được tiễn đưa không như người đưa tiễn. Vậy mà đôi khi không biết mình đang là người đưa tiễn hay là người được tiễn đưa…?
Chưa bao giờ tôi cảm thấy sân bay cho mình một cảm giác thân thiện cả. Ở đó, tôi cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa biển người. Ở đó, tôi hồi hộp chờ đợi nơi mình sẽ đến và cảm thấy thoáng buồn vì phải chia tay. Tôi rất hay nhớ đến câu của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam: "Chia tay thì bao giờ cũng buồn. Nhưng buồn nhất vẫn là người ở lại".
Trả lờiXóa@chị Hậu: Bài của chị hay!
Trả lờiXóa@anh Thụy:Còm của anh hay!
@HPLT: Còm của bạn cũng rất hay :)
Trả lờiXóa@Hậu: Chị à, em có kinh nghiệm thế này: đối diện với hàng rào an ninh sân bay, cho dù XH văn minh hay nước lạc hậu, mình lúc nào cũng là một con người (đàng hoàng ngẩng đầu nữa)... trừ khi mình mang theo điều gì đó 'không đúng' trong hành lý, hoặc thủ tục giấy tờ.
Lần em luống cuống le lét là (cố tình) mang theo ruốc (chà bông) heo vào Úc - thứ đó bị cấm mà. Nhưng vì được chỉ cách 'gian' nên vẫn mang lọt :))
Không chỉ là sân bay mà mỗi nơi chốn mình đã từng đi qua thì đều tạo cho mình 1 cảm giác đặc biệt cả phải không các anh chị? Tuy nhiên, nếu những nơi chốn ấy lại luôn mang theo những phiền toái, những khúc mắc thì có lẽ nơi đó sẽ khó gây cảm tình rồi.
Trả lờiXóaMà tại sao vẫn có nhiều người đến các sân bay vẫn cứ không chịu đọc bảng chỉ dẫn (mặc dù biết chữ chứ không phải không biết chữ đâu nha) mà lại đi hỏi người khác hơ? Hay đó là thói quen sẵn có rồi?
Chị đi qua nhiều sân bay quá, có khi nào tưởng tượng ra cảnh bị "nhốt" luôn ở sân bay không chị ơi ??
@ A Thụy: "Cảm giác lạc lõng, cô đơn" có lẽ ko chỉ khi ở "giữa 1 biển người", phải ko ạ? Đôi khi người ra đi buồn hơn người ở lại...
Trả lờiXóa@ Lana: uh, mình thì chả bao giờ làm gì ko đúng, nhưng có nơi vẫn làm mình "sợ" bởi cái vẻ "hành" khách của nhân viên an ninh.
@ Dã qùy: Không chỉ "tưởng" bị nhốt ở sân bay, mà còn là cảm giác bị nhốt trên máy bay, nhất là trong những chuyến bay dài...
@ HPLT: ngắn gọn dễ hiểu, héng :)
Đúng là "...tên nước bị vạ lây". Một lần ngồi chờ ở sân bay HKong, thấy một người đàn ông đi chân đất, đôi giày da cắp nách, tôi cá với bà thị xã thằng "chả" người VN. Lại gần hỏi sao ông không mang giày vô, "chả" cũng nói tiếng VN: khg quen đi giày đau chân quá.(!)
Trả lờiXóaMỗi khi em bước vào sân bay thì em nghĩ ngay tới việc : hi vọng hàng ghế ngồi hai bên ko có ai để em nằm phè ra ngủ cho nó sướng.
Trả lờiXóaEm cũng là người qua lại sân bay khá nhiều nhưng không sợ sân bay, không ngán sân bay chị ạ. Em luôn trong trạng thái đứng ở sân bay nhưng hồn thì lạc chỗ khác. Bao giờ cũng vậy, chỉ khi nào bị Hải quan hạch sách thì em mới để đầu về đúng vị trí.
Trả lờiXóaChị viết mênh mang ghê lắm. Em nghĩ tâm hồn mình mà được như cái hồ Giảng Võ bên cạnh Hồ Tây là chị thì cũng hân hoan rồi. He he.
@ Đỗ: đúng là chỉ có người V mình ra nước ngòai mới tự nhiên như thế, vì tâm thức: thành phố/ nước ngòai cũng như cái làng mình, được cái to hơn! :)
Trả lờiXóa@ Lu: còm này đúng là Lu của cả nhà :)
Trả lờiXóa@ Bí: Hồ Tây ngày càng hẹp càng cạn em ui, huhu... :)
Chị đổi hai tấm hình avatar kỳ này tươi tắn nè, mà còn nhìn thấy cả đôi mắt thơ nữa. Lần trước em cứ muốn gỡ cặp kính mát của chị ra để xem cho trọn vẹn nhưng mờ lực bất tòng tâm.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa@ HPLT: Bạn bè nhắn: đeo kiếng mát để tránh tội Ngộ sát à??? Cám ơn em đã khen chị tươi tắn :)
Trả lờiXóa