Quanh Hồ Gươm...


Cũng như mọi lần, ra Hà Nội mỗi sáng sớm tui thường men theo hồ Gươm đi dạo, vừa thán phục những người phụ nữ đang ra sức vặn vẹo, uốn éo, lắc lư theo nhịp điệu sôi nổi của các bản nhạc, vừa ngó nghiêng xuống mặt hồ phẳng lặng xem nhỡ may được chiêm ngưỡng cụ Rùa hiện lên… tập thể dục một hai ba hít thở hít thở…
Qua tượng Lý Thái Tổ với quảng trường rộng rãi sáng sủa, thường có hoa tươi viếng Cụ. Chợt thấy thương Vua Lê đứng lẻ loi bên kia hồ… “quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…” ngay cả khi cái phong trào “kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” đang hồi rầm rộ.
Lâu lâu rồi tui có đọc (nhiều) bài báo của GS “rùa học” Hà Đình Đức, người Thanh Hóa, ông đã chứng minh một cách rất thuyết phục rằng Rùa Hồ Gươm có nguồn gốc từ lòai rùa cổ ở Thanh Hóa. Uh, thì rùa ở trong 1 cái hồ giữa lòng Hà Nội nghìn năm chắc chắn cũng phải có gốc gác từ đâu chứ, như người Hà Nội nào cũng có một nhà quê, ngay cả những gia đình đã 3, 4 đời là “người Hà Nội”. Nhưng sự chứng minh của GS “rùa học” là về sinh học, còn sự “chứng minh” của tui về nguồn gốc Thanh Hóa của cụ Rùa Hồ Gươm lại là từ lịch sử cơ. Đây nhé:

- Truyền thuyết kể rằng Lê Thái Tổ thủa hàn vi ở quê nhà, một lần chạy trốn sự truy lung của giặc đã được “trời” cho gươm báu để hộ thân và cứu nước. Nhưng ông chỉ được cho mượn gươm, còn vỏ gươm thì Lê Thận, một người đánh cá trên sông đánh lưới được. Chắc là cũng do Trời thả xuống cho. Ông Giời cẩn thận ra phết: cho 1 người mượn gươm lại cho một người khác mượn vỏ gươm, thế là ai cũng có “vật chứng” và “nhân chứng” cho cái sự mượn vật quý của Giời, chả thể nào mà lờ lơ lơ đi nhé.

Đất nước thanh bình, Lê Thái Tổ về Thăng Long mở đầu triều đại/ thời đại mới. Một ngày đẹp giời nhà vua dạo chơi trên hồ (lúc í chưa gọi là hồ Hòan Kiếm), Rùa thần nổi lên… tiếp sau thế nào cả nhà đã biết. Thế, ông rùa này không ở Thanh Hóa thì làm sao biết được việc Giời cho vua Lê mượn gươm báu mà đòi nào??? Mà kể cũng khiếp, từ Thanh Hóa ổng đi bằng cách nào ra Thăng Long để mà đòi lại vật qúy nhỉ? Có khi ngay từ khi cho mượn gươm báu Giời đã sai rùa thần đi (bơi) ra Thăng Long ngay để “đòi nợ”, như vậy thời gian Cụ Rùa đi mất 20 năm mới về tới Thăng Long – bằng thời gian cuộc kháng chiến chống Minh của Lê Thái Tổ? Mà rõ ràng Giời cho mượn “Gươm” sao về sau lại là “Hòan Kiếm”? Gươm và Kiếm khác nhau chứ nhỉ? Hay Gươm thần vẫn còn được lưu truyền đâu đó phòng khi quốc gia “cơ nhỡ”?

Nghĩ đến đây thì hết mấy vòng Hồ Gươm. Lạy Đức Thái Tổ, lạy Cụ Rùa con không dám phạm thượng, dưng mà nếu còn Gươm thần thì con nghĩ chắc bọn gian thần trong nước ko dám lộng hành tham nhũng, bọn giặc ngòai nước cũng ko dám ngang nhiên xâm phạm bờ cõi nước ta.

Dưng mà, nếu còn Gươm thần thì có còn ai là người được Giời ban cho Gươm báu và quyền “tiền trảm hậu tấu” để trừ gian dẹp họa?

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”…

6 nhận xét:

  1. @ Bí, Titi, Lana: "nhảm" là như thế này đấy :D

    Trả lờiXóa
  2. Há há...ở Mỹ mà thấy một ẻm nào chân dài, cằm gọn, da dẻ mịn màng, mắt ướt mi cong, ăn nói duyên dáng, bụng dạ thẳng thắn thì nên kết luận ẻm đó có bố người nam kỳ tập kết ra bắc Kỳ và gọi chị Hậu là bà con gần ạ :-D

    Trả lờiXóa
  3. Nói thật là mình chẳng khoái cái bác Đức ấy cứ thần thánh hóa cụ rùa. Khi làm phim Ký Sự Thăng Long, mình có mời một Ban Cố vấn, trong đó có bác Nguyễn Vinh Phúc. Bác ấy bảo, thôi đừng gọi là cụ rùa, cứ gọi đơn giản là rùa Hồ Gươm thôi. Thần Thánh cũng muốn hòa đồng với dân chúng mà. Còn nếu gọi Thần Thánh là cụ thì cũng chưa phải là lễ phép đâu nhé Hì!

    Trả lờiXóa
  4. Quanh Hồ Gươm vẫn còn chị Hậu bàn chuyện Vua Lê, đời ta không thành rêu phong chuyện cũ...

    Trả lờiXóa
  5. Chi Hau oi, 'nham?' cua chi van 'ha`n lam' qua. Em hinh dung la doc xong 'nha?m' cua chi Lana, Bi, Titi se om bung 'oi chi oi chi lam tui em nho ban 'Ha Noi' qua :))

    Trả lờiXóa
  6. @ A Thụy: H cũng ko thích bác Đức cứ khẳng định như thế. Trong khoa học càng khẳng định càng gây nghi ngờ. Hihi, H gọi Cụ cho Thần gần gũi hơn mờ :)
    @ Lana: ôi ôi, quên mất, tình trạng HN nhỉ :))

    Trả lờiXóa

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...