KIẾN NGHỊ VỀ DỰ ÁN LẤN BIỂN CẦN GIỜ BẰNG VĂN BẢN ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯỢC GỬI ĐI

Hôm nay, bản Kiến nghị xem xét và đánh giá độc lập toàn bộ Dự án KĐT Du lịch Lấn biển Cần Giờ đã được gửi đi tới Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, UB Thường vụ Quốc hội và UBND Tp HCM. Và lúc này số chữ ký trên mạng đang là 5.794 sau những “sụt giảm” khá liên tục vì những-điều-không-giải-thích-nổi. Các bạn lưu ý, Kiến nghị có bổ sung mục số 5 và số 9 và số cá nhân/tổ chức tham gia kí trực tiếp tăng 2 cá nhân và 1 tổ chức đồng thời giảm 1 cá nhân như tôi đã nói trong status trước. Để Kiến nghị được gửi đi là sự thống nhất của hàng chục lần thảo luận, phân tích, phản biện và điều chỉnh của các thành viên tham gia sau khi bản Kiến nghị online được đưa lên mạng. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi đã hoàn toàn thống nhất và gửi đi Kiến nghị này ngày hôm nay.
❤️ Xin cám ơn các bạn đã kiên nhẫn chung tay, chia sẻ. Xin cảm ơn các ý kiến và tin nhắn quan tâm. Trong thời gian chờ đợi phản hồi từ các cá nhân, cơ quan có trách nhiệm mà chúng tôi đã gửi Kiến nghị tới, chúng tôi xin phép không tranh luận. Chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia phản biện với các cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ và nhà đầu tư nếu có một cuộc hội thảo nghiêm túc và với điều kiện Báo cáo ĐTM (và các phản hồi từ nhà đầu tư đúng vào vấn đề được nêu trong Kiến nghị) được công bố chính thức bởi đó chính là nền tảng để có những cuộc thảo luận có nghĩa và hiệu quả. Bởi mục đích quan trọng nhất của Kiến nghị là đưa ra những-ý-kiến-xây-dựng để Dự án được nghiên cứu và chuẩn bị kĩ càng, có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư, khách hàng mua các sản phẩm của dự án trong tương lai và có tác động tốt về kinh tế, môi trường, xã hội...cho cộng đồng và đất nước.
- Nhóm tham gia Kiến nghị -
TOÀN VĂN BẢN KIẾN NGHỊ:












TẢN MẠN VỀ DU LỊCH SAU MÙA COVID



Nguyễn Thị Hậu

Majestic một ngày tháng Bảy. Vắng lặng đến giật mình - mặc dù đi đâu, chúng ta cũng nghe cả nước, các bộ, ngành… đang bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau dịch COVID-19. Nhưng khi đặt chân vào một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất Sài Gòn, nhìn cái cảnh bàn ghế chỏng chơ, vướng bụi, tôi bất chợt tin rằng, có lẽ còn lâu nữa, chúng ta mới thực sự trở lại trạng thái bình thường.
Một cô ca sĩ người Philippines mưu sinh ở Sài Gòn và hai nhạc công già người Việt lập thành một ban nhạc nghiệp dư, hầu như đêm nào cũng đến Majestic để hát. Có khách thì hát; còn không, họ chờ đến khuya rồi ra về. Đêm nay cả khách sạn chỉ có 4-5 khách người Việt. Trên cao gió lộng. Ở nơi lưu giữ ký ức Sài Gòn một thời, những ca khúc cũ vang lên hòa vọng.

Buổi sáng trời se se mát vì chiều tối qua thành phố vừa có một cơn mưa lớn. Ngồi ở quán cà phê Katinat, cái tên nghe quen thuộc như tên xưa cũ của con đường Đồng Khởi – đường Catinat.
Đường Đồng Khởi không dài lắm nhưng nằm ở vị trí đặc biệt và đắc địa nhất trung tâm Sài Gòn, bắt đầu từ bờ sông Sài Gòn và kết thúc ở quảng trường Công xã Paris, nơi có hai công trình được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 là Nhà thờ Đức bà và Bưu điện thành phố. Có thể coi quảng trường này là “tâm” và với “bán kính” bằng con đường Đồng Khởi, quay một vòng tròn chính là khu vực di sản của đô thị Sài Gòn.

Trên đường Đồng Khởi có những cửa hàng, quán cà phê được nhiều người biết đến. Hiện giờ hầu hết cả tuyến đường đã thay đổi, nhiều cái tên gắn liền với con đường nay chỉ còn là ký ức. May mắn là vài công trình xưa vẫn còn: đó là các khách sạn đã trở thành thương hiệu của thành phố: phía bờ sông là Majestic, Grand Hotel,  đoạn giữa thì có Caravelle, Continental, chếch một chút có tòa nhà công sở Dinh Thượng thơ. Trừ khách sạn Caravelle xây lại cao to như trấn áp cả Nhà hát lớn bên cạnh, các công trình khác còn giữ nét kiến trúc xưa sang trọng mà thân thiện với du khách, hơn các công trình mới hoành tráng nhưng nhạt nhòa vì thiếu cái hồn của đô thị cổ.

Tạm ngưng mùa dịch Covid, cửa hàng quán ăn khách sạn trên đường Đồng Khởi bắt đầu hoạt động trở lại trong trạng thái “bình thường mới”. Sự thích nghi khá khó khăn, bởi nơi đây là trung tâm thương mại dịch vụ phần lớn dành cho du khách và khách hàng cao cấp. Hậu quả của mấy tháng “cách ly” trong nước và đến nay còn “đóng cửa” với nước ngoài đã tác động ngay và luôn vào “mặt tiền” của nền kinh tế thành phố là ngành du lịch. Lướt qua các trang mạng dịch vụ về du lịch thấy rất nhiều quảng cáo của khách sạn cao cấp ở đây nhưng phòng được đặt không nhiều – một điều hiếm thấy. Buổi tối đi qua ngó lên khách sạn thưa thớt những ô cửa sáng đèn, bên hiên hầu như không có du khách nhàn tản ăn tối, cà phê... cảm giác hụt hẫng như Sài Gòn vừa mất thêm một di sản nữa.

Tất nhiên, Sài Gòn không chỉ là đường Đồng Khởi sầm uất sang trọng mà còn nhiều con đường hẻm phố khác cũng ký ức lâu bền của người Sài Gòn. Nhưng Sài Gòn không thể thiếu trung tâm Đồng Khởi – Nguyễn Huệ - Lê Lợi cũng như Chợ Bến Thành – khu vực thương mại dịch vụ đặc trưng của thành phố. Chợ Bến Thành những ngày này cũng vắng ngơ vắng ngắt... Mai này khi ga metro và khu thương mại tầng ngầm hoạt động thì không biết ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng này có còn tồn tại được hay không?

 Có lẽ chưa bao giờ sau một biến cố mà khu vực trung tâm thương mại của thành phố lại phục hồi chậm chạp như vậy. Du lịch – dịch vụ là một ngành kinh tế hình thành và phát triển cùng đô thị Sài Gòn – TP.HCM. Ngành “công nghiệp không khói” này đã có lúc “bùng nổ” kéo theo số lượng khách sạn và các dịch vụ khác tăng lên nhanh chóng, nhưng khi lượng du khách giảm đột ngột hay từ từ trong một thời gian dài  thì các ngành dịch vụ phải giảm theo về mức độ hoạt động và nhân sự.  Ấy là chưa kể ngành du lịch của các thành phố lớn “ế ẩm” thì khu du lịch nghỉ dưỡng, khu di sản văn hóa và thiên nhiên... ở các tỉnh cũng đìu hiu.

Như các chuyên gia dự đoán, ngành du lịch VN phải qua năm 2021 mới được phục hồi, đồng thời sẽ phải cơ cấu lại để phát triển, trong đó ưu tiên cơ cấu lại doanh nghiệp (số lượng nhân viên, loại hình dịch vụ của doanh nghiệp) và thị trường khách du lịch. Có lẽ cần lưu ý phát triển phân khúc khách hàng nội địa, bởi vì đây là khách hàng tiềm năng cho du lịch các địa phương, đặc biệt là mô hình du lịch cộng đồng đã thu hút nhiều du khách nội địa sau mùa dịch covid. Mô hình này phù hợp với điều kiện thời gian, kinh phí của đa số khách hàng, thân thiện, góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu và bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các địa phương. Đồng thời phù hợp với phát triển kinh tế địa phương vì gắn liền với sinh kế của cộng đồng bản địa.

Nhớ về những nơi đã đi qua tôi nhận ra một điều: ngay trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế thì ở nhiều quốc gia, du lịch địa phương vẫn duy trì và phát triển nhờ vào nguồn khách nội địa. Thị trường khách nội địa luôn được ưu ái, chính nguồn thu từ đây sẽ giúp những thành phố lớn là trung tâm du lịch - dịch vụ có thời gian “dưỡng sức” để bùng nổ trở lại và mạnh mẽ hơn. Thực hiện được điều này là nhờ quan điểm phát triển du lịch phải coi di sản văn hóa là “mâm cỗ” cho người trong nước trước khi là “đặc sản” cho du khách nước ngoài.
Thì Sài Gòn  - TPHCM cũng là một nơi rất giàu có về di sản văn hóa nhưng phần lớn người dân thành phố chưa được thụ hưởng “mâm cỗ” này. Sao ngành du lịch không bắt đầu từ một “đặc sản” là các công trình kiến trúc, các khách sạn cổ xưa và danh tiếng của thành phố?
Sài Gòn, 3.7.2020

 Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời







BẢO TÀNG Ý NIỆM ĐÀ LẠT


Nếu trước 1975 Đà Lạt là khu nghỉ mát phục vụ cho một bộ phận dân cư miền Nam thì hiện nay, Đà Lạt là thành phố du lịch quen thuộc của người dân cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đến đây mùa nào cũng đông, sự tăng trưởng du lịch nhanh hơn trình độ quản lý đô thị nói riêng và xã hội nói chung đã làm cho sự lộn xộn và tình trạng “quá tải” nhiều hơn... Trên đà phát triển Đà Lạt đã mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng khá nhanh. Nhà cao tầng hiện đại, quán ăn quán cà phê cửa hàng sang trọng mọc lên như nấm ở khu trung tâm và những con đường quanh đó.
Tuy nhiên, cũng từ đó mà nhiều vốn quý của Đà Lạt như hệ thống biệt thự đẹp như cổ tích, các công trình kiến trúc, một số thắng cảnh nổi tiếng… đã bị hư hỏng, biến dạng. Cảnh quan đô thị nói chung hay cảnh đẹp Đà Lạt nói riêng bị chia sẻ “sở hữu” cho việc đầu tư du lịch để khai thác, bên cạnh đó nhiều khu du lịch mới xây dựng đã phá hủy rừng và cảnh quan, làm mất đi tính chất thân thiện của thiên nhiên nơi đây và làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường đô thị.
Trong bối cảnh đó, vài năm nay tại Đà Lạt đã xuất hiện các nhóm cộng đồng hoạt động hướng đến mục tiêu bảo tồn di sản và văn hóa. Có thể kể đến các dự án được nhiều người biết đến như: năm 2018 là Phố Bên Đồi tổ chức tại Cầu Đất Farm, năm 2019 là Dốc Nhà Làng (tại một con hẻm gần chợ Đà Lạt) và tháng 6.2020 là Bảo tàng ý niệm Đà Lạt tại một khu biệt thự cổ. Ngoài việc phổ biến kiến thức và nâng cao sự hiểu biết về di sản văn hóa cho xã hội, đặc biệt là giới trẻ, các dự án còn thực hiện việc bảo tồn cụ thể bằng nhiều hình thức khác nhau: vẽ ký họa về Đà Lạt, vẽ những bức bích họa trên tường, tọa đàm với chuyên gia về di sản, biểu diễn nghệ thuật...
“Bảo tàng ý niệm Đà Lạt” là một sự kiện gồm nhiều hoạt động tập hợp những chuyên gia, người yêu di sản, người sáng tạo nghệ thuật nhiều nơi tụ về. Thông qua vẽ tranh ký họa, sáng tác/thiết kế nhanh “bảo tồn” một công trình, tọa đàm về di sản; ca nhạc... Nội dung chủ đạo của sự kiện là “Di sản và Cộng Đồng” nhằm quảng bá giá trị của những di sản đô thị đặc sắc, nhất là các công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu được xây dựng tại Đà Lạt trong nửa đầu thế kỷ XX. Qua đó “đánh thức di sản” tạo nên giá trị mới cho văn hóa đô thị Đà Lạt.
Cuộc gặp gỡ ngay tối đầu tiên của những người tham gia đã làm sự kiện “nóng lên”, khi mà liên tiếp nhiều vấn đề được đặt ra: Thế nào là ý niệm, bảo tàng ý niệm? Thiết kế trùng tu, bảo tồn công trình di sản mang ý nghĩa “bảo tàng ý niệm” ở đâu? Một ý niệm về Đà Lạt thì đó là gì?... Sinh viên đến từ nhiều trường: khoa kiến trúc Đại học Kiến Trúc TPHCM và cơ sở tại Đà Lạt, Đại học Yersin, khoa Đô thị Đại học KHXHNV TPHCM, có sinh viên từ nước ngoài về... Các chuyên gia cũng vậy, họ là những giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý quy hoạch, các họa sĩ, KTS trùng tu, rồi “thủ lĩnh” và thành viên các nhóm cộng đồng như Phố Bên Đồi, Save Herirage Vietnam (SHV), Ký họa đô thị (Urban Sketchers Việt Nam)... Vấn đề quan tâm và sự tham gia cụ thể của họ cũng khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu: tri thức và kỹ năng bảo tồn giá trị di sản, “Hướng về xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố Di sản”.
Hai hoạt động chủ yếu của Bảo tàng ý niệm Đà Lạt, có thể coi là hai mặt: “lý thuyết” là Tọa đàm về “Đà Lạt – thành phố di sản”, “Di sản và cộng đồng”; “thực tiễn” gồm hai cuộc thi là “Thiết kế nhanh” ý tưởng trùng tu hoặc tôn tạo một công trình, địa điểm để nêu bật giá trị di sản và lan tỏa giá trị đó cho cộng đồng; và thi “vẽ ký họa” khu biệt thự cổ vừa được trùng tu - nơi tổ chức sự kiện, hoặc một cảnh quan nào đó của Đà Lạt.
Qua kết quả của hai cuộc thi, đặc biệt là những trao đổi, tranh luận trong hai cuộc tọa đàm, một lần nữa các giá trị di sản của Đà Lạt được khẳng định qua nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đó là điều kiện tự nhiên đặc biệt (vị trí, địa hình, khí hậu...) làm cơ sở để con người tạo nên một Đà Lạt với quy hoạch phủ hợp cảnh quan tự nhiên và những công trình kiến trúc kiểu Pháp, nhiều nông sản đặc trưng, một lối sống thân thiện và sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc.
Có ý kiến băn khoăn về một số sự kiện văn hóa của Đà Lạt mới hình thành sau này liệu có thể trở thành vốn văn hóa có giá trị di sản hay không... đã được giải đáp bằng một “nguyên lý”: nếu biết sử dụng và phát triển vốn văn hóa cơ bản của Đà Lạt để tạo ra những di sản mới thì đó là một quá trình bảo tồn và phát triển hợp lý, sáng tạo nhưng không làm mất đi, làm biến dạng bản sắc của đô thị. Tuy nhiên để làm được điều này cần hai yếu tố song hành là “Tâm” và “Tài” của nhà quản lý và nhà chuyên môn, đặc biệt cần sự đồng hành của nhà đầu tư trong mục tiêu hướng đến các giá trị nhân văn cho cộng đồng.
Hoạt động thực tế của Bảo tàng ý niệm Đà Lạt mang lại sự thích thú đến ngỡ ngàng cho nhiều người tham dự chính là hai cuộc thi dành cho sinh viên. Được sự hướng dẫn của các KTS, họa sĩ, giảng viên... các sinh viên đã trình bày tác phẩm ký họa hay thiết kế mang ý tưởng mới mẻ, táo bạo nhưng cũng đầy “ý niệm” về một Đà Lạt từ góc nhìn của người trẻ. Quan trọng hơn là họ đã thể hiện được mục tiêu: mang giá trị di sản đến với cộng cộng và đưa cộng đồng tham gia vào bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhiều thiết kế, bức ký họa còn thể hiện giá trị nhân văn cao khi đã chú ý đến việc vừa bảo tồn di sản vừa tôn trọng và phù hợp lối sống, văn hóa cộng đồng tại chỗ, sao cho “di sản sống cùng/sống với cộng đồng”.
Một điều thú vị là sự có mặt một số doanh nhân là nhà đầu tư địa ốc, chủ nhân biệt thự cổ, chủ Galery nghệ thuật... trong các hoạt động của Bảo tàng ý niệm Đà Lạt. Họ đến với tâm thức quý trọng những nhà bảo tồn di sản và mong muốn được góp phần, có thể là tài trợ cho hoạt động cộng đồng, cho những cuộc vẽ ký họa hay xuất bản ấn phẩm của sự kiện, hoặc triển khai bảo tồn, trùng tu thực tế các công trình của mình. Sự có mặt của “các nhà đầu tư” đã cho thấy một xu hướng mới: mối liên kết giữa bốn nhân tố quan trọng có tác động đến bảo tồn di sản và phát triển văn hóa nói chung, đó là cộng đồng, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà đầu tư.
Sự hiện diện của liên kết này hé mở “đáp án” cho câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đặt ra với nhóm SHV (Save Heritage Vietnam): Đến khi nào thì chúng ta không phải liên tục “giải cứu” di sản văn hóa như những năm gần đây? Đó là khi cả bốn nhân tố trên đều chung mục tiêu vì di sản văn hóa dân tộc, có vai trò ngang nhau trong bảo tồn di sản: đều có trách nhiệm đối với di sản văn hóa và cùng được thụ hưởng các giá trị vật thể và phi vật thể của di sản văn hóa.
Và có lẽ, đây cũng là câu hỏi và mong muốn của chúng ta.

Đà Lạt, 16.6.2020
Nguyễn Thị Hậu

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời


NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...