'Nên đặt trước công đường cái trống hơn là tượng vua Lý'

TTO - Về sự kiện Tòa án nhân dân tối cao chọn tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý của Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - tổng thư ký Hội Sử học TP.HCM - vừa có cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ Online.

* Việc chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý và sẽ dựng tượng tại công sở ngành tòa án, theo chị, chứa đựng những ý nghĩa thế nào về lịch sử, văn hóa?
- Các khái niệm như công lý, tự do, bình đẳng... hầu như được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 với nền văn hóa Pháp, đi cùng với nó là các thiết chế luật pháp như tòa án, việc xét xử các cấp...
Có thể nói đây là những khái niệm "quốc tế" nên biểu tượng của nó cũng mang tính quốc tế và phổ biến từ lâu.
Nhân vật dùng làm biểu tượng thường là "phiếm chỉ", qua hình tượng nghệ thuật (điêu khắc, hội họa) để thể hiện tư duy và hành vi vô tư, khách quan vì công lý, tự do, bình đẳng... Vị thần công lý tay cầm cân nhưng bịt mắt là một biểu tượng như vậy.
Những biểu tượng văn hóa này đều mang hai chiều kích không gian (phổ biến khắp nơi không phân biệt quốc gia, thể chế...) và thời gian (có giá trị qua nhiều thời đại, thậm chí vĩnh cửu) bởi vì sự nhân văn mang giá trị nhân loại.
Do vậy, trong giai đoạn nước ta hội nhập với thế giới, nhất là hội nhập về hệ thống luật pháp và những thiết chế của nó, việc sử dụng một nhân vật lịch sử Việt Nam như vậy thể hiện tính "đặc thù", làm hạn chế việc tiếp nhận giá trị toàn cầu của lĩnh vực quan trọng này.
Muốn "làm bạn với thế giới" thì cần bỏ bớt những đặc thù mang tính lịch sử riêng biệt, bởi chính nó hạn chế tầm nhìn và sự hòa hợp với thế giới.
* Vua là người đứng đầu nhà nước phong kiến, khái niệm công lý của nhà nước phong kiến so với cách hiểu công lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có chỗ tương đồng như thế nào để chúng ta dựng tượng vua Lý?
- Vua Lý Thái Tông là một vị vua có nhiều công đức và phẩm hạnh. Hai "thành tích" quan trọng mà sử sách ghi chép về ông là vị tướng giỏi trong các cuộc chiến tranh với láng giềng (Lào, Champa) và dẹp loạn ("tam vương") trong nước.
Như vậy, trong vai trò một vị đế vương thì củng cố hệ thống luật pháp chỉ là một trong những việc làm của vua Lý Thái Tông bên cạnh rất nhiều những hành xử khác nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia và dòng tộc.
Việc vua Lý Thái Tông ban Hình Thư là một biểu hiện cụ thể của việc "trị nước" không chỉ để hướng dẫn xét xử mà còn để giáo hóa ý thức pháp luật cho quan lại và dân chúng thời ấy.
Nếu chọn ông làm biểu tượng đại diện cho cơ quan thi hành công lý thì chưa thật phù hợp, bởi vì ông là vị vua của thế kỷ XI với nền hành pháp còn khá sơ khai, đơn giản, không phức tạp và vô cùng khó khăn như hiện nay.
Chưa kể quan niệm về vai trò của nhà vua trong xã hội phong kiến là có quyền sinh sát tuyệt đối với "dân đen", có quyền ban "thượng phương bảo kiếm" cho người thay mặt mình xử tội mà không cần xem xét... Hai ý nghĩa đó ngày nay không còn phù hợp nữa.
* Vậy trong chuyện dựng tượng vua để làm biểu tượng công lý rồi phổ biến khắp các tòa án cả nước như thế này có cần lưu ý tránh lãng phí hay không?
- Tôi cho rằng việc dựng tượng đài ở các trụ sở tòa án các cấp, các địa phương hiện nay là lãng phí như nhiều vụ việc xây dựng tượng đài khác.
Chưa kể ba hình mẫu đưa ra chưa thuyết phục về tính nghệ thuật - bởi vì từ một nhân vật lịch sử cụ thể kết hợp với ý nghĩa của một khái niệm hiện đại nên thật khó mà đạt được tính biểu tượng như mong muốn.
Nếu cần nêu cao ý nghĩa công lý của cơ quan tòa án, có lẽ nên đặt trước mỗi công đường một cái trống - biểu tượng của sự minh bạch khi người dân có thể đến "kêu oan" và được kịp thời xem xét - mà trong lịch sử nước ta đã từng có. Tiết kiệm hơn đồng thời mang tính truyền thống!
LAM ĐIỀN thực hiện, Tuổi trẻ online ngày 27/4/2020
Ba mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông Dự kiến tượng được đúc bằng đồng đỏ, kích thước chiều cao của tượng đặt tại trụ sở TAND tối cao là 5,3m. Sau khi tổ chức lấy ý kiến, một số chuyên gia pháp lý đã cho rằng việc TAND tối cao tự ý lựa chọn biểu tượng công lý là tùy tiện. Chưa kể việc đúc tượng để trưng bày trên toàn bộ hệ thống tòa án cả nước sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết… (theo báo TT)
Dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý và xét xử ...

THÀNH PHỐ NGÀY KHÔNG CÒN VẮNG


Tạp bút, Nguyễn Thị Hậu

Thế là thành phố bắt đầu trở lại nhịp sống bình thường sau ba tuần “dãn cách xã hội”. Thực tế gần một tháng qua người thành phố gần như bị cách ly khỏi sinh hoạt hàng ngày: không đến công sở, không cà phê ăn sáng tụ tập nơi quán xá, gần như không bước chân ra khỏi nhà... Đường phố còn thông thoáng hơn cả mấy ngày tết, thỉnh thoảng vài chiếc xe máy chạy vội vã, ngay cả ban đêm mặt người cũng kín mít khẩu trang.
Thế nhưng nhờ internet người ta không bị “cách ly” khỏi xã hội. Tin tức về tình hình dịch bệnh được báo chí thường xuyên cập nhật, những hoạt động thiện nguyện qua facebook nhanh chóng phổ biến và lan rộng... Người ta vẫn thường xuyên hỏi thăm nhau dù cách đến nửa vòng trái đất, vẫn trao đổi thậm chí tranh luận những chuyện ở tận bên Tây, rồi cãi nhau vì những vụn vặt đời thường... Cuộc sống “trên mạng” vẫn tiếp diễn và còn sôi động hơn trước, chắc vì người ta rảnh hơn.

Nhưng, dẫu được nghỉ ngơi, tạm xa những bận rộn thường nhật thì người ta vẫn mong cuộc sống trở lại bình thường. Sự trì trệ của xã hội vì dịch bệnh - ít hay nhiều, trước mắt hay lâu dài – đều ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Vì vậy, khi tình hình bệnh dịch lắng xuống thì thành phố được trở lại sinh hoạt bình thường, dù chưa phải tất cả. Từ sáng sớm ngoài đường đã có tiếng còi xe, công viên xuất hiện những người đi tập thể dục, các ngõ hẻm sáng ánh đèn từ những ngôi nhà, tiếng mở cửa, tiếng nói chuyện vang lên... Không gian sống động, không còn sự vắng lặng như những ngày trước.
Trên nhiều đường phố các quán ăn sáng như phở, hủ tíu, bánh cuốn... đã đông khách, vài tiệm cà phê lớn chưa mở cửa đón khách nhưng đã thấy nhân viên đến quét dọn sắp xếp bàn ghế... Nhiều quán vẫn nguyên tờ giấy dán ở cửa: quán bán hàng mang về nhà. Tiệm cắt tóc gội đầu nhộn nhịp ra vào, nhất là mấy tiệm dành cho nam giới. Nhiều công sở nhân viên bắt đầu đến làm, trên đường, trong quán mọi người vẫn mang khẩu trang. Tuy vậy ở trung tâm thành phố còn vắng vẻ. Vài ngày nữa khi tất cả các hoạt động trở lại bình thường thì nơi này sẽ như “người đẹp” được “chàng hoàng tử” đánh thức và hồi sinh, “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi” trong sự nhộn nhịp sôi động của nó.

Tuy vậy những cuộc trò chuyện khi gặp nhau hay trên mạng vẫn chưa hết lo âu khi ở nhiều nước dịch bệnh vẫn còn căng thẳng, nếu “mở cửa” sớm liệu dịch có lại bùng phát như hồi tháng ba? Trong nước người nghèo khó chưa thể gượng dậy sau những ngày không việc làm không thu nhập, sự giúp đỡ của cộng đồng cũng chỉ là tạm thời trong lúc ngặt nghèo... sắp tới sẽ ra sao? Sáng đi chợ tôi nghe mấy chị bán hàng nói chuyện với nhau: “không biết bữa nay cho bán vé số lại chưa, để tui mua giùm bà già hay đi bán gần nhà tui, tội nghiệp hổm rày hai bà cháu đi đâu không biết.”. Chị khác nói: “Ờ, xóm tui có mấy nhà từ ngoài Trung vô làm “thợ đụng”, mấy tuần nay may có cây ATM gạo gần đó nên đỡ đói, nhưng họ chỉ mong có việc đi làm, chớ sống nhờ hoài, ai muốn...”

Ngày mới có niềm vui “hết cách ly” thì lại có nỗi buồn vì vụ tham nhũng ở CDC Hà Nội trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống cúm covid-19. Tại sao họ có thể làm điều vô lương tâm ngay vào thời điểm chính phủ lo từng đồng cho chống dịch chữa bệnh, xã hội góp từng ký gạo cứu đói người nghèo... Sự việc đã được phát hiện và xử lý nhưng làm gợn lên một câu hỏi, còn có nơi nào nữa như CDC Hà Nội?
“Có một bài ca không bao giờ quên, là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên...”. Bốn mươi lăm năm trước một ngày cuối tháng Tư chiến tranh đã chấm dứt, đất nước hòa bình non sông một dải trở thành sự thật. Tháng Tư này, khi chúng ta đang phải đương đầu chống dịch bệnh thì “ông bạn” láng giếng lại tiếp tục gây hấn trên biển Đông – lãnh hải thiêng liêng từ bao đời của Tổ quốc. Bài ca không quên lại vang lên trong mỗi chúng ta.

Báo THANH NIÊN 26.4.2020
Không có mô tả ảnh.


CÁC HỘI ĐOÀN TRỞ THÀNH BỘ, NGÀNH?




Việc bà CTQH đề xuất thành lập bộ Thanh niên, bộ Phụ nữ trẻ em và gia đình (và còn thêm những bộ nào nữa?) có thể thấy ngay đây là sự chuyển đổi hình thức, tên gọi của các đoàn thể xã hội sử dụng ngân sách nhà nước đã tồn tại quá lâu dài. Có nhiều hội đoàn như vậy với bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương, đến tận các ban ngành, cơ quan, công ty...

Theo TBKTSG ngày 17.5.2016 và nhiều báo khác thì Ngân sách hội - đoàn thể là con số không nhỏ (1). Như vậy, nhà nước đã phải chi kinh phí cho các các tổ chức hội đoàn cũng như một bộ máy chính quyền. Thực trạng đã làm cho nền hành chính nhà nước ngày càng nặng nề, chồng chéo, quản lý xã hội tưởng là chặt chẽ nhưng lại lỏng lẻo, thậm chí không có hiệu quả. (2)

Một số hội đoàn có hoàn cảnh ra đời từ phong trào cách mạng, từng có vai trò trong lịch sử. Nhưng nay đất nước hòa bình đã 45 năm, vai trò chức năng của những hội đoàn này cần phải thay đổi để phù hợp với xã hội. Có thể cho rằng thời gian dài vừa qua Luật về Hội chưa ra đời được là vì còn vướng các hội đoàn này: mang tính xã hội nhưng hoạt động nhờ nhân sách nhà nước. Nếu có Luật về Hội thì tất cả hội đoàn sẽ là các tổ chức của xã hội dân sự: tự lo kinh phí hoạt động, bộ máy tổ chức đơn giản, cơ sở vật chất là vốn tự có hoặc do mạnh thường quân ủng hộ... Tóm lại là phải tự sống, mà muốn sống được phải thực sự gắn bó với hội viên, vì lợi ích thiết thực của tổ chức mình cùng với sự phát triển của xã hội dân sự
Vì vậy, việc chuyển đổi các tổ chức xã hội thành Cơ quan quản lý (bộ) là cách thức hợp pháp hóa duy trì sự tồn tại của cả một “bộ máy” từ lâu đã ăn lương nhà nước, là tiền thuế của nhân dân. Với sự thay đổi “bình mới rượu cũ” thế này thì chức năng hoạt động, phương thức hoạt động, hiệu quả công việc thế nào... có lẽ không khó đoán biết trước!  Chủ trương tinh giản biên chế và sắp xếp bộ máy nhà nước một cách khoa học, nâng cao hiệu quả quản lý sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
____

(1) Theo Dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016, tổng chi cho các cơ quan trung ương của sáu tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (92,435 tỉ đồng); Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội Cựu chiến binh Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng.
Đấy là chưa kể hiện nay có những Hội Nghề Nghiệp khác là “hội đặc thù” được cấp kinh phí, trụ sở, xe cộ và nhân sự là các quan chức của hội.
(2) Một ví dụ cụ thể: trong dịch cúm covid nhà nước chi ngân sách hỗ trợ cho người nghèo, mất thu nhập, các đối tượng khác... nhưng đến giờ nhiều địa phương chưa chi được vì... chưa có danh sách thống kê đầy đủ, chính xác. Mặc dù những người yếu thế luôn là đối tượng được chính quyền và rất nhiều hội đoàn quan tâm.

 23.4.2020

Nếu thế giới là một lớp học


Nhật ký của Giáo viên chủ nhiệm Liên Hợp Quốc nhận xét học sinh cuối năm.
-Mỹ: Là lớp trưởng ,là thằng giàu nhất lớp, có bố chuyên buôn hàng nóng, mẹ là đầu nậu dầu hỏa. Nói chung mâm nào cũng có gia đình nó và nó còn nắm trùm băng đầu gấu trong lớp. Nó chính là đứa quyền lực và đặt ra luật chơi cho cả lớp.
-Trung Quốc: lớp phó tự phong, cũng là một thằng nhà giàu nhưng hầu hết cả lớp ghét nó, ước mơ của nó là làm lớp trưởng thay thằng Mỹ. Thằng này có tài copy y chang bài của đứa khác nhanh như chớp.
-Israel: Thông minh và học giỏi Toán nhất lớp nên giữ chức lớp phó học tập, nhưng hơi có tính keo.
-Pháp: là bạn chí cốt của Mỹ, là dân chơi , rất đỏm dáng ,mỗi lần đi học là xịt nước hoa nồng nặc.
-Anh: Thằng này học dẫn đầu lớp môn English, nhưng hay hờn dỗi, suốt ngày đòi nghỉ chơi với mấy đứa bạn thân lâu năm.
-Iran: đam mê môn Lý. Trong lớp chỉ lo lúi húi nghịch làm giàu Uranium bất chấp trên bảng giáo viên đang dạy cái gì.
-Nga: Thằng này lạnh lùng và ngầu nhất lớp ,đếch ai dám đập nó kể cả lớp trưởng. Có tật xấu hay say sưa, hở ra là chuốc rượu vodka bạn bè
-Thái Lan: Thằng này đi lại ưỡn ẹo như con gái, bị bạn bè gọi là bóng.
-Triều Tiên: Thằng này bị chứng hoang tưởng nặng, suốt ngày mang hàng nóng rởm ra dọa thằng lớp trưởng để tống tiền.
-Đức: Trước thế chiến nó là học sinh cá biệt , hung hãn nhất lớp, giờ thì nghe lời thằng lớp trưởng rồi.
- Venezuela: Con bé này rất khoái thi sắc đẹp , hiện là Hoa khôi của lớp.
- Ả Rập: Có thể là một con bé xinh đẹp , tuy nhiên chưa ai nhìn thấy mặt nó.
- Nam Phi: thằng này rất khoái đánh răng , răng trắng nhất lớp, lúc nào cũng có tuýp kem đánh răng Hynos trong cặp.
-Singapore: Lớp phó lao động- Vệ sinh - Thằng này giữ vệ sinh rất kĩ, tính khó chịu . Đừng bao giờ nhai singum với hút thuốc trước mặt nó hay vẽ bậy lên tường, coi chừng ăn roi của nó vào đít.
-Thụy Sĩ: Thằng này tính cẩn thận, nghiêm túc, được giao làm thủ quỹ của lớp.
- Ý: Thằng này đẹp trai, tính tình phóng khoáng , nhà lại có shop hàng hiệu nên hay được mấy đứa con gái trong lớp bu xung quanh.
-Bhutan: học sinh trung bình, nhà đủ ăn , ít nói nhưng được cái lúc nào cũng cười.
- Úc: Cả trường có mình nó cưỡi Kangoro đi học, có sở thích quái đản là phóng hỏa đốt rừng chơi.
-Mông Cổ: thằng này thì cưỡi ngựa đi học nhưng bị cấm vì nó có sở thích vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung loạn xạ , gây nguy hiểm cho cộng đồng.
- Brazil: Thằng này giỏi đá bóng với nhảy nhót nên được bầu làm lớp phó phụ trách văn thể.
- Columbia & Mexico: 2 thằng này lười học , lớp học chỉ là nơi để tụi nó bán đồ lạc xon.
- Cuba: Nhà nghèo nhưng được cái liên hoan lớp không bao giờ quên đem mía và xì gà nhà trồng được chiêu đãi các bạn.
- Ấn Độ: Thằng này siêu tin học, chuyên nhắc bài cho các bạn khi kiểm tra môn này.
- Hàn Quốc: Nhóm trưởng nhóm nhảy hiện đại của lớp, nhóm của nó mặt giống nhau y chang.
- Ai Cập: Giỏi môn lịch sử và xếp gạch nhất còn mấy môn khác thì mù tịt.
-Nhật: Thằng này cũng con nhà giàu , lái Lexus đi học, nhưng được cái lễ phép , chào bạn mà cũng cúi gập đầu.
- Đứa cuối cùng: trước đây từng là học sinh cá biệt, nhỏ con nhưng rất hung, đánh nhau như cơm bữa với lớp phó, đã từng bem sấp mặt thằng xịt nước hoa và thằng lớp trưởng, rồi còn phi xe vào thẳng nhà của thằng bóng. Hiện nay thì nó hòa đồng rồi, gặp ai cũng kiếm kèo chơi nên được bầu làm bí thư chi đoàn. Giờ ra chơi là nó với thằng lớp phó lại đem tàu ra hồ cá cạnh lớp mà nghịch, rồi húc nhau, tạt nước các kiểu.
(Copy trên mạng)

Không có mô tả ảnh.

Người Mỹ dạy bài học cô bé Lọ Lem như thế đấy!

Học sinh (HS): Em thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa nhưng không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm.

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy.

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì... vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt.
Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng. Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ.

Lọ Lem được cô tiên giúp để trở nên xinh đẹp hơn

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không?

HS: Không ạ.

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?

HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Để gặp mặt Hoàng tử, Lọ Lem được rất nhiều bạn bè giúp đỡ

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ.

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

Phải tự biết yêu thương bản thân mình

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp CharlesPerrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo.


Nguồn: https://www.facebook.com/banchuabiet
Đánh giá phim] Lọ Lem: Khi Lọ Lem không còn lem nhem | HỌC VIỆN ...

NHỮNG QUÁN CƠM TỪ THIỆN TRONG NHỮNG NGÀY CÁCH LY MÙA DỊCH

TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN
Rất mong ACE hỗ trợ gửi thông tin hoặc chia sẻ thêm các địa chỉ đến cho bà con nghèo tại Sài gòn trong thời gian cách ly xã hội ạ
QUẬN 1
 Quán Coffee A - 132 Nguyễn Văn Cừ, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1
Cung cấp mì và trứng
 Nụ Cười 1: số 6 Cống Quỳnh - Q1
- Phục vụ : từ 10h30 sáng các ngày từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần
- Giá bán : 1000đ
 Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa (220 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP HCM))
- Phục vụ : cả tuần
- Giá bán : 2,000đ
 Quán Cơm Chay Xã Hội Cường Béo 154/4 Tôn Thất Đạm, Phường Bến Nghé , Quận 1, HCM
- Phục vụ : cả tuần
- Giá 5000đ
 Nhà hàng Tano central (Ngã tư Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng) Q1, TpHCM
- Phục vụ : 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần
- Giá bán : 2,000đ
QUẬN 2
 Quán cơm 2000đ (Số 88/13 Bđnh Trưng, P. Bình Trưng Đông (Q2, TP.HCM).
- Phục vụ: Cả tuần
- Giá : 300 suất miễn Phí, 100 suất 2,000đ.
QUẬN 4
 Nụ Cười 4: 132 Bến Vân Đồn, Q4
- Phục vụ :từ 10h30 sáng các ngày thứ 3,5,7) - Ngày Lẻ.
- Giá bán : 1000đ
QUẬN 5
 155 Hùng Vương, P. 9, Q. 5 (Góc bún đậu mắm tôm Tiến Hải)
Cung cấp phần quà gồm gạo, mì gói, cháo, khẩu trang)
 Chùa Vạn Thiện (Hẻm 360 đường Trần Phú, Phường 4, Quận 5 - TPHCM). Nằm gần ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 2
- Phục vụ : Ngày 30, 1, 14, 15 (âm lịch) hàng tháng
- Giá bán : MIỄN PHÍ
QUẬN 7
 Nụ Cười 3: 1276 Huỳnh Tấn Phát , P. Phú Mỹ , Q7
- Phục vụ : từ 10h30 sáng các ngày thứ 2,4,6) - Ngày chẵn.
- Giá bán : 1000đ
QUẬN 10
 Bà con vé số được ăn cơm miễn phí
Bà con cô bác, anh, chị em nào bán vé số ghé quán chay Bình An sẽ được phục vụ suất ăn miễn phí ( mang về không ăn tại quán). Nhằm hỗ trợ phần nào khó khăn của bà con mình trong thời gian tạm nghỉ này.
49 Ngô Quyền phường 6 quận 10 tphcm
 Quán Ăn Chay Từ Tâm (33 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, TP HCM) - Đối diện cổng sau cao đẳng kinh tế thành phố
- Phục vụ : T2, T4, T6
- Giá bán : 5,000đ
QUẬN 11
 Giáo xứ Phú Trung - 1434 Lạc Long Quân, P.11, Q.Tân Bình. Tp HCM
Nhà thờ cung cấp bữa ăn miễn phí
 Quán Cơm Nhà Thờ Hầm (Đường số 3, cư xá Lữ Gia, Quận 11). Quán nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ
- Phục vụ : T2, T4, T6
- Giá bán : 2,000đ
QUẬN TÂN BÌNH
 Quán cơm từ thiện quận Tân Bình (2/5 Chấn Hưng, Phường 6, Quận Tân Bình, TP HCM)
- Phục vụ : T3, T5
- Giá bán : 5,000đ
QUẬN TÂN PHÚ
 18 Chế Lan Viên, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú Tp.HCM (quán Nướng Yaki)
 Nụ Cười 2: 371 Tân Sơn Nhì , P.Tân Thành, Q.Tân Phú
- Phục vụ : từ 10h30 sáng các ngày từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần
- Giá bán : 1000đ
 Quán cơm chay từ thiện tương trợ Nụ Cười 2 (Số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM)
- Phục vụ : T2, T4, T6
- Giá bán : 2,000đ
QUẬN BÌNH THẠNH
 6. Điểm phát cơm CLB Từ Thiện Hỷ Lạc
66 Vạn Kiếp, Phường 3 , quận Bình Thạnh
- Phục vụ: chủ nhật tuần 2 và chủ nhật tuần 4 trong tháng( 1 tháng phục vụ 2 lần)
- Giá : MIỄN PHÍ ( Ngoài cơm còn có sữa và chuối)
 Quán Cơm Thiện Tâm (174/30A đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh)
- Phục vụ : Từ 10h30 - Tất cả các ngày
- Giá bán : 2,000đ
 Cơm Chay Xã Hội (Số 53 Vũ Tùng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP HCM)
- Phục vụ : Tất cả các ngày. (Ngày 2 bữa)
- Giá bán : 2,000đ
QUẬN THỦ ĐỨC
 Quán cơm chay 5k (Đường Chương Dương gần Chợ Thủ Đức, từ ngã 4 Thủ Đức quẹo xuống hướng chợ Thủ Đức khoảng 1,5Km, quẹo phải khoảng 400m, bên tay phải)
- Phục vụ : Tất cả các ngày. (Ngày 2 bữa)
- Giá bán : 2,000đ
 Cơm chay Vợ Thằng Đậu (Số 40, Đặng Văn Bi , Quận Thủ Đức, Tp. HCM)
- Phục vụ : Hàng ngày: 10 giờ 30 - 11 giờ 30 trưa
- Giá bán : MIỄN PHÍ
@ Bổ sung
 QUẬN 3: 503 hoàng sa f8 q3: Mỗi suất gồm 1 bánh mỳ, 1 mỳ, 1 chai Lavie . Phát từ 10h sáng everyday.
 QUẬN THỦ ĐỨC: Ngày 13 và 27 Al hằng tháng . lúc 10g30 . 26/3 Đường Số 8 P Trường thọ, Q. Thủ đức
Rất mong nhận được sự chia sẻ thông tin đến tay bà con tại Sài Gòn


Trong hình ảnh có thể có: món ăn


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, món ăn và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...