CẢNH QUAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN – ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG

Nguyễn Thị Hậu

Cảnh quan đô thị là một khái niệm rộng bao gồm các yếu tố cảnh quan tự nhiên (sông nước, địa hình, thảm thực vật tự nhiên…) và cảnh quan nhân văn (gồm quy hoạch, kiến trúc…), cùng với đó là các hoạt động xã hội có tác động và ảnh hưởng đến cảnh quan như thương mại, dịch vụ… Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm luôn được coi là tiêu biểu, điển hình, đặc trưng cho lịch sử phát triển đô thị, đồng thời phản ánh thái độ của cộng đồng và chính quyền đô thị đối với lịch sử và văn hóa của đô thị đó.
Đặc điểm cảnh quan đô thị Sài Gòn, theo ý nghĩa trên, gồm 3 yếu tố là: 1/ đô thị sông nước (kinh tàu Hũ, Kinh Đôi, Kinh Tẻ, sông Bến Nghé, Rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè…); 2/đô thị kiểu phương tây (Các tuyến đường chính vuông góc hoặc song song với các con kinh rạch quan trọng tạo thành ô bàn cờ, khu vực trung tâm từng ô phố có chức năng chủ yếu như hành chính, thương mại dịch vụ, cư trú… đi cùng với đó là các kiểu kiến trúc phù hợp); và 3/ đô thị đa dạng văn hóa (có thể nhận biết các yếu tố văn hóa Việt – Hoa – Khmer, Pháp… trong di sản văn hóa vật thể và phi vật thể).
Cảnh quan kiến trúc khu vực Đồng Khởi – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Lê Thánh Tôn hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố trên: sông nước, cây xanh, đường lớn, nhà đẹp, và là khu vực lâu đời nhất của đô thị Sài Gòn thời Nguyễn (Thành Gia định 1790) và thời Pháp (từ giữa thế kỷ XIX). Đây là “tâm” của khu vực trung tâm thành phố (quận 1 và một phần quận 3).
Đường Tôn Đức Thắng là một trong những tuyến cảnh quan điển hình này. Đây là con đường với cảnh quan bờ sông “trên bến dưới thuyền” dọc bến Bạch Đằng, điểm bắt đầu của các con đường lớn từ bờ sông đến khu trung tâm (Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi). Trên con đường này có di tích Cột cờ Thủ Ngữ, có bến đò Thủ Thiêm nổi tiếng một thời, có tòa nhà trụ sở Hải Quan, khách sạn Majestic, khách sạn Riverside, công trường Mê Linh và tượng danh tướng Trần Hưng Đạo, Doanh trại Hải quân, công xưởng Ba Son, Các công trình tôn giáo như Đại chủng viện Thánh Jyse, Dòng kín Cát Minh, Tu viện Thánh Phaolo… Đặc biệt những hàng cây xanh hơn trăm năm trên đoạn đường này cũng như ở các con đường nhỏ gần đấy như Nguyễn Du, Nguyễn Trung Ngạn, Đồn Đất… làm nên một khoảng xanh rất đặc trưng “Sài Gòn”. Nó hòa hợp tuyệt vời với những công trình tôn giáo còn khá nguyên vẹn ở đây, tạo nên không khí trầm mặc, bình yên, cổ kính giữa một đô thị sôi động đêm ngày.
Dưới lòng đất đường Tôn Đức Thắng còn ẩn chứa nhiều di tích khảo cổ học của cảng thị Bến Nghé. Những năm 1990 - 2000 khi một số công trình bắt đầu xây dựng trên đoạn đường này, Bảo tàng lịch sử TPHCM đã khảo sát tại đây và thu tập được những sưu tập gốm sứ độc đáo, có nguồn gốc từ nhiều nơi, nhiều loại hình kiểu dáng, từ lò quan đến lò bình dân…
Với lịch sử hình thành lâu đời và những di sản văn hóa trên mặt đất, dưới lòng đất như vậy, đường Tôn Đức Thắng mang đặc thù của cảnh quan trung tâm đô thị Sài Gòn, cần thiết phải được bảo tồn và hết sức cân nhắc khi “can thiệp” vào khu vực này. Việc xây cầu Thủ Thiêm từ con đường này chắc chắn sẽ phá hủy cảnh quan và ảnh hưởng lớn đến những công trình kiến trúc ở đây, cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ một phần lịch sử đô thị Sài Gòn!
Nói đến cảnh quan đô thị là nói đến văn hóa đô thị, không chỉ là những thiết chế văn hóa mà còn là lối sống thị dân, với nghĩa vật chất và ý nghĩa tinh thần của khái niệm “sống”. Chính vì vậy trong những tiêu chí đánh giá “đô thị đáng sống” thì cảnh quan đô thị luôn là một tiêu chí quan trọng. Các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều coi việc bảo vệ, bảo tồn cảnh quan đô thị như là một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền đô thị.
Trình độ dân trí và “quan trí” ở một đô thị, có thể nhận biết một cách khá chính xác, bằng thái độ ứng xử và việc bảo tồn di sản văn hóa đô thị. Bởi vì một đô thị văn minh không chỉ có phương tiện giao thông, công trình hiện đại mà còn có và cần phải có cả chiều sâu lịch sử văn hóa.
(Người Đô Thị tháng 9/2014)

Vụn vặt đời thường (53)

CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐIỆU TỰ HÀO
"20h05 ngày 26/9 (thứ 6 tuần này) chương trình sẽ lên sóng VTV1. Xin được gửi Cô những hình ảnh trên sân khấu. Rất mong Cô chia sẻ cho bạn bè thông tin để mọi người dành thời gian theo dõi.
Phát chính: 20h05 ngày 26/9 (HÔM NAY) trên kênh VTV1
 Phát lại lần 1: 14h05 Thứ 5 tuần tiếp theo ngày 2/10 trên kênh VTV1.
Phát sóng lại lần 2: 14h05 chủ nhật tuần tiếp theo ngày 5/10 trên kênh VTV1" .
Trailer chính thức của chương trình:
http://www.youtube.com/watch?v=c6JabF718r0



HỘI NGHỊ KHẢO CỔ HỌC , HN 25/9/2014, với các đồng nghiệp :)


Thành cổ HN 24/9/2014


Phú Mỹ Hưng, q7 TPHCM 23/9/2014



Cuốn sách sắp phát hành, cuộc chơi của những người ĐÀN BÀ LIÊU XIÊU LẠI TIẾP TỤC. CÁC BẠN ỦNG HỘ NHÉ :)

Vụn vặt đời thường (52)

Hy vọng những công trình này tương lai sẽ không trở thành mô hình trong bảo tàng, như tòa nhà Hội trường Ba Đình chỉ còn là mô hình trong bảo tàng Quốc hội ở HN








Con chuồn chuồn không buồn

.
Tạp bút – Nguyễn thị Hậu

Chiều đi làm về, trời chuyển mưa ầm ì. Bỗng đâu một đám chuồn chuồn sà xuống giữa dòng xe cộ đang bị kẹt trên đường như dòng nước đen tù hãm. Lâu lắm mới nhìn thấy “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” như thế này.

Hồi còn nhỏ ở nông thôn rất thích dang nắng đi bắt chuồn chuồn. Những con chuồn chuồn lượn lờ ở vệ cỏ đường đi, ven bờ ao, nào chuồn chuồn ngô to đùng, chuồn chuồn ớt đỏ rực, chuồn chuồn kim bé xíu, chuồn chuồn bướm sặc sỡ… những đôi cánh mỏng nhẹ cứ thấp thóang trong dàn mướp, trong đám cỏ, trên mặt ao lặng thinh thỏang tiếng cá đớp mồi… Rón rén, con bé 6 tuổi từ Hà Nội sơ tán về nhón chân đến gần con chuồn chuồn… đôi khi nó như nhìn thấy chính nó trong cặp mắt lộ to của chuồn chuồn. Nhưng nó không biết nó hiện ra ngơ ngác trong cặp mắt chuồn chuồn tinh khôn. Nó không biết chuồn chuồn nhìn thấy nó đến gần, làm ra vẻ vô tư lự đứng im, để rồi khi nó nhón tay tưởng như đã chạm vào đôi cánh mỏng thì… chuồn chuồn nhẹ nhàng bay lên vượt ngòai tầm với…cô bé ngẩn ngơ…

Cũng có khi đang bậm môi rón rén thì bỗng từ đâu, một chiếc cần câu nhỏ xíu bằng cành tre từ từ hạ xuống, đầu có nhựa dính vào cánh chuồn, và tiếng cười đắc thắng của cậu bé đầu tóc cháy nắng hoe vàng làm cô bé chực trào nước mắt… Chuồn chuồn ơi, nhón tay bắt được chuồn chuồn cánh mỏng, cô bé nâng niu, nhưng mà bị cần câu dính nhựa từ xa thì thôi rồi, chuồn chuồn chỉ còn là mồi cho cá…
Nhưng mà chuồn chuồn lại không biết như thế… Vẫn lượn lờ lúc đậu lúc bay, vô tư, và vô tâm… Đấy là hồi bé, nghĩ thế…

2. Nhân chuyện từ ngữ bây giờ hay nói kiểu: “buồn như con chuồn chuồn”, hay “chán như con dán”… mới nhớ ra rằng, trong tâm thức người Việt hình ảnh con chuồn chuồn rất hay được nhắc đến. Ngoài câu tục ngữ trên còn một số câu nữa cũng khá quen thuộc: Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão/ Chuồn chuồn có cánh thì bay/ kẻo anh cu tí bắt mày đi tu . Rồi: chuồn chuồn đạp nước (hời hợt, qua loa), hay: tay bắt chuồn chuồn (sắp chết), rồi: ai biết đâu cái tổ con chuồn chuồn? và ngược lại là: biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi nhé!

Thử tìm hiểu thì biết rằng: Chuồn chuồn là loài sâu bọ cánh mỏng, có gân. Vòng đời của chuồn chuồn không dài chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhộng, ba năm ở dưới nước, giai đoạn trưởng thành hai tháng kiếm ăn trên cạn. Cuộc sống ở trên cạn, chuồn chuồn cũng có những cá tính khác thường: không ở đâu lâu một chỗ, mà cứ nay đây, mai đó, ngày bay, đêm nghỉ. Lại có những ngày chuồn chuồn rủ nhau tụ họp, bay dăng đầy sân, đầy bãi gây một ấn tượng rộn rã, bỗng chốc lại tan đàn, bay đi mất hút cả một mùa. Tất cả những lối sinh hoạt “thoắt đến thoắt đi” vừa nhìn thấy đã biến mất, vừa đến đã đi, sáng bay ra, tối đi hết, gây ra cảm nghĩ “không biết đâu mà lường”, “khó mà tìm cho được”.

Trong cách nghĩ dân gian, các loài có cánh đều làm tổ, đẻ trứng và nuôi con ở tổ, thế thì chuồn chuồn cũng phải có tổ để trú ngụ, đẻ trứng, nuôi con chứ! Chỉ có điều là, tổ chim nhìn thấy được mà tổ chuồn chuồn thì ở đâu, mà chẳng bao giờ nhìn thấy cả, cùng với lối sinh hoạt “nay đây mai đó”, “thoắt đến thoắt đi” của chuồn chuồn đã đưa liên tưởng con người đến với ý nghĩ về sự “bí ẩn”, “chẳng thể nào biết được”, từ đó mà có câu thành ngữ “cái tổ con chuồn chuồn” nói về cái ý đó, giống như cách nói “ai biết ma ăn cỗ” hay “ai biết ma ăn cỗ ở đâu”. Cái tổ con chuồn chuồn biểu trưng cho sự “bí ẩn”, “không thể biết”. Để diễn đạt ý về sự đã biết rõ, biết tường tận điều bí ẩn nào đó, người ta lại nói “biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi.”

Trong cuộc sống gia đình người vợ nào mà chẳng có lần nói với chồng “ai biết đâu cái tổ con chuồn chuồn”, có khi là đùa trêu, có khi là cảnh báo, cũng có khi là bóng gió “tôi biết rồi đấy!”. Ông chồng mà có “tật” chắc sẽ “giật mình”. Gia đình thì không phải là ao hồ để chuồn chuồn vui đến buồn đi, thích thì đẻ trứng xong rồi chả quan tâm đến nữa. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà gia đình được gọi là “tổ ấm”, nếu khi độc thân có thể “lang bang đây đó” thì khi có gia đình “tổ ấm” luôn là nơi mỗi người muốn quay về, kể cả khi có phạm lỗi lầm. Nhưng để có tổ ấm thì cả hai phải cùng chung tay gìn giữ, cùng tạo ra “cái tổ chuồn chuồn” thật sự để “chuồn chuồn có cánh” nhưng chẳng thể rày đây mai đó...

GĐ & PL 9/2014
Hình ảnh: Con chuồn chuồn không buồn.
Tạp bút – Nguyễn thị Hậu

Chiều đi làm về, trời chuyển mưa ầm ì. Bỗng đâu một đám chuồn chuồn sà xuống giữa dòng xe cộ đang bị kẹt trên đường như dòng nước đen tù hãm. Lâu lắm mới nhìn thấy “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” như thế này.

Hồi còn nhỏ ở nông thôn rất thích dang nắng đi bắt chuồn chuồn. Những con chuồn chuồn lượn lờ ở vệ cỏ đường đi, ven bờ ao, nào chuồn chuồn ngô to đùng, chuồn chuồn ớt đỏ rực, chuồn chuồn kim bé xíu, chuồn chuồn bướm sặc sỡ… những đôi cánh mỏng nhẹ cứ thấp thóang trong dàn mướp, trong đám cỏ, trên mặt ao lặng thinh thỏang tiếng cá đớp mồi… Rón rén, con bé 6 tuổi từ Hà Nội sơ tán về nhón chân đến gần con chuồn chuồn… đôi khi nó như nhìn thấy chính nó trong cặp mắt lộ to của chuồn chuồn. Nhưng nó không biết nó hiện ra ngơ ngác trong cặp mắt chuồn chuồn tinh khôn. Nó không biết chuồn chuồn nhìn thấy nó đến gần, làm ra vẻ vô tư lự đứng im, để rồi khi nó nhón tay tưởng như đã chạm vào đôi cánh mỏng thì… chuồn chuồn nhẹ nhàng bay lên vượt ngòai tầm với…cô bé ngẩn ngơ…

Cũng có khi đang bậm môi rón rén thì bỗng từ đâu, một chiếc cần câu nhỏ xíu bằng cành tre từ từ hạ xuống, đầu có nhựa dính vào cánh chuồn, và tiếng cười đắc thắng của cậu bé đầu tóc cháy nắng hoe vàng làm cô bé chực trào nước mắt… Chuồn chuồn ơi, nhón tay bắt được chuồn chuồn cánh mỏng, cô bé nâng niu, nhưng mà bị cần câu dính nhựa từ xa thì thôi rồi, chuồn chuồn chỉ còn là mồi cho cá…
Nhưng mà chuồn chuồn lại không biết như thế… Vẫn lượn lờ lúc đậu lúc bay, vô tư, và vô tâm… Đấy là hồi bé, nghĩ thế…

 2. Nhân chuyện từ ngữ bây giờ hay nói kiểu: “buồn như con chuồn chuồn”, hay “chán như con dán”… mới nhớ ra rằng, trong tâm thức người Việt hình ảnh con chuồn chuồn rất hay được nhắc đến. Ngoài câu tục ngữ trên còn một số câu nữa cũng khá quen thuộc: Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão/ Chuồn chuồn có cánh thì bay/ kẻo anh cu tí bắt mày đi tu . Rồi: chuồn chuồn đạp nước (hời hợt, qua loa), hay: tay bắt chuồn chuồn (sắp chết), rồi: ai biết đâu cái tổ con chuồn chuồn? và ngược lại là: biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi nhé!

Thử tìm hiểu thì biết rằng: Chuồn chuồn là loài sâu bọ cánh mỏng, có gân. Vòng đời của chuồn chuồn không dài chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhộng, ba năm ở dưới nước, giai đoạn trưởng thành hai tháng kiếm ăn trên cạn. Cuộc sống ở trên cạn, chuồn chuồn cũng có những cá tính khác thường: không ở đâu lâu một chỗ, mà cứ nay đây, mai đó, ngày bay, đêm nghỉ. Lại có những ngày chuồn chuồn rủ nhau tụ họp, bay dăng đầy sân, đầy bãi gây một ấn tượng rộn rã, bỗng chốc lại tan đàn, bay đi mất hút cả một mùa. Tất cả những lối sinh hoạt “thoắt đến thoắt đi” vừa nhìn thấy đã biến mất, vừa đến đã đi, sáng bay ra, tối đi hết, gây ra cảm nghĩ “không biết đâu mà lường”, “khó mà tìm cho được”. 

Trong cách nghĩ dân gian, các loài có cánh đều làm tổ, đẻ trứng và nuôi con ở tổ, thế thì chuồn chuồn cũng phải có tổ để trú ngụ, đẻ trứng, nuôi con chứ! Chỉ có điều là, tổ chim nhìn thấy được mà tổ chuồn chuồn thì ở đâu, mà chẳng bao giờ nhìn thấy cả, cùng với lối sinh hoạt “nay đây mai đó”, “thoắt đến thoắt đi” của chuồn chuồn đã đưa liên tưởng con người đến với ý nghĩ về sự “bí ẩn”, “chẳng thể nào biết được”, từ đó mà có câu thành ngữ “cái tổ con chuồn chuồn” nói về cái ý đó, giống như cách nói “ai biết ma ăn cỗ” hay “ai biết ma ăn cỗ ở đâu”. Cái tổ con chuồn chuồn biểu trưng cho sự “bí ẩn”, “không thể biết”. Để diễn đạt ý về sự đã biết rõ, biết tường tận điều bí ẩn nào đó, người ta lại nói “biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi.”

Trong cuộc sống gia đình người vợ nào mà chẳng có lần nói với chồng “ai biết đâu cái tổ con chuồn chuồn”, có khi là đùa trêu, có khi là cảnh báo, cũng có khi là bóng gió “tôi biết rồi đấy!”. Ông chồng mà có “tật” chắc sẽ “giật mình”. Gia đình thì không phải là ao hồ để chuồn chuồn vui đến buồn đi, thích thì đẻ trứng xong rồi chả quan tâm đến nữa. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà gia đình được gọi là “tổ ấm”, nếu khi độc thân có thể “lang bang đây đó” thì khi có gia đình “tổ ấm” luôn là nơi mỗi người muốn quay về, kể cả khi có phạm lỗi lầm. Nhưng để có tổ ấm thì cả hai phải cùng chung tay gìn giữ, cùng tạo ra “cái tổ chuồn chuồn” thật sự để “chuồn chuồn có cánh” nhưng chẳng thể rày đây mai đó... 
 
GĐ & PL 9/2014

Những cánh đồng vắng bóng nông dân


Tạp bút, Nguyễn Thị Hậu

Cuối tháng Bảy. Trải dài những con đường tôi đi qua nước Pháp là cánh đồng mênh mông lúa mì đang vào mùa thu hoạch. Một màu vàng nâu ấm áp của ruộng lúa chín, của rơm được bó ép thành những cuộn tròn khối vuông rải rác trên đồng vắng lặng. Thi thoảng nhìn thấy một hai chiếc máy gặt liên hợp thong thả làm việc, vậy thôi, không thấy bóng dáng người nông dân nào dù những ngôi làng nhỏ liền kề cánh đồng vẫn đông người qua lại…

Mùa này cũng là mùa hướng dương nở rộ. Vẫn những cánh đồng vàng rực rỡ sáng chiều ngả theo ánh mặt trời. Vẫn thi thoảng có vài chiếc máy chạy giữa cánh đồng hoa bạt ngàn, và không thấy ai ngoại trừ người lái máy.
Cánh đồng khô ráo với những sắc vàng in trên nền trời xanh đắm đuối của mùa hè nước Pháp, khắp nơi là màu xanh của lá và sắc màu rực rỡ của hoa, từ thành phố đến nông thôn, từ dọc đường quốc lộ đến đường làng, từ ban công vỉa hè phố cổ đến khung cửa sổ ngôi nhà làng quê bình yên. Thiên nhiên khắp nơi, con người như lọt thỏm vào màu sắc và không khí trong lành tự nhiên, mặc dù đây đó vẫn những khối bê tông kính ốp cao lớn đồ sộ.

Có thể dễ dàng nhận ra một làng quê nước Pháp như ốc đảo xanh giữa cánh đồng vàng. Ở đó từ xa đã thấy nhô lên cao vút tháp chuông nhà thờ cổ, xây bằng đá xám xù xì hay bằng loại gạch đỏ son đều nhuộm màu thời gian trầm lắng, ở đó có tháp nước cao vượt trên những nóc nhà. Bây giờ nhiều nơi còn có vài chiếc quạt điện gió cao ngất ngưởng thong thả quay từng vòng… Nông thôn có lẽ chỉ khác thành phố là nhà trải dọc đường làng như xương cá, những ngôi nhà gạch nhà gỗ, rèm trắng nhẹ nhàng lay trên khóm hoa nhiều màu sắc. Tầng áp mái như những con mắt dõi theo khách qua đường. Đi qua những làng quê như vậy tôi nghĩ, chẳng cần gì hơn, kể cả internet, để có được một khoảng không gian yên ả tránh xa những bề bộn nơi thị thành.

Mùa hè, khách du lịch đông như kiến, ở Paris, ở Toulouse, ở bất cứ làng cổ hay lâu đài nào tôi đến. Không chỉ là khách du lịch nước ngoài, người Pháp cũng đi thăm quan chính nước mình, và cả nông dân cũng nghỉ hè đúng vào mùa thu hoạch lúa. Tại sao không, khi mà chỉ cần một chiếc máy đã thay thế cho hàng chục hàng trăm người nông dân?

Không chỉ nước Pháp, nhiều quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp từ lâu rồi, máy móc thay thế sức lao động của người, của trâu ngựa từ hàng chục năm nay. Nông dân, kể cả trồng lúa, trồng cây công nghiệp hay chăn nuôi, cũng từ lâu rồi làm việc như những người công nhân điều khiển máy móc chứ không còn phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Con đường hiện đại hóa ở nhiều nước có thể khác nhau ở ngành mũi nhọn, nhưng không nước nào không công nghiệp hóa từ nông nghiệp, bởi vì, có khi nào có nơi nào trên thế giới này loài người không cần lương thực và những nông sản khác?

Xe cứ chạy vút qua những cánh đồng nước Pháp vắng bóng nông dân. Nhớ thương quá chừng những cánh đồng mênh mông miền Tây Nam bộ cũng thưa thớt bóng nông dân… Thanh niên đổ lên thành phố và các khu công nghiệp-khu chế xuất hay đi làm thuê ở nước ngoài. Lúa cứ chín rục nhưng còn ai về gặt? Hạt lúa nuôi dân ta hơn bốn ngàn năm vẫn oằn lưng gánh bao trách nhiệm: xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo, dự trữ lương thực… nhưng được trồng trên nhiều cánh đồng vẫn “con trâu đi trước cái cày đi sau”… Khu công nghiệp càng nhiều thì càng vắng bóng nông dân nhưng người đổ đến làm ở đó thì chưa hẳn là công nhân bởi rời đất ra họ đã có nghề nghiệp gì đâu.

Tỉnh nào cũng hiện đại hóa bằng khu công nghiệp nhiều ngành nghề dịch vụ nhưng hầu như bỏ ngỏ lĩnh vực chế tạo sản xuất máy móc nông nghiệp. Chế tạo ra máy này máy kia là do những người nông dân ít học tự mày mò vì công việc làm ăn của chính họ thôi thúc, sản xuất thành công rồi đăng ký bản quyền sáng chế cũng còn lắm thủ tục nhiêu khê…

Thời kỳ văn minh Đông Sơn ở đồng bằng sông Hồng, nông nghiệp trồng lúa nước với kỹ thuật dùng cày và sức kéo của trâu, bò là kỹ thuật tiên tiến. Hơn bốn ngàn năm đã qua, hiện nay và nhiều thế kỷ nữa nước ta vẫn là một quốc gia Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn, đó là một “hằng số” kinh tế và văn hóa. Nếu không lấy NÔNG làm đầu và làm trọng tâm thì nền nông nghiệp lạc hậu sẽ không bao giờ đủ sức làm “đòn bẩy” cho sự phát triển của đất nước.

Mỗi chúng ta ai không có một nhà quê, ai không có gốc gác nông dân, ai không ước mơ một ngày nào đó trên những cánh đồng lưu vực sông Cửu Long, sông Hồng cũng sẽ vắng bóng nông dân, nhưng làng quê lúc đó sẽ trù phú khang trang hơn gấp nhiều lần, thế hệ nông dân mới sẽ có học thức không thua kém ai, và có thể họ cũng sẽ “rời xa mảnh đất của mình” nhưng không phải vì không còn đất mà vì họ đã có nghề nghiệp đủ sống đàng hoàng, nếu ở lại quê hương chí ít cũng trở thành công nhân nông nghiệp làm việc trên những chiếc máy cày máy cấy máy gặt liên hợp.
Hơn ai hết, người nông dân Việt Nam xứng đáng và cần phải được như thế!

TBKTSG hôm nay 18/9/2014. Photo Hue Duong 

Hình ảnh: Những cánh đồng vắng bóng nông dân
Tạp bút, Nguyễn Thị Hậu

Cuối tháng Bảy. Trải dài những con đường tôi đi qua nước Pháp là cánh đồng mênh mông lúa mì đang vào mùa thu hoạch. Một màu vàng nâu ấm áp của ruộng lúa chín, của rơm được bó ép thành những cuộn tròn khối vuông rải rác trên đồng vắng lặng. Thi thoảng nhìn thấy một hai chiếc máy gặt liên hợp thong thả làm việc, vậy thôi, không thấy bóng dáng người nông dân nào dù những ngôi làng nhỏ liền kề cánh đồng vẫn đông người qua lại…
 
Mùa này cũng là mùa hướng dương nở rộ. Vẫn những cánh đồng vàng rực rỡ sáng chiều ngả theo ánh mặt trời. Vẫn thi thoảng có vài chiếc máy chạy giữa cánh đồng hoa bạt ngàn, và không thấy ai ngoại trừ người lái máy.
Cánh đồng khô ráo với những sắc vàng in trên nền trời xanh đắm đuối của mùa hè nước Pháp, khắp nơi là màu xanh của lá và sắc màu rực rỡ của hoa, từ thành phố đến nông thôn, từ dọc đường quốc lộ đến đường làng, từ ban công vỉa hè phố cổ đến khung cửa sổ ngôi nhà làng quê bình yên. Thiên nhiên khắp nơi, con người như lọt thỏm vào màu sắc và không khí trong lành tự nhiên, mặc dù đây đó vẫn những khối bê tông kính ốp cao lớn đồ sộ.

Có thể dễ dàng nhận ra một làng quê nước Pháp như ốc đảo xanh giữa cánh đồng vàng. Ở đó từ xa đã thấy nhô lên cao vút tháp chuông nhà thờ cổ, xây bằng đá xám xù xì hay bằng loại gạch đỏ son đều nhuộm màu thời gian trầm lắng, ở đó có tháp nước cao vượt trên những nóc nhà. Bây giờ nhiều nơi còn có vài chiếc quạt điện gió cao ngất ngưởng thong thả quay từng vòng… Nông thôn có lẽ chỉ khác thành phố là nhà trải dọc đường làng như xương cá, những ngôi nhà gạch nhà gỗ, rèm trắng nhẹ nhàng lay trên khóm hoa nhiều màu sắc. Tầng áp mái như những con mắt dõi theo khách qua đường. Đi qua những làng quê như vậy tôi nghĩ, chẳng cần gì hơn, kể cả internet, để có được một khoảng không gian yên ả tránh xa những bề bộn nơi thị thành.

Mùa hè, khách du lịch đông như kiến, ở Paris, ở Toulouse, ở bất cứ làng cổ hay lâu đài nào tôi đến. Không chỉ là khách du lịch nước ngoài, người Pháp cũng đi thăm quan chính nước mình, và cả nông dân cũng nghỉ hè đúng vào mùa thu hoạch lúa. Tại sao không, khi mà chỉ cần một chiếc máy đã thay thế cho hàng chục hàng trăm người nông dân? 

Không chỉ nước Pháp, nhiều quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp từ lâu rồi, máy móc thay thế sức lao động của người, của trâu ngựa từ hàng chục năm nay. Nông dân, kể cả trồng lúa, trồng cây công nghiệp hay chăn nuôi, cũng từ lâu rồi làm việc như những người công nhân điều khiển máy móc chứ không còn phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Con đường hiện đại hóa ở nhiều nước có thể khác nhau ở ngành mũi nhọn, nhưng không nước nào không công nghiệp hóa từ nông nghiệp, bởi vì, có khi nào có nơi nào trên thế giới này loài người không cần lương thực và những nông sản khác?

Xe cứ chạy vút qua những cánh đồng nước Pháp vắng bóng nông dân. Nhớ thương quá chừng những cánh đồng mênh mông miền Tây Nam bộ cũng thưa thớt bóng nông dân… Thanh niên đổ lên thành phố và các khu công nghiệp-khu chế xuất hay đi làm thuê ở nước ngoài. Lúa cứ chín rục nhưng còn ai về gặt?  Hạt lúa nuôi dân ta hơn bốn ngàn năm vẫn oằn lưng gánh bao trách nhiệm: xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo, dự trữ lương thực… nhưng được trồng trên nhiều cánh đồng vẫn “con trâu đi trước cái cày đi sau”… Khu công nghiệp càng nhiều thì càng vắng bóng nông dân nhưng người đổ đến làm ở đó thì chưa hẳn là công nhân bởi rời đất ra họ đã có nghề nghiệp gì đâu. 

Tỉnh nào cũng hiện đại hóa bằng khu công nghiệp nhiều ngành nghề dịch vụ nhưng hầu như bỏ ngỏ lĩnh vực  chế tạo sản xuất máy móc nông nghiệp. Chế tạo ra máy này máy kia là do những người nông dân ít học tự mày mò vì công việc làm ăn của chính họ thôi thúc, sản xuất thành công rồi đăng ký bản quyền sáng chế cũng còn lắm thủ tục nhiêu khê… 

Thời kỳ văn minh Đông Sơn ở đồng bằng sông Hồng, nông nghiệp trồng lúa nước với kỹ thuật dùng cày và sức kéo của trâu, bò là kỹ thuật tiên tiến. Hơn bốn ngàn năm đã qua, hiện nay và nhiều thế kỷ nữa nước ta vẫn là một quốc gia Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn, đó là một “hằng số” kinh tế và văn hóa. Nếu không lấy NÔNG làm đầu và làm trọng tâm thì nền nông nghiệp lạc hậu sẽ không bao giờ đủ sức làm “đòn bẩy” cho sự phát triển của đất nước.

Mỗi chúng ta ai không có một nhà quê, ai không có gốc gác nông dân, ai không ước mơ một ngày nào đó trên những cánh đồng lưu vực sông Cửu Long, sông Hồng cũng sẽ vắng bóng nông dân, nhưng làng quê lúc đó sẽ trù phú khang trang hơn gấp nhiều lần, thế hệ nông dân mới sẽ có học thức không thua kém ai, và có thể họ cũng sẽ “rời xa mảnh đất của mình” nhưng không phải vì không còn đất mà vì họ đã có nghề nghiệp đủ sống đàng hoàng, nếu ở lại quê hương chí ít cũng trở thành công nhân nông nghiệp làm việc trên những chiếc máy cày máy cấy máy gặt liên hợp.
Hơn ai hết, người nông dân Việt Nam xứng đáng và cần phải được như thế!

TBKTSG hôm nay 18/9/2014. Photo Hue Duong :)

VỤN VẶT ĐỜI THƯỜNG (51)


@ Đờn ông, nếu đã đố kỵ với đờn bà thì còn kinh khủng hơn giữa đờn bà với nhau.

@ Nhân cách một người không được xác lập bởi những đại ngôn nhưng nhiều khi được xác định bằng vài hành xử vô cùng nhỏ mọn.

@ Ngôn từ cũng ác độc, tất nhiên, với người nghe biết nghĩ. Khi người ta nói ác mà mình biết họ chỉ phát như loa thì hãy coi chỉ như muỗi cắn :)

@ Nói đến loa mới nhớ, mấy con cún nhà mình nghe tiếng rao mua bán không sao nhưng hễ  nghe loa của mấy ông đi mua máy móc đồ cũ là chúng tru tréo lên. Đến cún cũng không chịu được tiếng loa :)

Bạn nói: Này, thỉnh thoảng có người hỏi tui về bà.
Mình: hỏi sao?
- Bà HKC là người thế nào nhỉ?
- Thế ông trả lời sao?
- Tui nói: bà ấy tử tế, chơi được.
- Rồi họ nói sao?
- Ho nói: sao bà này... chơi với cả lề phải lề trái?
Tui mém sặc cà phê  nói với bạn: 
- Lần sau ai hỏi ông nói: bà HKC giống như các cô hoa hậu ấy, luôn "yêu hòa bình ghét chiến tranh", và bất kể lề phải lề trái, bả thích chơi với những người không làm cho ai phải rơi nước mắt.
Nhá 
Quên, bạn còn nói: bà biết ko, cả người lề phải và lề trái hỏi tui đó.
Mình: bởi vậy tui ko hỏi ông là ai hỏi, bởi tui thấy nhiều khi lề phải lề trái cũng... giống nhau lắm á 

Nhân ngày giỗ thứ 29 của Ba.

Ba ơi. Con nhớ Ba!

NHẬT KÝ DỌC ĐƯỜNG LƯU DIỄN
LỜI GIỚI THIỆU

Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ngọc Bạch sinh ngày 12-3-1922, tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tham gia Cách mạng từ “mùa thu rồi, ngày hăm ba…”, từ năm 1945 đến ngày ông mất, 1 – 10 - 1985, đối với ông sáu mươi ba tuổi đời và bốn mươi năm tuổi nghề thật khó có thể tách rời lý lịch nghệ sĩ và lý lịch chiến sĩ.
Gia đình nghèo, ông thân sinh dù phải mướn ruộng của địa chủ để làm nhưng vẫn ráng chắt bóp cho Nguyễn Ngọc Bạch được đi học. Với sự giúp đỡ của người anh lớn là Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (1), Nguyễn Ngọc Bạch theo học trường Lasan Taberd tại Sài Gòn và trở thành thày giáo trẻ.
Từ nhỏ ông đã ham thích “hát xướng” và tình yêu thời thơ bé đó cứ lớn dần, lớn dần trong giấc mộng đẹp của thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Bạch. Năm 1941 khi là thầy giáo ở trường huyện Chợ Mới, chỉ với cây măng-đô-lin ông đã say sưa dạy học trò các ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác cho phong trào yêu nước tiền khởi nghĩa. Ông còn tập hợp một số thanh niên trong quận, tập tuồng Hận thâm cung để biểu diễn lấy tiền nuôi học trò nghèo.

Từ ham thích sân khấu, ý thức làm việc nghĩa đã đưa ông đến hành trình của người nghệ sĩ Cách mạng một cách tự nhiên. Tuổi trẻ của ông đã trôi đi trên sân khấu lưu động đủ loại. Bất cứ địa diểm nào cũng có thể thành sân khấu cho kịch đoàn của ông biểu diễn. Bà con Nam bộ trong vùng giải phóng thời kháng chiến chống Pháp vẫn được coi những vở diễn: Trần Hưng Đạo bình Nguyên, Hai chiếc xuồng, Bạch Mao Nữ do kịch đoàn “Cửu Long Giang” phục vụ. Trên sân khấu kháng chiến, ông đã dàn dựng nhiều vở diễn mà kịch bản cũng do ông sáng tác như: kịch Sanh khổ, Bình minh, Một cuộc du lịch, Bán lúa rẻ, Giữ trâu, Ông hai Hiền, vở cải lương Xử tội Bẹt-na, ca kịch Giác ngộ, Giữ lúa … Tiếc rằng nhưng kịch bản đó không còn được lưu giữ đến nay.

Sau ngày tập kết ra Bắc, Nguyễn Ngọc Bạch đã cùng với Nghệ sĩ nhân dân Tám Danh dàn dựng các vở: Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Nàng tiên Mẫu Đơn, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Khuất Nguyên, Người con gái Đất Đỏ, Thạch Sanh, Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Tình riêng nghĩa cả… Tập thể Đoàn Cải lương Nam Bộ, bằng hình tượng nghệ thuật của các vở diễn đã phản ánh cuộc đấu tranh anh hùng của đồng bào miền Nam yêu thương. Là một nghệ sĩ Cách mạng, thành tích nghệ thuật ở anh đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng về sáng tác ca khúc, soạn kịch, đạo diễn như: giải thưởng của báo “Tiếng súng kháng địch” cho hai bài hát “Cương quyết ra đi” và “Nguồn sống mới” (1947); giải khuyến khích của Chi hội Văn nghệ cho vở kịch Bán lúa rẻ hay là Tấm lòng vàng (1952); giải đặc biệt của Chi hội Văn nghệ Nam Bộ về “Công lao đóng góp cho nền sân khấu Nam Bộ” (1953); giải nhất Hội diễn vở Máu thắm đồng Nọc Nạn (Phạm Ngọc Truyền biên kịch; Tám Danh, Ngọc Bạch đạo diễn, năm 1958); huy chương bạc về đạo diễn vở Người con gái Đất Đỏ (Tám Danh, Ngọc Bạch, Ngô Y Linh đạo diễn – 1962); Huy chương vàng về đạo diễn vở Bên dòng Nhật Lệ (Ngọc Bạch, Thành Ý đạo diễn – 1970). Ông được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1982 và truy tặng huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1999.

Thế nhưng, phần thưởng mà có lẽ Nguyễn Ngọc Bạch quý hơn tất cả, chính là lòng yêu mến của nhiều thế hệ đồng nghiệp dành cho ông. Liên tục phụ trách lãnh đạo các đoàn văn công kể từ ngày 23-9-1945, ông đã làm trưởng đoàn “Cứu quốc kịch đoàn”, “Đoàn tuyên truyền xung phong”, “Đoàn tuyên truyền lưu động” (thuộc ban tuyên truyền tỉnh Long Xuyên); “Đoàn tuyền bá vệ sinh” (Sở Y tế Nam Bộ); “Đoàn Văn nghệ lưu động” (Sở Thông tin Nam Bộ); “Đoàn Ca kịch Cửu Long Giang” (Chi hội văn nghệ Nam Bộ); “Đoàn Văn công Nam Bộ” (tập kết thuộc Bộ Văn hóa); “Đoàn Cải lương Nam Bộ” (Bộ Văn hóa); Đoàn kịch Nam Bộ” (Bộ văn hóa); “Đoàn kịch Cửu Long Giang” (Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh). Có thời gian ông làm Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam (1964 -1971) và từ 1981 là Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Dù là lãnh đạo nhưng đối với anh chị em văn nghệ sĩ, Nguyễn Ngọc Bạch bao giờ cũng là người bạn có tâm hồn trong sáng, bộc trực; một “huynh trưởng” nghiêm khắc, nhưng rất giàu tình cảm và cởi mở, chân thành. Kính trọng và quý mến, bạn bè, đồng nghiệp thường gọi ông là “anh Bảy”, “chú Bảy Bạch” hay có khi chỉ thân thương là “Bảy”.

Qua các thời gian phụ trách nhiều đoàn nghệ thuật, Nguyễn Ngọc Bạch đã đi phục vụ suốt chiều dài đất nước. Từ vùng biển tới núi cao, từ Bắc vô Nam, từ kháng chiến chống Pháp tới chống Mỹ. Và trên mỗi chặng đường lưu diễn ông đã ghi lại cho mình những suy nghĩ, cảm nhận, trăn trở… về nghề nghiệp, về tình nghĩa của những người nghệ sĩ. Ông viết nhật ký không đều đặn, có những giai đoạn nhật ký của ông là những ghi chép như truyện ngắn, ký sự, hồi ký, cả đề cương bản thảo công trình nghiên cứu về sân khấu cải lương… mà phần lớn đã được Vũ Kim Sa tập hợp và xuất bản trong cuốn “Nguyễn Ngọc Bạch – một đời sân khấu” (2).

“Nhật ký dọc đường lưu diễn” là cuốn sách thứ hai của ông do gia đình tổ chức bản thảo, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP Hồ Chí Minh xuất bản. Cuốn nhật ký dừng lại chỉ vài tháng trước ngày ông mất, trong sách có nhắc đến nhiều văn nghệ sĩ cùng thời với ông, nhiều người còn sống nhưng có người đã khuất, cả những chuyện thế sự buồn vui…nhưng vẫn đầy ắp sự nhân hậu và ấm áp tình người. Những người tổ chức bản thảo giữ nguyên những chữ viết tắt tên người để tôn trọng nguyên bản. Có thể nhận thấy hai cuốn sách này bổ sung cho nhau cả về thời gian và không gian, giúp cho bạn đọc hiểu thêm về một thời kỳ của sân khấu Việt Nam qua góc nhìn của một người nghệ sĩ cả cuộc đời gắn liền với những chuyến đi và ánh đèn sân khấu.

Có một tình yêu bồng bột mà sâu nặng; sôi nổi, mãnh liệt mà tha thiết, thủy chung – Đó là mối tình của Người Nghệ sĩ hiến dâng cho sự nghiệp sân khấu cải lương Nam bộ nói riêng và sân khấu Việt nam nói chung. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Ngọc Bạch đã sống với một tình yêu như thế.

Tháng 2-2012
Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh

(1) Bác Sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Văn Hưởng, Anh hùng Lao động, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
(2) Nguyễn Ngọc Bạch – một đời sân khấu. Nhà xuất bản Trẻ, TPHCM, 2004.

Vụn vặt đời thường (50)

@ Từng làm bảo tàng - một ngành "trưng bày lịch sử" cũng như là làm dâu trăm họ. Vì vậy mình trân trọng việc làm của các đồng nghiệp ở BTLS, dù chính mình cũng chưa hài lòng với nội dung trưng bày về CCRĐ, vì mình hiểu những khó khăn của đồng nghiệp... Cám ơn suy nghĩ của bạn Huong Hatrong stt này.
Mình đã từng là "nạn nhân" của những cuộc họp không khác gì "đấu tố" dù chẳng liên quan gì đến ruộng đất đến tội ác cũng chẳng do ai do cấp nào chỉ thị, chỉ đơn thuần do chưa làm hài lòng một ai đó (hay như bạn mình an ủi: tử vi của chị nói "số bị thị phi"!).
Nhiều lời nhận xét về cuộc trưng bày này, mình thật, về bản chất không khác gì cảnh đấu tố hồi xưa!


@ Định viết vài chữ về quy trình của một cuộc trưng bày bảo tàng (từ sưu tầm hiện vật đến lên kế hoạch, nội dung, các cấp thẩm quyền cho phép ra sao, xét duyệt từ đề cương đến lời thuyết minh, có khi cả từng chú thích... thế nào. Nhưng thôi chẳng cần nữa,  cuộc trưng bày CCRĐ cũng bị/được (tạm thời) đóng cửa rồi! 

Kết quả đóng cửa của cuộc trưng bày CCRĐ làm tôi phải nghĩ rằng chắc còn lâu nữa mới có được việc nhắc lại một góc khuất của lịch sử! Những ai góp phần cho cánh cửa vừa hé mở bị đóng sập lại có suy nghĩ về điều này ko?!


Mình cũng ko xem được nhưng chị vẫn ủng hộ trưng bày, vì như nội dung báo chí nêu mới chỉ là 1 nửa, hay thậm chí 1/3 sự thật, vẫn cần thiết. Sự thật còn lại tự người dân sẽ tìm hiểu tiếp. Hunggaria sau chế độ CS nhiều năm mới có thể trưng bày "nhà khủng bố", làm sao đòi hỏi VN khác được?

@ Có một thể loại mà khi (phải) đọc, nó giết chết tất cả cảm xúc ham muốn yêu thích viết và được viết của mình... đó là (tất nhiên ko phải là tất cả) đề tài NCKH. HIC!
@ Sáng nay có cuộc họp không đến dự Sách Hay. Bù lại được Nhã Nam gửi tặng sách quý Cám ơn Nguyen Thanh Hoai và Nhã Nam 

Hình ảnh: Sáng nay có cuộc họp không đến dự Sách Hay. Bù lại được Nhã Nam gửi tặng sách quý  Cám ơn Nguyen Thanh Hoai và Nhã Nam :)



Bảo tồn và phát triển: ‘Tôi cực kỳ bi quan’

http://plo.vn/thoi-su/bao-ton-va-phat-trien-toi-cuc-ky-bi-quan-494435.html

Tất cả những người góp ý cho thành phố này đều với tư cách đầu tiên là một công dân của một đô thị. Quan điểm của tôi về đô thị, trước hết nó phải là của cộng đồng người dân, sau đó mới là của các nhà quản lý.

“Giá mà trước khi giải tỏa thương xá Tax, các cấp quản lý quy hoạch đưa lên báo chí cho người dân hiểu toàn cảnh câu chuyện, rằng chúng tôi từng đặt ra vấn đề vào năm đó, hiện tại chúng tôi có những băn khoăn gì khi tiến hành quy hoạch. Sau đó chính quyền có làm theo góp ý của người dân hay không thì còn tùy thuộc vào những tính toán cụ thể nhưng ít nhất người dân cũng được biết thông tin. Đó mới là sự minh bạch, công khai và dân chủ” - TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, tâm sự.

Xóa bỏ cảnh quan là góp phần… xóa bỏ lịch sử

. Phóng viên: Ẩn đằng sau bộ mặt quy hoạch khu vực trung tâm TP là cái hồn, là ký ức, những câu chuyện. Bà có tiếc nuối điều gì khi những “nét” của Sài Gòn cứ bị đập phá dần?

+ TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi sống ở TP này ngót nghét 40 năm. Cả quãng đời tuổi trẻ, trưởng thành cho đến hôm nay tôi gắn bó với Sài Gòn. Sài Gòn với tôi thân thuộc lắm. Khu trung tâm với lễ hội, đường hoa, đường sách, bắn pháo hoa đêm giao thừa… Nhà thờ Đức Bà, nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành, thương xá Tax… in sâu trong trí nhớ. Nó là ký ức của người Sài Gòn, nó là đặc điểm để khách xa nhận diện Sài Gòn. Không chỉ tôi mà những bạn trẻ gắn bó với Sài Gòn trên dưới chục năm, kể cả những người từng gắn bó với Sài Gòn gần cả đời, đi xa Sài Gòn mười mấy, 20 năm cũng đều mang cảm xúc như vậy. Giá trị một vùng đất nằm ở ký ức của con người. Công trình, cảnh quan không có giá trị khi không được ký ức con người ghi nhận. Xóa bỏ công trình, cảnh quan nhiều khi chính là xóa bỏ ký ức con người, về lâu dài chính là góp phần xóa bỏ lịch sử, cả lịch sử ký ức và lịch sử bằng vật thể cụ thể.

. Nhưng sự đổi mới nào chẳng phải có hy sinh

+ Trước đây khi phà Thủ Thiêm biến mất, nhường cho đường hầm Thủ Thiêm thì tôi cũng tiếc nhưng cái tiếc đó chỉ là hoài niệm bởi tôi hiểu sự thay đổi đó là cần thiết mà quan trọng hơn là vì hợp lý. Xây đường tàu điện ngầm cho TP là cần thiết nhưng có nhất thiết vì vậy mà dứt khoát phải chặt cây hay không? Cải tạo khu vực trung tâm là cần thiết nhưng có nhất thiết phải đập bỏ thương xá Tax để xây lên tòa nhà 40 tầng hay không? Thú thật nghe cụm từ “40 tầng” tôi rất dị ứng, không phải tôi dị ứng với cái mới mà chỉ là tôi không thể nào hình dung được có một tòa nhà cao tương tự Bitexco mọc lên ngay chỗ đó, rồi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau đó phía bên kia đường Nguyễn Huệ cũng mọc lên một tòa nhà sừng sững tương tự với lý do để cho đối xứng.

“Tôi chỉ đề nghị bảo tồn những gì thật sự cần bảo tồn”

. Từng lên tiếng ủng hộ quan điểm bảo vệ di tích Ba Son với ụ tàu cổ cũng như từng nêu ý kiến về nhiều nội dung quy hoạch tại TP.HCM thì lần này với quy hoạch khu trung tâm, với ý kiến như trên, bà có ngại bị quy kết là bảo thủ khi muốn bảo lưu cái cũ, phản đối cái mới?

+ Là một người dân ở đô thị, tôi cũng có nhiều bức xúc về cơ sở hạ tầng đô thị. Nhưng đồng thời là người làm công tác bảo tồn, quan điểm của tôi phải có sự “thỏa hiệp” nhất định giữa bảo tồn và phát triển. Từng làm ở Viện Nghiên cứu và Phát triển, tôi hiểu nhu cầu của TP nên tôi không khăng khăng bảo vệ cái cũ dưới góc độ nghề nghiệp của mình mà không nhìn thấy cái khó của các ngành nghề khác. Ngay trong việc đề nghị bảo vệ di tích Ba Son thì tôi cũng chỉ đề nghị bảo tồn những gì đáng bảo tồn chứ đâu có đề nghị bảo vệ toàn bộ cụm cảng đó. Như là hai ụ tàu thì phải bảo vệ vì chúng được xây dựng trên cơ sở ụ tàu từ thời Nguyễn Ánh và nó cũng là cơ sở công nghiệp đầu tiên mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Rõ ràng nó có giá trị về mặt lịch sử công nghiệp, chưa kể lịch sử cách mạng. Trong quy hoạch khu trung tâm TP cũng vậy, tôi rất hiểu nhu cầu phát triển của TP, là một công dân tôi cũng muốn sống trong một TP phát triển hiện đại, trong một số trường hợp mình phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng phải hiểu cái gì có thể đánh đổi còn cái gì thì không.

. Hiện tại bà hình dung gì về một viễn cảnh trung tâm Sài Gòn với cách thức quy hoạch kiến trúc như hiện nay?

+ Là người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, tôi cực kỳ bi quan. Sài Gòn khi đó sẽ là một TP hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng nhưng sẽ rất giống những nơi mình đã đến. Với những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm Sài Gòn thì tôi nhận thấy chẳng khác gì kiến trúc của nhiều TP trên thế giới. Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn cảm giác về nét riêng của Sài Gòn. Nét riêng không cứ “cổ” mới là riêng. Cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng. Đáng nói là ngay cả cái mới mình cũng chưa có cái gì gọi là nét riêng. Tất cả đô thị Việt Nam đang bắt đầu có kiến trúc như nhau, từ đô thị ở đồng bằng, ở miền núi đến miền biển; từ đô thị lâu đời như Hà Nội cho đến các đô thị trẻ hơn như Sài Gòn và các TP của các tỉnh. Khoảng từ đầu những năm 2000 đến nay chúng càng trở nên giống hệt nhau. Trong khi đó, sự đa dạng mới làm nên bản sắc văn hóa. Tìm đâu ra đặc trưng năng động, phóng khoáng, bao dung của Sài Gòn khi mà diện mạo của nó cũng y chang các TP khác!

. Xin cảm ơn bà.

HỒNG THU

Hình ảnh: Bảo tồn và phát triển: ‘Tôi cực kỳ bi quan’

Tất cả những người góp ý cho thành phố này đều với tư cách đầu tiên là một công dân của một đô thị. Quan điểm của tôi về đô thị, trước hết nó phải là của cộng đồng người dân, sau đó mới là của các nhà quản lý. 

“Giá mà trước khi giải tỏa thương xá Tax, các cấp quản lý quy hoạch đưa lên báo chí cho người dân hiểu toàn cảnh câu chuyện, rằng chúng tôi từng đặt ra vấn đề vào năm đó, hiện tại chúng tôi có những băn khoăn gì khi tiến hành quy hoạch. Sau đó chính quyền có làm theo góp ý của người dân hay không thì còn tùy thuộc vào những tính toán cụ thể nhưng ít nhất người dân cũng được biết thông tin. Đó mới là sự minh bạch, công khai và dân chủ” - TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, tâm sự.

Xóa bỏ cảnh quan là góp phần… xóa bỏ lịch sử

. Phóng viên: Ẩn đằng sau bộ mặt quy hoạch khu vực trung tâm TP là cái hồn, là ký ức, những câu chuyện. Bà có tiếc nuối điều gì khi những “nét” của Sài Gòn cứ bị đập phá dần?

+ TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi sống ở TP này ngót nghét 40 năm. Cả quãng đời tuổi trẻ, trưởng thành cho đến hôm nay tôi gắn bó với Sài Gòn. Sài Gòn với tôi thân thuộc lắm. Khu trung tâm với lễ hội, đường hoa, đường sách, bắn pháo hoa đêm giao thừa… Nhà thờ Đức Bà, nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành, thương xá Tax… in sâu trong trí nhớ. Nó là ký ức của người Sài Gòn, nó là đặc điểm để khách xa nhận diện Sài Gòn. Không chỉ tôi mà những bạn trẻ gắn bó với Sài Gòn trên dưới chục năm, kể cả những người từng gắn bó với Sài Gòn gần cả đời, đi xa Sài Gòn mười mấy, 20 năm cũng đều mang cảm xúc như vậy. Giá trị một vùng đất nằm ở ký ức của con người. Công trình, cảnh quan không có giá trị khi không được ký ức con người ghi nhận. Xóa bỏ công trình, cảnh quan nhiều khi chính là xóa bỏ ký ức con người, về lâu dài chính là góp phần xóa bỏ lịch sử, cả lịch sử ký ức và lịch sử bằng vật thể cụ thể.

. Nhưng sự đổi mới nào chẳng phải có hy sinh…

+ Trước đây khi phà Thủ Thiêm biến mất, nhường cho đường hầm Thủ Thiêm thì tôi cũng tiếc nhưng cái tiếc đó chỉ là hoài niệm bởi tôi hiểu sự thay đổi đó là cần thiết mà quan trọng hơn là vì hợp lý. Xây đường tàu điện ngầm cho TP là cần thiết nhưng có nhất thiết vì vậy mà dứt khoát phải chặt cây hay không? Cải tạo khu vực trung tâm là cần thiết nhưng có nhất thiết phải đập bỏ thương xá Tax để xây lên tòa nhà 40 tầng hay không? Thú thật nghe cụm từ “40 tầng” tôi rất dị ứng, không phải tôi dị ứng với cái mới mà chỉ là tôi không thể nào hình dung được có một tòa nhà cao tương tự Bitexco mọc lên ngay chỗ đó, rồi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau đó phía bên kia đường Nguyễn Huệ cũng mọc lên một tòa nhà sừng sững tương tự với lý do để cho đối xứng.

“Tôi chỉ đề nghị bảo tồn những gì thật sự cần bảo tồn”

. Từng lên tiếng ủng hộ quan điểm bảo vệ di tích Ba Son với ụ tàu cổ cũng như từng nêu ý kiến về nhiều nội dung quy hoạch tại TP.HCM thì lần này với quy hoạch khu trung tâm, với ý kiến như trên, bà có ngại bị quy kết là bảo thủ khi muốn bảo lưu cái cũ, phản đối cái mới?

+ Là một người dân ở đô thị, tôi cũng có nhiều bức xúc về cơ sở hạ tầng đô thị. Nhưng đồng thời là người làm công tác bảo tồn, quan điểm của tôi phải có sự “thỏa hiệp” nhất định giữa bảo tồn và phát triển. Từng làm ở Viện Nghiên cứu và Phát triển, tôi hiểu nhu cầu của TP nên tôi không khăng khăng bảo vệ cái cũ dưới góc độ nghề nghiệp của mình mà không nhìn thấy cái khó của các ngành nghề khác. Ngay trong việc đề nghị bảo vệ di tích Ba Son thì tôi cũng chỉ đề nghị bảo tồn những gì đáng bảo tồn chứ đâu có đề nghị bảo vệ toàn bộ cụm cảng đó. Như là hai ụ tàu thì phải bảo vệ vì chúng được xây dựng trên cơ sở ụ tàu từ thời Nguyễn Ánh và nó cũng là cơ sở công nghiệp đầu tiên mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Rõ ràng nó có giá trị về mặt lịch sử công nghiệp, chưa kể lịch sử cách mạng. Trong quy hoạch khu trung tâm TP cũng vậy, tôi rất hiểu nhu cầu phát triển của TP, là một công dân tôi cũng muốn sống trong một TP phát triển hiện đại, trong một số trường hợp mình phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng phải hiểu cái gì có thể đánh đổi còn cái gì thì không.

. Hiện tại bà hình dung gì về một viễn cảnh trung tâm Sài Gòn với cách thức quy hoạch kiến trúc như hiện nay?

+ Là người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, tôi cực kỳ bi quan. Sài Gòn khi đó sẽ là một TP hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng nhưng sẽ rất giống những nơi mình đã đến. Với những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm Sài Gòn thì tôi nhận thấy chẳng khác gì kiến trúc của nhiều TP trên thế giới. Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn cảm giác về nét riêng của Sài Gòn. Nét riêng không cứ “cổ” mới là riêng. Cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng. Đáng nói là ngay cả cái mới mình cũng chưa có cái gì gọi là nét riêng. Tất cả đô thị Việt Nam đang bắt đầu có kiến trúc như nhau, từ đô thị ở đồng bằng, ở miền núi đến miền biển; từ đô thị lâu đời như Hà Nội cho đến các đô thị trẻ hơn như Sài Gòn và các TP của các tỉnh. Khoảng từ đầu những năm 2000 đến nay chúng càng trở nên giống hệt nhau. Trong khi đó, sự đa dạng mới làm nên bản sắc văn hóa. Tìm đâu ra đặc trưng năng động, phóng khoáng, bao dung của Sài Gòn khi mà diện mạo của nó cũng y chang các TP khác!

. Xin cảm ơn bà.

HỒNG THU

Vụn vặt đời thường (49)


@ Sáng nay đi qua nhiều trường thấy cảnh khai giảng, có lẽ chỉ tấp nập hơn ngày thường ở tiếng loa oang oang mấy bài hát, vài bangron treo trên ban công và trước cổng trường "chào mừng quý đại biểu". Học trò đi học đã nửa tháng rồi (chưa kể học hè), ngày khai giảng chỉ còn là hình thức. Ngày khai giảng không còn sự hồi hộp đến mất ngủ của các bé lần đầu tiên đến trường, nỗi vui mừng của học sinh sau mấy tháng hè sẽ được gặp lại bạn bè, và sự xúc động đầy trách nhiệm của cha mẹ đưa con đến trường, của thầy cô trong bài giảng đầu năm học mới.
Mình vào lớp và lời đầu là chúc mừng sinh viên nhân dịp khai giảng. Các em ngơ ngác... Mất đi ý nghĩa đích thực của Ngày Khai Giảng chắc chắn sẽ làm mất đi một ký ức đẹp của học trò.
... Mà bây giờ ai cần những thứ xa xỉ ấy nữa cơ chứ... 



@ Ngày xưa Chí phèo nói "ai cho tao làm người tử tế?!", nay thì Hào Anh nói "con bây giờ làm người tốt cũng khó" - đừng chỉ đổ thừa xã hội khi mà cha mẹ không nuôi dưỡng và giáo dục con trở thành người tốt.
@ @ Cá nhân còn chỉ muốn nghe những nhời có cánh vuốt ve a dua... Huống chi Nhà nước không biết/ không muốn nghe dân nói thật về mình. 
Ngoài kia là pháo hoa nhưng đêm vẫn tối...

 Một buổi trưa học trò cũ điện thoại "cô ơi em mời cô đến Highland Coffee ở Tax uống cà phê và... nhìn nó lần cuối, cô nhé!". 
Nỗi buồn vì mình không làm gì được cho Tax, cho Sài Gòn vẫn không nhẹ hơn khi có được sự chia sẻ từ những người bạn trẻ... Dẫu sao cũng cám ơn em!


160 NĂM THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

  https://nguoidothi.net.vn/160-nam-thao-cam-vien-sai-gon-42825.html   Nguyễn Thị Hậu Thảo cầm viên Sài Gòn là một không gian công cộng và...