Bảo tồn và phát triển: ‘Tôi cực kỳ bi quan’

http://plo.vn/thoi-su/bao-ton-va-phat-trien-toi-cuc-ky-bi-quan-494435.html

Tất cả những người góp ý cho thành phố này đều với tư cách đầu tiên là một công dân của một đô thị. Quan điểm của tôi về đô thị, trước hết nó phải là của cộng đồng người dân, sau đó mới là của các nhà quản lý.

“Giá mà trước khi giải tỏa thương xá Tax, các cấp quản lý quy hoạch đưa lên báo chí cho người dân hiểu toàn cảnh câu chuyện, rằng chúng tôi từng đặt ra vấn đề vào năm đó, hiện tại chúng tôi có những băn khoăn gì khi tiến hành quy hoạch. Sau đó chính quyền có làm theo góp ý của người dân hay không thì còn tùy thuộc vào những tính toán cụ thể nhưng ít nhất người dân cũng được biết thông tin. Đó mới là sự minh bạch, công khai và dân chủ” - TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, tâm sự.

Xóa bỏ cảnh quan là góp phần… xóa bỏ lịch sử

. Phóng viên: Ẩn đằng sau bộ mặt quy hoạch khu vực trung tâm TP là cái hồn, là ký ức, những câu chuyện. Bà có tiếc nuối điều gì khi những “nét” của Sài Gòn cứ bị đập phá dần?

+ TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi sống ở TP này ngót nghét 40 năm. Cả quãng đời tuổi trẻ, trưởng thành cho đến hôm nay tôi gắn bó với Sài Gòn. Sài Gòn với tôi thân thuộc lắm. Khu trung tâm với lễ hội, đường hoa, đường sách, bắn pháo hoa đêm giao thừa… Nhà thờ Đức Bà, nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành, thương xá Tax… in sâu trong trí nhớ. Nó là ký ức của người Sài Gòn, nó là đặc điểm để khách xa nhận diện Sài Gòn. Không chỉ tôi mà những bạn trẻ gắn bó với Sài Gòn trên dưới chục năm, kể cả những người từng gắn bó với Sài Gòn gần cả đời, đi xa Sài Gòn mười mấy, 20 năm cũng đều mang cảm xúc như vậy. Giá trị một vùng đất nằm ở ký ức của con người. Công trình, cảnh quan không có giá trị khi không được ký ức con người ghi nhận. Xóa bỏ công trình, cảnh quan nhiều khi chính là xóa bỏ ký ức con người, về lâu dài chính là góp phần xóa bỏ lịch sử, cả lịch sử ký ức và lịch sử bằng vật thể cụ thể.

. Nhưng sự đổi mới nào chẳng phải có hy sinh

+ Trước đây khi phà Thủ Thiêm biến mất, nhường cho đường hầm Thủ Thiêm thì tôi cũng tiếc nhưng cái tiếc đó chỉ là hoài niệm bởi tôi hiểu sự thay đổi đó là cần thiết mà quan trọng hơn là vì hợp lý. Xây đường tàu điện ngầm cho TP là cần thiết nhưng có nhất thiết vì vậy mà dứt khoát phải chặt cây hay không? Cải tạo khu vực trung tâm là cần thiết nhưng có nhất thiết phải đập bỏ thương xá Tax để xây lên tòa nhà 40 tầng hay không? Thú thật nghe cụm từ “40 tầng” tôi rất dị ứng, không phải tôi dị ứng với cái mới mà chỉ là tôi không thể nào hình dung được có một tòa nhà cao tương tự Bitexco mọc lên ngay chỗ đó, rồi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau đó phía bên kia đường Nguyễn Huệ cũng mọc lên một tòa nhà sừng sững tương tự với lý do để cho đối xứng.

“Tôi chỉ đề nghị bảo tồn những gì thật sự cần bảo tồn”

. Từng lên tiếng ủng hộ quan điểm bảo vệ di tích Ba Son với ụ tàu cổ cũng như từng nêu ý kiến về nhiều nội dung quy hoạch tại TP.HCM thì lần này với quy hoạch khu trung tâm, với ý kiến như trên, bà có ngại bị quy kết là bảo thủ khi muốn bảo lưu cái cũ, phản đối cái mới?

+ Là một người dân ở đô thị, tôi cũng có nhiều bức xúc về cơ sở hạ tầng đô thị. Nhưng đồng thời là người làm công tác bảo tồn, quan điểm của tôi phải có sự “thỏa hiệp” nhất định giữa bảo tồn và phát triển. Từng làm ở Viện Nghiên cứu và Phát triển, tôi hiểu nhu cầu của TP nên tôi không khăng khăng bảo vệ cái cũ dưới góc độ nghề nghiệp của mình mà không nhìn thấy cái khó của các ngành nghề khác. Ngay trong việc đề nghị bảo vệ di tích Ba Son thì tôi cũng chỉ đề nghị bảo tồn những gì đáng bảo tồn chứ đâu có đề nghị bảo vệ toàn bộ cụm cảng đó. Như là hai ụ tàu thì phải bảo vệ vì chúng được xây dựng trên cơ sở ụ tàu từ thời Nguyễn Ánh và nó cũng là cơ sở công nghiệp đầu tiên mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Rõ ràng nó có giá trị về mặt lịch sử công nghiệp, chưa kể lịch sử cách mạng. Trong quy hoạch khu trung tâm TP cũng vậy, tôi rất hiểu nhu cầu phát triển của TP, là một công dân tôi cũng muốn sống trong một TP phát triển hiện đại, trong một số trường hợp mình phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng phải hiểu cái gì có thể đánh đổi còn cái gì thì không.

. Hiện tại bà hình dung gì về một viễn cảnh trung tâm Sài Gòn với cách thức quy hoạch kiến trúc như hiện nay?

+ Là người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, tôi cực kỳ bi quan. Sài Gòn khi đó sẽ là một TP hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng nhưng sẽ rất giống những nơi mình đã đến. Với những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm Sài Gòn thì tôi nhận thấy chẳng khác gì kiến trúc của nhiều TP trên thế giới. Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn cảm giác về nét riêng của Sài Gòn. Nét riêng không cứ “cổ” mới là riêng. Cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng. Đáng nói là ngay cả cái mới mình cũng chưa có cái gì gọi là nét riêng. Tất cả đô thị Việt Nam đang bắt đầu có kiến trúc như nhau, từ đô thị ở đồng bằng, ở miền núi đến miền biển; từ đô thị lâu đời như Hà Nội cho đến các đô thị trẻ hơn như Sài Gòn và các TP của các tỉnh. Khoảng từ đầu những năm 2000 đến nay chúng càng trở nên giống hệt nhau. Trong khi đó, sự đa dạng mới làm nên bản sắc văn hóa. Tìm đâu ra đặc trưng năng động, phóng khoáng, bao dung của Sài Gòn khi mà diện mạo của nó cũng y chang các TP khác!

. Xin cảm ơn bà.

HỒNG THU

Hình ảnh: Bảo tồn và phát triển: ‘Tôi cực kỳ bi quan’

Tất cả những người góp ý cho thành phố này đều với tư cách đầu tiên là một công dân của một đô thị. Quan điểm của tôi về đô thị, trước hết nó phải là của cộng đồng người dân, sau đó mới là của các nhà quản lý. 

“Giá mà trước khi giải tỏa thương xá Tax, các cấp quản lý quy hoạch đưa lên báo chí cho người dân hiểu toàn cảnh câu chuyện, rằng chúng tôi từng đặt ra vấn đề vào năm đó, hiện tại chúng tôi có những băn khoăn gì khi tiến hành quy hoạch. Sau đó chính quyền có làm theo góp ý của người dân hay không thì còn tùy thuộc vào những tính toán cụ thể nhưng ít nhất người dân cũng được biết thông tin. Đó mới là sự minh bạch, công khai và dân chủ” - TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, tâm sự.

Xóa bỏ cảnh quan là góp phần… xóa bỏ lịch sử

. Phóng viên: Ẩn đằng sau bộ mặt quy hoạch khu vực trung tâm TP là cái hồn, là ký ức, những câu chuyện. Bà có tiếc nuối điều gì khi những “nét” của Sài Gòn cứ bị đập phá dần?

+ TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi sống ở TP này ngót nghét 40 năm. Cả quãng đời tuổi trẻ, trưởng thành cho đến hôm nay tôi gắn bó với Sài Gòn. Sài Gòn với tôi thân thuộc lắm. Khu trung tâm với lễ hội, đường hoa, đường sách, bắn pháo hoa đêm giao thừa… Nhà thờ Đức Bà, nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành, thương xá Tax… in sâu trong trí nhớ. Nó là ký ức của người Sài Gòn, nó là đặc điểm để khách xa nhận diện Sài Gòn. Không chỉ tôi mà những bạn trẻ gắn bó với Sài Gòn trên dưới chục năm, kể cả những người từng gắn bó với Sài Gòn gần cả đời, đi xa Sài Gòn mười mấy, 20 năm cũng đều mang cảm xúc như vậy. Giá trị một vùng đất nằm ở ký ức của con người. Công trình, cảnh quan không có giá trị khi không được ký ức con người ghi nhận. Xóa bỏ công trình, cảnh quan nhiều khi chính là xóa bỏ ký ức con người, về lâu dài chính là góp phần xóa bỏ lịch sử, cả lịch sử ký ức và lịch sử bằng vật thể cụ thể.

. Nhưng sự đổi mới nào chẳng phải có hy sinh…

+ Trước đây khi phà Thủ Thiêm biến mất, nhường cho đường hầm Thủ Thiêm thì tôi cũng tiếc nhưng cái tiếc đó chỉ là hoài niệm bởi tôi hiểu sự thay đổi đó là cần thiết mà quan trọng hơn là vì hợp lý. Xây đường tàu điện ngầm cho TP là cần thiết nhưng có nhất thiết vì vậy mà dứt khoát phải chặt cây hay không? Cải tạo khu vực trung tâm là cần thiết nhưng có nhất thiết phải đập bỏ thương xá Tax để xây lên tòa nhà 40 tầng hay không? Thú thật nghe cụm từ “40 tầng” tôi rất dị ứng, không phải tôi dị ứng với cái mới mà chỉ là tôi không thể nào hình dung được có một tòa nhà cao tương tự Bitexco mọc lên ngay chỗ đó, rồi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau đó phía bên kia đường Nguyễn Huệ cũng mọc lên một tòa nhà sừng sững tương tự với lý do để cho đối xứng.

“Tôi chỉ đề nghị bảo tồn những gì thật sự cần bảo tồn”

. Từng lên tiếng ủng hộ quan điểm bảo vệ di tích Ba Son với ụ tàu cổ cũng như từng nêu ý kiến về nhiều nội dung quy hoạch tại TP.HCM thì lần này với quy hoạch khu trung tâm, với ý kiến như trên, bà có ngại bị quy kết là bảo thủ khi muốn bảo lưu cái cũ, phản đối cái mới?

+ Là một người dân ở đô thị, tôi cũng có nhiều bức xúc về cơ sở hạ tầng đô thị. Nhưng đồng thời là người làm công tác bảo tồn, quan điểm của tôi phải có sự “thỏa hiệp” nhất định giữa bảo tồn và phát triển. Từng làm ở Viện Nghiên cứu và Phát triển, tôi hiểu nhu cầu của TP nên tôi không khăng khăng bảo vệ cái cũ dưới góc độ nghề nghiệp của mình mà không nhìn thấy cái khó của các ngành nghề khác. Ngay trong việc đề nghị bảo vệ di tích Ba Son thì tôi cũng chỉ đề nghị bảo tồn những gì đáng bảo tồn chứ đâu có đề nghị bảo vệ toàn bộ cụm cảng đó. Như là hai ụ tàu thì phải bảo vệ vì chúng được xây dựng trên cơ sở ụ tàu từ thời Nguyễn Ánh và nó cũng là cơ sở công nghiệp đầu tiên mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Rõ ràng nó có giá trị về mặt lịch sử công nghiệp, chưa kể lịch sử cách mạng. Trong quy hoạch khu trung tâm TP cũng vậy, tôi rất hiểu nhu cầu phát triển của TP, là một công dân tôi cũng muốn sống trong một TP phát triển hiện đại, trong một số trường hợp mình phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng phải hiểu cái gì có thể đánh đổi còn cái gì thì không.

. Hiện tại bà hình dung gì về một viễn cảnh trung tâm Sài Gòn với cách thức quy hoạch kiến trúc như hiện nay?

+ Là người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, tôi cực kỳ bi quan. Sài Gòn khi đó sẽ là một TP hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng nhưng sẽ rất giống những nơi mình đã đến. Với những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm Sài Gòn thì tôi nhận thấy chẳng khác gì kiến trúc của nhiều TP trên thế giới. Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn cảm giác về nét riêng của Sài Gòn. Nét riêng không cứ “cổ” mới là riêng. Cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng. Đáng nói là ngay cả cái mới mình cũng chưa có cái gì gọi là nét riêng. Tất cả đô thị Việt Nam đang bắt đầu có kiến trúc như nhau, từ đô thị ở đồng bằng, ở miền núi đến miền biển; từ đô thị lâu đời như Hà Nội cho đến các đô thị trẻ hơn như Sài Gòn và các TP của các tỉnh. Khoảng từ đầu những năm 2000 đến nay chúng càng trở nên giống hệt nhau. Trong khi đó, sự đa dạng mới làm nên bản sắc văn hóa. Tìm đâu ra đặc trưng năng động, phóng khoáng, bao dung của Sài Gòn khi mà diện mạo của nó cũng y chang các TP khác!

. Xin cảm ơn bà.

HỒNG THU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...