MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG



Mỗi sáng đi bộ trong công viên tôi thường nghe bài hát này. Và Tôi luôn tin rằng không chỉ cô gái buộc dải băng lên cây sồi mà dân cư nơi đó cũng góp những dải băng lên đó: Lòng nhân ái mở đường cho những người lỗi lầm quay trở về 
MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
Vào năm 1971 ở Mỹ, trên một chuyến xe khách đi Miami. Một hành khách nói với người lái xe rằng anh ta mới ở tù ra sau ba năm vì tội tiêu tiền giả. Cảnh sát đã chứng minh được rằng anh phạm tội và 3 năm là một thời gian vừa đủ để anh sửa chữa lại mọi chuyện. Nhưng Mary người vợ sắp cưới của chàng trai thì không thể tin điều đó.
Ngày mở phiên tòa, mặc cho chàng trai không ngừng quay về phía sau tìm kiếm cô vẫn vắng mặt. Trước khi lên chiếc xe dành riêng cho các tù nhân, chàng trai nhờ chuyển cho Mary một lá thư rồi bước đi ngay. Anh không kịp nhìn thấy cô đang đứng khuất phía sau, vừa khóc vừa nắm chặt tờ giấy với những dòng ngắn ngủi:
“Anh biết anh không xứng đáng với tình yêu của em. Anh cũng không còn hi vọng em còn yêu anh sau những chuyện này. Nhưng nếu em tha thứ cho anh, hãy buộc một dải ruy băng màu vàng lên cây sồi già duy nhất ở quảng trường thị trấn vào ngày anh trở về. Và nếu không nhìn thấy dải ruy băng, anh sẽ rời đi và không bao giờ quấy rầy em nữa”.
Trong suốt ba năm ngồi tù, dù chàng trai có mong mỏi tin tức của Mary đến đâu thì cô vẫn bặt tin. Năm đầu tiên anh tự nhủ rằng có lẽ cô vẫn chưa thể quen được với việc chồng sắp cưới của mình là một người phạm tội .
Năm thứ hai chàng trai nhờ người hỏi han tin tức và chỉ nghe phong phanh rằng cô ấy đã đi xa, xa lắm và chẳng biết khi nào mới quay trở về.
Và trong lá thư anh ta viết về cho vợ anh ta đã bảo cô không cần phải chờ anh, nhưng nếu cô còn yêu anh và vẫn đợi anh về hãy buộc một giải ruy băng màu vàng trên cây sồi già cho anh biết, nếu không thấy anh sẽ ngồi nguyên trên xe khách và không quay về tìm cô nữa. Và khi chiếc xe khách rẽ vào đường U.S.17 gần quê của chàng trai – làng White Oak, Georgia, chàng trai nhờ anh tài xế hãy chạy chậm lại để chàng có thể nhìn thấy giải ruy băng được treo trên cây sồi già.
Thế nhưng thứ chàng cũng như cả chiếc xe khách hôm đó nhìn thấy không phải là một giải ruy băng vàng mà là hàng trăm giải ruy băng được buộc trên cây sồi đó.Những giọt nước mắt của chàng trào ra vì sung sướng, còn người lái xe nhanh chóng gọi điện cho đài phát thanh và kể cho họ điều này.
Nhà viết nhạc Irwin Levine và L. Russell Brown đọc tin đó trên báo và viết nên bản tình ca bất hủ này. Tony Orlando và ban hợp ca Dawn do anh thành lập, gọi tắt là Tony & Dawn, ghi băng bản này năm 1973. Cũng trong thời kỳ đó, Tony & Dawn cũng rất thành công với bản Knock Three Times mà có lẽ là người Việt nào cũng biết. Dưới đây là video “Tie a Yellow Ribbon Round the Ole Oak Tree.”

XIN LỖI CON, PHẠM THỊ TRÀ MI!



 Trong khi quốc hội đang bàn về “tăng hay giảm giờ làm việc”, về “thế nào là người tài và sử dụng người tài”... thì mấy chục công dân VN chết vì lạnh và vì ngạt thở trong một xe container đông lạnh, trên đường vượt biên vào nước Anh tìm việc làm.
Đây không phải là lần đầu tiên công dân VN gặp tai nạn thê thảm như vậy! Đây chắc chắn chưa phải là lần cuối cùng, người Việt vượt biên hoặc ra đi bất hợp pháp để tìm đường sống.

Có thể trách họ vì sao không lập nghiệp ở quê hương với số tiền vay được đến gần một tỷ đồng, nhưng không thể trách họ ra đi vì hy vọng có việc làm thu nhập tốt để sống và phụ giúp gia đình.
Có thể trách họ còn trẻ tuổi sao không tìm kiếm cơ hội ngay trên quê hương, sao lại ra đi với nhiều khả năng phải làm việc bất hợp pháp, nhưng đời sống công nhân ở các khu công nghiệp trong nước là “tấm gương” đen tối vì liên tục tăng ca, vì lương thấp ăn uống kham khổ, ốm đau không dám đi khám chữa bệnh, vì những cặp vợ chồng công nhân có con phải gửi về quê cho ông bà nuôi hoặc gửi vào những nhà trẻ luôn có nguy cơ con bị bạo hành...
Có thể không tán thành sự liều mạng bất chấp hiểm nguy, chấp nhận phạm pháp để ra đi của họ, nhưng vì sao những người trẻ tuổi phải ra đi như thế, lẽ nào người lớn, bậc cha mẹ, chính quyền các cấp... không có trách nhiệm?!

Vài năm trước dấy lên dư luận chê trách các cô gái miền Tây lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc Các cô gái có lỗi gì khi mà trong gia đình, những người cha người mẹ vẫn đành lòng để cho con em mình nhắm mắt đưa chân theo những người đàn ông coi “vợ” như một món hàng? Nhiều làng xóm ở phía Bắc vắng bóng phụ nữ, chỉ có người già và những người đàn ông quanh quẩn với đám trẻ trong ngôi nhà khá khang trang được xây dựng từ đồng tiền của người vợ đi lao động xuất khẩu hoặc đi làm osin ở xứ người gửi về. Những đồng tiền đẫm nước mắt nhớ thương gia đình, nhục nhằn nơi đất khách. Tất cả họ, những người ra đi dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều nhằm bán sức lao động, với hy vọng bán được giá cao! Thậm chí, công việc càng nguy hiểm càng có khả năng thu nhập cao.

Sức lao động – loại “tài nguyên” luôn được trưng ra để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài – chính là tuổi trẻ của đất nước, nhưng là tuổi trẻ chỉ có sức lực mà thiếu tri thức, kỹ năng, thiếu những hiểu biết cơ bản để có thể chọn lựa cho mình một con đường sống. Và họ đã chọn con đường tưởng như có thể nhiều kiếm tiển nhưng cũng nguy hiểm nhất: ra đi theo những đường dây “buôn người”. Chỉ trong vài tháng gần đây đã xảy ra sự việc 152 "du khách" Việt mất tích ở Đài Loan mà thực chất là một đường dây buôn người qua Đài... Thông tin 9 người mất tích sau khi dễ dàng “đi nhờ” chuyên cơ của bà Chủ tịch Quốc hội làm ta có quyền nghi ngờ đó là một đường dây buôn người chuyên nghiệp qua Hàn... Và nay là sự việc có những người Việt trong số 39 người chết ngạt trong container ở Anh. Chưa kể bao nhiêu người qua Lào, Thái Lan lao động chui, các cô gái qua Singapore, qua Malaisia “làm gái”... đã cho thấy mạng lưới rộng khắp đường dây buôn người có tổ chức, có thâm niên đang hoạt động rất táo bạo và tinh vi trên phạm vi quốc tế... Thực trạng này các địa phương có người ra đi đều biết rõ, các bộ, ngành quản lý liên quan cũng không thể không hay biết. Nhưng dường như tất cả đều vô can!

Cô gái Phạm Thị Trà Mi ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh –  người mà gia đình cho là đã ở trên chiếc xe container định mệnh – đã nhắn về cho cha mẹ những lời đứt ruột đứt gan “con xin lỗi bố mẹ, con đường đi nước ngoài không thành, con chết vì không thở được, con thương bố mẹ nhiều, mẹ ơi con xin lỗi mẹ...”. Trà Mi xin lỗi cha mẹ vì cô đã không thể giúp cha mẹ trả khoản nợ gần 30 ngàn bảng Anh gia đình đã vay mượn để cô có thể ra đi? Cô xin lỗi cha mẹ vì mong muốn, hy vọng của gia đình đã không thành hiện thực?

Người dân Anh đã thắp nến tưởng niệm, chia sẻ với những người xấu số đã chết trên đất Anh. Còn chúng ta vẫn đang chờ đợi sự lên tiếng của nhà nước trước sự việc bi thảm này. Chúng ta cứ chờ đợi như thế bao nhiêu năm nay, và những dòng người vẫn tiếp tục liều mạng ra đi...
Chính phủ và quốc hội nợ nhân dân một lời xin lỗi vì những thảm cảnh đã xảy ra.
Là một người mẹ, cô xin lỗi con, Phạm Thị Trà Mi, vì chúng ta đã không thể làm gì khác...

Sài Gòn 26.10.2019
Nguyễn Thị Hậu

 Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản

Trang nhất của báo “Times of London” hôm nay, tiêu đề là câu nói của một nạn nhân người Hà Tĩnh: “Con đang chết dần vì con không thể thở. Con xin lỗi mẹ”! Nguồn ảnh: Gs Tran Huu Dung)

Sự im lặng



 1. Sự im lặng quanh phóng sự điều tra của báo Phụ Nữ về việc phá hoại di sản thiên nhiên Tam Đảo, sự im lặng quanh “tai nạn” của thứ trưởng bộ BG (dù có những đồn đoán về nguyên nhân), sự im lặng trước nhiều sự việc hiện tượng bất công ngang trái... Đúng là không ai có quyền đòi hỏi người khác phải thế nào trước những sự việc đó, nhưng sự im lặng “ngoảnh mặt làm ngơ” của cơ quan chức năng thì người dân có quyền đòi hỏi sự lên tiếng của họ!
Tuy nhiên, trong một cộng đồng nghề nghiệp thì sự im lặng của đồng nghiệp thực sự là một sức ép vô cùng lớn với những ai có hành xử “khác biệt”! Đời công chức của mình ít nhất hai lần mình bị rơi vào tình trạng “cô độc” ngay trong cơ quan, nơi mà mình yêu thích và say mê với công việc.
Lần thứ nhất chỉ vì không hợp tính với sếp bà, lại can tội “được thăng chức” quá nhanh (trong 2 năm từ lính trơn lên trưởng phòng rồi phó giám đốc)... thế là mọi chuyện mình làm, mọi lời mình nói đều bị soi chiếu kinh khủng! Khi người ta đố kỵ thì cẩn thận mấy mình cũng ko thể tránh khỏi những vô tình, chưa kể sự thẳng thắng hay tích cực trong công việc đều bị nhìn bằng một con mắt khác!
Đau nhất là xung quanh đồng nghiệp đều im lặng! Có thông cảm chia sẻ cũng chỉ “kín đáo” còn công khai thì không! Họ đều là người tốt, hiểu việc đúng sai... nhưng trước quyền lực họ đành im lặng. Một số người nhân cơ hội này còn chọc ngoáy dèm pha dựng chuyện (mà đàn ông khi nhỏ nhen thì thôi rồi, hết thuốc chữa!).
Những uất ức đấy ko thể mang về nhà vì ở nhà là không gian và thời gian cho gia đình. Thỉnh thoảng mấy anh em thân thiết gặp nhau, ngồi nhậu mà mặt mũi mình trông rất chán, mấy anh em nói: thì bà cứ chửi một câu cho đỡ tức! Lúc đấy mới thấy ko biết chửi bậy là một sai lầm!
May mà còn công việc mình yêu thích... cứ vùi đầu vào công việc, và nhưng không thể quen với những nhỏ nhen – cứ chuẩn bị có cuộc họp nào đó là mình lại mất ăn mất ngủ vì ko biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Thời gian khoảng 8 năm đó mình bị khủng hoảng trầm trọng, công việc ngày càng nặng nề (vì là PGD phụ trách chuyên môn), lỡ có gì sơ xuất thì coi như toi!
Rồi cũng qua vì sếp bà nghỉ hưu. Giờ nghĩ lại mình phục mình hết sức vì sao có thể sống sót qua thời gian đó :)
Lần thứ 2, đó là lúc mình bị chỉ định ra ứng cử ĐBQH. Lúc đó cơ quan mình mới hình thành từ việc sát nhập 3 cơ quan, trong đó có một bộ phận nhân viên có truyền thống kiện cáo soi mói hay ý kiến ý cò một cách vô lối nhưng cứ tự coi là có trách nhiệm!
Khỏi nói, dù ngay từ đầu mình đã từ chối vụ ứng cử này vì biết tính cách mình không phù hợp với chính trường, nhưng sự kiện “ứng cử ĐBQH” đã trở thành cái cớ hợp pháp cho họ soi mình như thế nào! Là lãnh đạo nữ duy nhất, phụ trách khối VHXH, lại kiêm phụ trách tài chính, văn phòng... và bao nhiêu việc linh tinh – do sếp trưởng phân công, lại còn phải ra sức chống đỡ, giải trình giải thích những đơn từ thưa gửi... Mà tệ nhất là trong ban lãnh đạo 5 người có 4 nam giới toàn đàn anh cả, vậy mà im lặng thậm chí còn xui giục và ngầm ủng hộ mấy người nhiều chuyện. Mình đã phải xin gặp lãnh đạo thành ủy để trình bày mọi chuyện và cương quyết từ chối nhiệm vụ (ứng cử ĐBQH).
Tất nhiên, khi mình được rút lui thì mọi chuyện xong ngay! Chỉ khổ mình tự dưng tai bay vạ gió và phải nhận thấy sự ti tiện ở vài người!
Mình vẫn giữ toàn bộ những đơn từ giải trình ghi chép của hai thời gian đó. Cũng không xem lại làm gì, mỗi lần nhớ lại vẫn thấy đau vì sự “im lặng” kiểu vàng mã hay kiểu dao găm của những người “đồng nghiệp” ấy!

 2. “Con người cần 6 năm học nói và 60 năm để học cách im lặng”, có nghĩa là, đến hết đời (nếu chịu khó học) mới biết cách không nói, đủ hiểu “im lặng” khó như thế nào.

“Lời nói là bạc nhưng im lặng là vàng” có nghĩa là im lặng mang lại lợi ích như “vàng” nhưng cũng có thể hiểu là lời nói dùng “tiêu xài” hàng ngày nhưng im lặng thì chỉ được mang ra sử dụng khi cần thiết, thậm chí rất cần thiết.
“Thùng rỗng kêu to”, lời nói như thế thì chẳng có giá trị gì.
          “Khởi đầu là Lời”, không có lời nói thì sự im lặng liệu có giá trị không?
Lời nói và sự im lặng như là hai cực đối lập, nhưng có vẻ như sự im lặng được đánh giá cao hơn lời nói. 
Khi nào “lời nói” chính là sự dũng cảm, dám chấp nhận, dám hành động thực sự, còn “im lặng” chính là sự lười biếng, trì trệ, trốn tránh, thậm chí là hèn nhát, thì khi ấy lời nói đáng quý gấp ngàn lần sự im lặng.
Đôi khi những lời nói độc địa nhất không mảy may làm tổn thương nhưng sự im lặng lại có thể làm chết người. Bởi vì, người ta chỉ nghĩ rằng mình đang có “vàng” chứ mấy ai nhận ra rằng “mình đang giết người”.
Bây giờ sự im lặng nhiều hơn lời nói, im lặng là vàng, nhưng là vàng mã!

(note cũ, 2012)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi, bàn và trong nhà

"NGẮT KẾT NỐI"

Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, thiên nhiên, ngoài trời và nước

Phim kể về một đôi vợ chồng trẻ sống trong căn hộ cho thuê, nhân buổi tối bị mất điện chợt nhận ra khi không sử dụng điện thoại, internet... họ có thể trò chuyện với nhau nhiều hơn, nhớ lại thủa còn hẹn hò với bao cảm xúc ngọt ngào.
Vậy là họ quyết định sau giờ làm việc, khi về đến nhà hay ngày cuối tuần là cả hai người off tất cả điện thoại, máy tính... Để làm gì? Họ đã có những tối hẹn hò đi chơi, ăn nhà hàng, xem phim, thậm chí đi học nấu ăn, ngày nghỉ đạp xe đi lang thang... Việc “ngắt kết nối” của họ làm bạn bè ngạc nhiên và không tán thành, vì ngoài công việc còn có nhiều chuyện khác cần liên tục sử dụng mạng: cô bạn đang tìm “ý trung nhân” bằng cách hẹn hò trên mạng, anh bạn đang viết phần mềm một trò chơi điện tử không thể chậm để kịp “chào hàng”, một người môi giới mua bán nhà luôn cần liên hệ với khách hàng qua điện thoại... tất cả bọn họ đều không muốn bị bỏ lỡ một cơ hội nào đó.
Mặc dù vậy đôi vợ chồng trẻ vẫn quyết tâm thực hiện ý định của mình vì: chúng ta thực sự cần điều gì? Niềm vui và sự gắn bó với nhau hay những “cơ hội” mà nếu mất đi, ta vẫn có thể tìm thấy cơ hội khác? Nhờ có thời giờ rảnh rỗi không phụ thuộc vào điện thoại và máy tính mà họ đã mua được hai chiếc xe đạp tại một garage sale “vì chúng là dành cho hai anh chị”, nhờ đạp xe đi lang thang lạc đường mà họ làm quen với một ông già sống độc thân... Nhưng cũng vì off điện thoại mà họ đã bỏ lỡ việc mua một ngôi nhà như mong đợi, sắp phải lâm vào cảnh “vô gia cư” vì căn hộ ở thuê đã trả lại. Và họ giận nhau...
Họ lại gặp nhau ở nhà ông già độc thân nọ vì tuần trước ông mời họ đến ăn tối. Vợ ông mất đã lâu nhưng ông vẫn chăm sóc ngôi nhà, vườn hoa, những cái cây như khi bà còn sống. Tuy đã đăng lên mạng tin bán nhà nhưng ông vẫn chần chừ... “Có lẽ vì hình chụp ngôi nhà không đẹp? Nhưng có tấm hình nào mà chụp được mùi hương hoa hồng, sự ấm cúng của tấm thảm trước lò sưởi hay bữa ăn vui vẻ ngoài hiên nhà như chúng ta đang ngôi đây lúc này?”, ông già nói, ngôi nhà là tổ ấm chứ không phải là trị giá đắt rẻ, có mấy phòng hay tiện nghi thế nào. Bởi vậy ông không muốn bán ngôi nhà cho ai sẽ phá đi xây lại hoặc làm hỏng những kỷ niệm của ông.
Tất nhiên, hai vợ chồng trẻ đã mua lại ngôi nhà của ông già, vì họ hiểu giá trị của tổ ấm là ở những ký ức đẹp và họ sẽ giữ gìn sự ấm cúng của nó. Và dĩ nhiên, họ cũng phải có đủ tiền để mua nó: “vận may” đã đến với họ từ những người mà họ gặp gỡ, quen biết ngoài đời nhờ việc “ngắt kết nối” với mạng.
Chuyện của đôi vợ chồng trẻ kết thúc “có hậu” vì họ thật sự yêu nhau nên có thể từ bỏ những điều thứ yếu để giữ được điều quan trọng nhất. Bởi vì không phải ai cũng hiểu rằng, điện thoại, internet mang người ta đến với nhau nhưng cũng là nguyên nhân của bao cuộc chia tay, khi người ta quên mất người thân yêu bên cạnh mà chỉ còn quan tâm đến ai, việc gì... đang hiện diện trên chiếc điện thoại.

Vụn vặt đời thường (234)

@ Sư "gạ tình" hoàn tục xin được giữ lại trang trại, tài sản. Quan chức tham nhũng bị kỷ luật, khai trừ cũng chẳng mất tài sản, trang trại!

Nhà sư bị tố gạ tình nữ phóng viên xin hoàn tục, giữ lại trang trại, đất đai, ôtô cá nhân - Ảnh 1.

@ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không...
- Câu trả lời: KHÔNG! Tại sao người lớn cứ hỏi trẻ con câu này suốt từ năm 45 tới giờ?!

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, nước và ngoài trời

@ Hồi trước: "Hồng Kông bên hông Chợ lớn" là hàng giả, hàng nhái.
Bây giờ "Hồng Kông bên hông Trung quốc": sự dũng cảm vì dân chủ và tự do!
Kính phục tri thức và sự đoàn kết của người dân HK!

Công trình mới của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Sắp phát hành:
MỤC LỤC ĐỀ YẾU PHẦN HÁN VĂN TẠP CHÍ NAM PHONG
Tác giả Phạm Hoàng Quân
Nxb Đà Nẵng & Domino Books phát hành 10/2019
Sách dày 378 trang, bìa cứng, khổ 16x24cm
Giá bìa: 345k
_____________
Nhà nghiên cứu PHẠM HOÀNG QUÂN
Sinh năm 1966 tại Tiền Giang
Chuyên ngành: Cổ sử Trung Quốc - Việt Nam
Là tác giả của nhiều bài nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, tiêu biểu như: Phân tích tổng quan nguồn sử liệu Trung Hoa liên quan đến Biển Đông Việt Nam; Những ghi chép liên quan đến Biển Đông Việt Nam trong chính sử Trung Quốc; Những ghi chép về tình hình mặt biển Quảng Đông Trung Hoa và mặt Biển Đông Việt Nam trong Đại Thanh thực lục, đối chiếu Đại Nam thực lục; Những ghi chép liên quan đến Biển Đông Việt Nam trong phương chí Trung Hoa…
Ông đã được trao Giải Nghiên cứu của Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm 2015 vì những công trình nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông.
Đã xuất bản
• Thư pháp chữ Hán – Lý thuyết và thực hành, Nxb. Mũi Cà Mau, 2004.
• Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2014.
• Tập bản đồ hàng hải 1841 ở Thư viện Đại học Yale, Dịch và chú giải, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2016.
• Xiêm La quốc lộ trình tập lục (Giao thông thủy bộ Việt - Xiêm năm 1810), Dịch, chú và giới thiệu, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2017.
• Những mảnh sử rời, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, 2019.
• Gia Định thành thông chí (Địa chí vùng Nam Bộ đầu thế kỷ XIX), Dịch, chú và khảo chứng, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
_____________
Nếu bớt đi sự quan tâm đối với mấy bài xã luận phục vụ cho những mục tiêu chính trị nhất thời, tách thành kiến sang một bên, chúng ta sẽ thấy trong phần Hán văn mà Tạp chí Nam Phong đăng tải mang chứa nhiều giá trị. Nếu như, có lúc bực mình vì phải mất thì giờ đọc những bài văn thơ tán tụng nịnh hót khuôn sáo, thì người ta cũng nên cảm cái tình ban biên tập khi đưa in những bài thơ hiếm hoi của Thai Xuyên Trần Quý Cáp, của Cúc Nông Trương Gia Mô chẳng hạn. Ở lãnh vực học thuật, các bài nghiên cứu trên tạp chí này như đánh dấu giai đoạn chín muồi và kết thúc của mười thế kỷ người Việt sử dụng chữ Hán, những bài văn nghị luận, những khảo cứu thật công phu, những thiên du ký với tầm nhìn mới mẻ, hay trình độ dịch thuật ngôn ngữ khác sang chữ Hán của nhóm nhà Nho cuối mùa tiếp xúc Tây học trong sự dung hòa nhuần nhuyễn không tiền tuyệt hậu lẽ nào không đáng được ghi nhận và tìm hiểu.
Phạm Hoàng Quân
_____________
Cuốn sách “Mục lục đề yếu phần Hán văn Tạp chí Nam Phong” nầy của ông Phạm Hoàng Quân là một nghiên cứu rất công phu. Ông cho biết trong phần giới thiệu là ông muốn “giúp cho sự nhận định giá trị tổng quan và toàn diện về tạp chí Nam Phong” cũng như “góp phần vào việc nhận định đúng đắn và công bằng hơn về sự nghiệp trước tác của một số tác gia đầu thế kỷ XX.”
Để làm việc trên, ông Phạm Hoàng Quân, chia sách ra làm hai phần. Trong phần “Mục lục tác giả,” ông Phạm Hoàng Quân ghi chép đầy đủ tên các tác gia, tên từng bài của từng tác gia, chủ yếu bài đó nói về vấn đề gì, đăng trong số nào, năm nào, và gồm bao nhiêu chữ. Trong phần “Mục lục phân loại” ông chia các bài thành 10 loại khác nhau và cho biết đăng trong số nào, tháng nào, năm nào, và từ trang nào đến trang nào.
Rõ ràng đây là một đóng góp rất quý báu cho những ai muốn nghiên cứu về Tạp chí Nam Phong và các tác gia có bài được xuất bản trong đó, cũng như cho những ai muốn tìm hiểu về giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX.
Ngô Vĩnh Long
Giáo sư Khoa Lịch Sử
Đại học bang Maine (University of Maine), Hoa Kỳ

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...