Công trình mới của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Sắp phát hành:
MỤC LỤC ĐỀ YẾU PHẦN HÁN VĂN TẠP CHÍ NAM PHONG
Tác giả Phạm Hoàng Quân
Nxb Đà Nẵng & Domino Books phát hành 10/2019
Sách dày 378 trang, bìa cứng, khổ 16x24cm
Giá bìa: 345k
_____________
Nhà nghiên cứu PHẠM HOÀNG QUÂN
Sinh năm 1966 tại Tiền Giang
Chuyên ngành: Cổ sử Trung Quốc - Việt Nam
Là tác giả của nhiều bài nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, tiêu biểu như: Phân tích tổng quan nguồn sử liệu Trung Hoa liên quan đến Biển Đông Việt Nam; Những ghi chép liên quan đến Biển Đông Việt Nam trong chính sử Trung Quốc; Những ghi chép về tình hình mặt biển Quảng Đông Trung Hoa và mặt Biển Đông Việt Nam trong Đại Thanh thực lục, đối chiếu Đại Nam thực lục; Những ghi chép liên quan đến Biển Đông Việt Nam trong phương chí Trung Hoa…
Ông đã được trao Giải Nghiên cứu của Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm 2015 vì những công trình nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông.
Đã xuất bản
• Thư pháp chữ Hán – Lý thuyết và thực hành, Nxb. Mũi Cà Mau, 2004.
• Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2014.
• Tập bản đồ hàng hải 1841 ở Thư viện Đại học Yale, Dịch và chú giải, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2016.
• Xiêm La quốc lộ trình tập lục (Giao thông thủy bộ Việt - Xiêm năm 1810), Dịch, chú và giới thiệu, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2017.
• Những mảnh sử rời, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, 2019.
• Gia Định thành thông chí (Địa chí vùng Nam Bộ đầu thế kỷ XIX), Dịch, chú và khảo chứng, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
_____________
Nếu bớt đi sự quan tâm đối với mấy bài xã luận phục vụ cho những mục tiêu chính trị nhất thời, tách thành kiến sang một bên, chúng ta sẽ thấy trong phần Hán văn mà Tạp chí Nam Phong đăng tải mang chứa nhiều giá trị. Nếu như, có lúc bực mình vì phải mất thì giờ đọc những bài văn thơ tán tụng nịnh hót khuôn sáo, thì người ta cũng nên cảm cái tình ban biên tập khi đưa in những bài thơ hiếm hoi của Thai Xuyên Trần Quý Cáp, của Cúc Nông Trương Gia Mô chẳng hạn. Ở lãnh vực học thuật, các bài nghiên cứu trên tạp chí này như đánh dấu giai đoạn chín muồi và kết thúc của mười thế kỷ người Việt sử dụng chữ Hán, những bài văn nghị luận, những khảo cứu thật công phu, những thiên du ký với tầm nhìn mới mẻ, hay trình độ dịch thuật ngôn ngữ khác sang chữ Hán của nhóm nhà Nho cuối mùa tiếp xúc Tây học trong sự dung hòa nhuần nhuyễn không tiền tuyệt hậu lẽ nào không đáng được ghi nhận và tìm hiểu.
Phạm Hoàng Quân
_____________
Cuốn sách “Mục lục đề yếu phần Hán văn Tạp chí Nam Phong” nầy của ông Phạm Hoàng Quân là một nghiên cứu rất công phu. Ông cho biết trong phần giới thiệu là ông muốn “giúp cho sự nhận định giá trị tổng quan và toàn diện về tạp chí Nam Phong” cũng như “góp phần vào việc nhận định đúng đắn và công bằng hơn về sự nghiệp trước tác của một số tác gia đầu thế kỷ XX.”
Để làm việc trên, ông Phạm Hoàng Quân, chia sách ra làm hai phần. Trong phần “Mục lục tác giả,” ông Phạm Hoàng Quân ghi chép đầy đủ tên các tác gia, tên từng bài của từng tác gia, chủ yếu bài đó nói về vấn đề gì, đăng trong số nào, năm nào, và gồm bao nhiêu chữ. Trong phần “Mục lục phân loại” ông chia các bài thành 10 loại khác nhau và cho biết đăng trong số nào, tháng nào, năm nào, và từ trang nào đến trang nào.
Rõ ràng đây là một đóng góp rất quý báu cho những ai muốn nghiên cứu về Tạp chí Nam Phong và các tác gia có bài được xuất bản trong đó, cũng như cho những ai muốn tìm hiểu về giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX.
Ngô Vĩnh Long
Giáo sư Khoa Lịch Sử
Đại học bang Maine (University of Maine), Hoa Kỳ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...