VÀI NGÀY Ở LÀO

 Hồ chứa nước thủy điện Nậm Ngừm (tỉnh Viên Chăn), một nhánh của Mê Kông.

Cây thốt nốt bao gờ cũng gây cảm giác buồn.... Có lẽ vì sự đơn độc của nó...

 Sông Mê Kông đọan qua Tha Khek tỉnh Khăm Muộn. Bên kia là Thailand.

 Các bạn Lào hỏi mình có phải là người Khmer không? hihi mà nhìn giống bà Cà Sợi trong Hòn Đất thiệt :))

 Chộp trên đường ở Tha Khet

 Đập tràn thủy điện Nậm Ngừm (tràn ra khỏi đập rùi, hic :))

 Lòng chợt bình yên...

 Khải Hòan Môn ở thủ đô Viên Chăn


Trên cầu Hữu nghị Lào - Thái ở thủ đô Viên Chăn

Một đoạn đường miền Trung (2008)

Thành Vinh
Ơi, dòng nước sông Lam chảy từ trên ngàn...

Đây là lần đầu tiên ghé Vinh, dù đi qua nhiều lần. Nghe nói Vinh đang chuẩn bị trở thành đô thị loại 1, tách khỏi Nghệ An. Và Diễn Châu đất cổ sẽ trở thành tỉnh lỵ của Nghệ An. Vinh, thành phố công nghiệp từ thời Pháp, đang mở rộng để trở thành một thành phố lớn. Quy luật tất yếu, nhưng sao cứ có cảm giác rằng, ở mình cái gì cũng chỉ thích TO, cái to của bong bóng xà phòng...Lân sau có trở lại chắc Vinh không còn những ruộng lúa mướt xanh "con gái" như hôm nay..

Từ đền thờ Quang Trung Nguyễn Huệ nhìn dòng sông Lam uốn khúc mềm mại khuất sau núi Quyết. Ở khu di tích Nguyễn Du, thành tâm bói Kiều một quẻ... Kể ra thì cũng đúng…
Bạn mình đang nói giọng Hà Nội về quê bỗng chuyển giọng Nghệ véo von, nghe ngỡ ngàng rồi chợt nhận ra, đi đâu thì đi  mà ở đâu lâu đến thế nào thì giọng nói quê hương mãi vẫn còn đó.
Chỉ một ngày, thành Vinh với tiếng nói lạ mà quen, nhưng bỗng hiểu nhiều hơn về hai chữ duyên và nợ... Một ngày nắng miền Trung, một ngày gió miền Trung, một ngày với sông Lam...

Đi theo câu hát

Trời mô xanh bằng trời Can Lộc, nước mô xanh bằng dòng nước sông La...
Hà Tĩnh, khu di tích ngã ba Đồng Lộc. Những cô gái mãi mãi tuổi đôi mươi...
Đi theo đường Khe Giao lên Hương Khê, một đoạn đường Hồ Chí Minh. Đường đẹp, hoang vắng... Mấy mươi năm trước núi vẫn xanh thế, trời vẫn xanh thế, nhưng đường chỉ là con đường mòn bụi đỏ lầm lũi. Trên con đường này anh Hai của tôi từng qua lại nhiều lần vì anh là lính lái xe bộ đội Trường Sơn. Trên con đường này ba tôi cũng từng qua lại vài lần, ông cùng các nghệ sĩ đi biểu diễn phục vụ bộ đội Trường Sơn. Trên con đường này ba tôi và anh tôi đã có lần tình cờ gặp nhau, khi hai chiếc xe cùng qua ngầm phà Xuân Sơn với cọc tiêu là những cô gái thanh niên xung phong mặc áo trắng trong đêm...
Qua con sông Cà Tang năm nào xảy ra vụ đắm đò tang thương... Con sông trông hiền lành thế vì chưa phải mùa lũ.
Đến Phong Nha - di sản văn hóa thế giới. Hệ thống hang động núi đá vôi. Nhớ Vịnh Hạ Long, Bích Động, Hương Tích... nhưng với tôi tuyệt vời nhất vẫn là những hang động ở tỉnh Hòa Bình có những di tích văn hóa cổ đến 10.000 năm. Chút băn khoăn, cảnh quan nhân tạo xung quanh khu Di sản văn hóa Phong Nha chả khác gì Hạ Long, hay một nơi du lịch nào đó, kể từ nhà cửa, các cửa hàng, đồ lưu niệm... và những người dân nơi này cũng vậy. Tiếng là di sản thế giới, khu du lịch nổi tiếng mà sao trông họ vẫn lam lũ quá...
Giá mà chính quyền tập trung lo cho đời sống người dân như lo cho việc "bầu chọn di sản thế giới" nhỉ? Có ai lo đời sống của dân bị "xuống hạng" không???
Chiều xuống, tháp chuông nhà thờ nổi bật trên nền núi rừng xanh ngắt. Đàn trâu tắm sông, những chú bé vùng vẫy bơi lội... tiếng chuông lan xa hơn trên mặt sông...

Một ngày đi theo những câu hát của một thời đã qua, từ Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh... đến Quảng Bình quê ta ơi...
Còn ngày mai, Ai đã tới miền quê em Quảng trị Thừa thiên, qua đường chín...

Đôi bờ Thạch Hãn
Đúng ngày rằm tháng Bảy tôi đến Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ được quy tập về đây, hơn mười ngàn chàng trai tuổi đôi mươi, quê từ 64 tỉnh thành đang quây quần tại đây… Đi qua nơi yên nghỉ của những chàng trai Hà Nội, của các tỉnh phía Nam, của Hà Bắc, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… chỉ kịp thắp vội vài nén nhang, lòng cầu mong các anh thông cảm vì không thể đến với từng người… Lướt qua những dòng bia mộ, có anh nhập ngũ được vài năm, có anh nhập ngũ chỉ mới vài tháng, nhiều anh còn chưa tìm thấy tên tuổi… Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn giờ đã khang trang hơn xưa, nhưng vẫn nắng Quảng Trị, vẫn gió miền Trung, vẫn xào xạc lá rừng Trường Sơn, vẫn những tên tuổi năm tháng ấy, thời gian ở đây như ngập ngừng không muốn trôi qua để giữ mãi tuổi thanh xuân của những người đã yên bình nơi đây…
Thành cổ Quảng Trị, 81 ngày đêm đỏ lửa. Nắng hôm nay có dội lửa như những ngày năm ấy? Gió hôm nay có thiêu đốt như những ngày năm ấy? Sông Thạch Hãn, 81 ngày đêm đỏ máu… “đáy sông còn đó bạn tôi nằm”… Sông ơi, sông hôm nay có quặn dòng như những ngày năm ấy…?
Trên đất nước này còn biết bao nghĩa trang như thế? Trên đất nước này còn biết bao con người chưa tìm được sự bình yên như thế?
Bên này, bên kia… như hai bờ của dòng sông quê mẹ, lỡ chia đôi nhưng một chuyến đò ngang cũng đủ nối liền. Sao hơn 30 năm rồi mà vết cắt vẫn còn đau…?

(Đã in trong tập tản văn Quay qua quay lại, 2010)

Chúc mừng sinh nhật con gái Châu Quyên!



Mẹ sinh con sau một cơn đau kéo dài đến 2 ngày, cơn đau mà chỉ có người phụ nữ nào đã trải qua mới có thể hình dung được. Lúc mới lọt lòng con là một cô bé tròn trịa có cặp mắt rất to và đôi môi đỏ như son. Cô bác sĩ vừa đỡ cho con ra đời nói “con bé xinh quá, hiếm có đứa trẻ nào mới sinh mà nết nào ra nét ấy như thế”. Mẹ như quên hết nỗi đau đớn vừa trải qua, tràn ngập cảm giác dịu dàng của lần đầu làm mẹ khi nhìn thấy con.
Thấm thoắt con đi nhà trẻ, rồi mẫu giáo. Con vào lóp 1 tung tăng váy xanh áo trắng… lên cấp 3 với tà áo dài tinh khôi. Con vô đại học, rồi đi làm… Chưa bao giờ con làm mẹ phải buồn lòng vì bất cứ chuyện gì. Con gần 3 tuổi thì mẹ sinh em gái. Tối đầu tiên mẹ bế em từ bệnh viện về, con quấn quýt bên em. Mẹ bảo: tối con lên gác ngủ với bố nhé, nằm với mẹ nhỡ em tè ướt người con. Con không nói gì, đến tối kéo lê chiếc gối ôm lên gác vừa đi vừa chảy nước mắt. Mẹ thương quá lại gọi xuống, thế là ba mẹ con nằm với nhau… Sàn sàn tuổi nhau nhưng con luôn là Chị Hai dịu dàng, nhường nhịn em, chăm sóc em chu đáo. Nghề của mẹ hay phải đi công tác, con đã sớm biết phụ mẹ nấu cơm đi chợ. Món nào mẹ cũng chỉ hướng dẫn 1,2 lần là con biết làm. Bây giờ có những món con nấu còn ngon hơn cả mẹ nữa. Cuối tuần là những ngày con trổ tài nấu nướng còn mẹ thì khoe… trên blog. Con gái còn là “tay hòm chìa khóa” của mẹ nữa đấy.
Vẫn biết sẽ có ngày “con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”, mẹ vừa mong nó đến để được yên tâm vì thấy con trưởng thành, vì đã có người đi cùng con với tất cả tình yêu trên con đường dài phía trước … lại cũng mong nó đừng vội đến, bởi vì nếu nhà mình mà vắng con thì sẽ buồn lắm… Nhưng dù sau này con ở đâu làm gì thì mẹ vẫn tin rằng mẹ con mình mãi là những người bạn có thể chia sẻ với nhau tất cả như nhiều năm qua…
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là những điều tốt đẹp, cuộc đời sẽ mang lại cho con cả niềm vui và cả những nỗi buồn. Nhưng đừng để lòng đố kỵ, sự ghen ghét, hận thù có chỗ trong trái tim. Hãy luôn giữ được tình yêu thương và sự quan tâm đến người thân, với mọi người, và hãy luôn mỉm cười, con nhé. Mong sao cuộc sống của con sẽ luôn được bình yên, Niềm vui và Hạnh phúc sẽ luôn ở bên con.
Điều may mắn nhất của mẹ là đã có con và em, và  thành công nhất của mẹ là hai cô con gái ngoan hiền. Và cũng như tất cả những người mẹ khác, với sự thiên lệch thường tình, bao giờ con gái của mẹ cũng là cô gái xinh đẹp nhất!
Chúc mừng sinh nhật con gái yêu của mẹ!

P/S. Còn một điều vui vui: “Nhờ” cơn đau hai ngày ấy mà con ra đời đúng ngày tròn một năm mẹ lên xe bông, hihi :)

LINH TINH LANG TANG (18)


8 : 2 = 4; nhưng nếu cắt dọc số 8 ta được hai số 3, cắt ngang số 8 lại được hai số 0. Tùy ta muốn có kết quả nào thì sẽ làm cách ấy :))
***
 Trong đầm nọ có một chú ếch sống cô đơn, buồn bã, bèn đến bác sĩ tâm lý.
- Cậu đừng lo…. Sẽ có một cô gái xinh đẹp đến với cậu và tìm hiểu mọi điều về cậu.
Chú ếch mừng rỡ:
- Tuyệt! Tôi sẽ gặp nàng ở chỗ làm, trong buổi tiệc hay ở nhà riêng?
- Không, trong phòng thí nghiệm sinh học.
-         Trời, gặp nàng để rồi chết ngay à?
-         Cậu còn may đấy, không như tôi phải sống với cô ấy cả đời …
***
 Tổ kiến quyết định tấn công một chú voi. Voi khẽ lắc mình là cả bầy kiến rơi xuống đất. Chỉ còn một con lọt lại trong tai voi. Những con kiến dưới đất vừa chạy tán loạn vừa hét lên:
- Giữ chặt lấy nó! Bóp cổ nó đi!
Quả nhiên chỉ một lúc voi lăn đùng ra đất. Kiến chui ra khỏi tai voi, nói giọng ấm ức: Trời phạt chàng đấy, ai bảo chàng từ chối cái thai trong bụng em!
 ***
Trên sa mạc một con chó chạy mãi chạy mãi, thỉnh thỏang dừng lại ngó nghiêng rồi lại cắm đầu chạy tiếp, vừa chạy vừa nghĩ: tí nữa không có cái cây nào cũng phải dừng lại đi tè, chịu hết nổi rồi.
Ngẫm, con người nhiều khi cũng giống con chó nọ. Cứ trì hõan việc cần làm vì những lý do không đâu… 

Chôm trên mạng và bịa ra đọan kết :))

Con chuồn chuồn không buồn…



 Chiều đi làm về, trời chuyển mưa ầm ì. Bỗng đâu một đám chuồn chuồn sà xuống giữa dòng xe cộ đang bị kẹt trên đường như dòng nước đen tù hãm. Lâu lắm mới nhìn thấy “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” như thế này.
Hồi còn nhỏ ở nông thôn rất thích dang nắng đi bắt chuồn chuồn. Những con chuồn chuồn lượn lờ ở vệ cỏ đường đi, ven bờ ao, nào chuồn chuồn ngô to đùng, chuồn chuồn ớt đỏ rực, chuồn chuồn kim bé xíu, chuồn chuồn bướm sặc sỡ… những đôi cánh mỏng nhẹ cứ thấp thóang trong dàn mướp, trong đám cỏ, trên mặt ao lặng thinh thỏang tiếng cá đớp mồi… Rón rén, con bé 6 tuổi từ Hà Nội sơ tán về nhón chân đến gần con chuồn chuồn… đôi khi nó như nhìn thấy chính nó trong cặp mắt lộ to của chuồn chuồn. Nhưng nó không biết nó hiện ra ngơ ngác trong cặp mắt chuồn chuồn tinh khôn. Nó không biết chuồn chuồn nhìn thấy nó đến gần, làm ra vẻ vô tư lự đứng im, để rồi khi nó nhón tay tưởng như đã chạm vào đôi cánh mỏng thì… chuồn chuồn nhẹ nhàng bay lên vượt ngòai tầm với…cô bé ngẩn ngơ…
Cũng có khi đang bậm môi rón rén thì bỗng từ đâu, một chiếc cần câu nhỏ xíu bằng cành tre từ từ hạ xuống, đầu có nhựa dính vào cánh chuồn, và tiếng cười đắc thắng của cậu bé đầu tóc cháy nắng hoe vàng làm cô bé chực trào nước mắt… Chuồn chuồn ơi, nhón tay bắt được chuồn chuồn cánh mỏng, cô bé nâng niu, nhưng mà bị cần câu dính nhựa từ xa thì thôi rồi, chuồn chuồn chỉ còn là mồi cho cá…
Nhưng mà chuồn chuồn lại không biết như thế… Vẫn lượn lờ lúc đậu lúc bay, vô tư, và vô tâm… Đấy là hồi bé, nghĩ thế…

Bắt chước thi nhơn Bùi Chát “mở miệng”, HKC tui “lấy ca dao làm nguyên liệu” chế tác thơ ba cu (ba câu). Thơ rằng,
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Kệ thôi, tôi chả quan tâm…
Nhưng mà cứ lượn lờ mãi vẫn chưa thấy mưa đâu, chán quá bèn chế tác tiếp:
Chuồn chuồn bay thấp thì cao,
bay cao thì thấp… bay vào thì ra
Việc gì, mặc kệ người ta!
Ai bảo “buồn như con chuồn chuồn”? Chuồn chuồn vui lắm chứ! (câu này bắt chước Quốc văn giáo khoa thư)
Đấy là bây giờ, nghĩ thế…

 2. Nhân chuyện từ ngữ bây giờ hay nói kiểu: “buồn như con chuồn chuồn”, hay “chán như con dán”… mới nhớ ra rằng, trong tâm thức người Việt hình ảnh con chuồn chuồn rất hay được nhắc đến. Ngoài câu tục ngữ trên còn một số câu nữa cũng khá quen thuộc. Như:
Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão.
Chuồn chuồn có cánh thì bay/ kẻo anh cu tí bắt mày đi tu . Sao lại là đi tu mà không phải là việc khác?
Rồi: chuồn chuồn đạp nước (hời hợt, qua loa). Hừ, người ta bảo cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi đấy! Hồi bé tớ hay bị dụ như thế, nhưng tớ đây nhát nước nên Em chã…
Hay: tay bắt chuồn chuồn (sắp chết)
Và: ai biết đâu cái tổ con chuồn chuồn?
Ngược lại là: biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi nhé!
 Mà không biết chuồn chuồn có tổ ko nhỉ? ở đâu? Dư lào???.
Thử tìm hiểu trên mạng thì biết rằng (www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/.../ns080714094938 - 42k -)
“Về đời sống sinh vật của chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài sâu bọ cánh mỏng, có gân. Vòng đời của chuồn chuồn không dài chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn nhộng, ba năm ở dưới nước, giai đoạn trưởng thành hai tháng. Hóa từ nhộng ra, chuồn chuồn con sinh sống kiếm ăn ở mặt nước, nên ít ai nhận biết. Đến lúc lớn lên, có khả năng tự vệ, chuồn chuồn mới bay lên cạn kiếm mồi. Cuộc sống ở trên cạn, chuồn chuồn cũng có những cá tính khác thường: không ở đâu lâu một chỗ, mà cứ nay đây, mai đó, ngày bay, đêm nghỉ. Lại có những ngày chuồn chuồn rủ nhau tụ họp, bay dăng đầy sân, đầy bãi gây một ấn tượng rộn rã, bỗng chốc lại tan đàn, bay đi mất hút cả một mùa. Lúc ở phía trước, lát ở phía sau, thoắt một cái lại biến mất vẻn vẹn chỉ có hai tháng sống trên cạn thôi mà đã mất một thời sống quanh quẩn nơi mặt nước, không có ai biết đến. Những ngày sống trên cạn thì du thủ du thực, vui đâu chầu đấy; lại có những ngày tụ họp bay rợp trời rợp đất rồi sau đó mất hút... Tất cả những “lối sinh hoạt” ấy: “thoắt đến thoắt đi” vừa nhìn thấy đã biến mất, vừa đến đã đi, sáng bay ra, tối đi hết, gây ra cảm nghĩ “không biết đâu mà lường”, “khó mà tìm cho được”. Nhưng, có lẽ chừng ấy cũng chưa đủ chứng cứ ngôn ngữ học cho sự xuất hiện thành ngữ “cái tổ con chuồn chuồn”, mà phải thêm điều này nữa: Trong cách nghĩ dân gian, con chim phải có tổ, người ta phải có nhà. Và dường như, các loài có cánh đều làm tổ, đẻ trứng và nuôi con ở tổ, thế thì chuồn chuồn cũng phải có tổ như chim có tổ để trú ngụ, đẻ trứng, nuôi con chứ! Cái logic ấy tự nhiên, chỉ có điều là, tổ chim nhìn thấy được mà tổ chuồn chuồn thì ở đâu, mà chẳng bao giờ nhìn thấy cả. Cái logic dân gian này cùng với lối sinh hoạt “nay đây mai đó”, “thoắt đến thoắt đi” của chuồn chuồn đã đưa liên tưởng con người đến với ý nghĩ về sự “bí ẩn”, “chẳng thể nào biết được”, từ đó mà có câu thành ngữ “cái tổ con chuồn chuồn” nói về cái ý đó, giống như cách nói “ai biết ma ăn cỗ” hay “ai biết ma ăn cỗ ở đâu”. Ở đây các logic dân gian và logic hiện thực khách quan không đồng nhất. Chuồn chuồn không làm tổ, nên không có tổ, do đó, không bao giờ con người tìm thấy tổ chuồn chuồn. Chuồn chuồn đạp nước, đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành nhộng. Nhộng sống dưới nước sau ba năm mới hóa thành chuồn chuồn. Cái tổ con chuồn chuồn biểu trưng cho sự “bí ẩn”, “không thể biết”. Để diễn đạt ý về sự đã biết rõ, biết tường tận điều bí ẩn nào đó, người ta phải nói biết tỏng cái tổ con chuồn chuồn rồi.”
 À, hiểu tại sao bắt chuồn chuồn đi tu rùi! Thử tưởng tượng có một cái chùa toàn chuồn chuồn (bị bắt) đi tu, vui phết!
Này, kể ra kiếp sau nếu có đầu thai thì xin Diêm vương cho cầm tinh con chuồn chuồn, hay đấy chứ? Quá hay là đằng khác! Ấy vậy mà cứ bảo: buồn như con chuồn chuồn. Còn lâu chuồn chuồn mới buồn nhé.

 



Một chuyến đi cùng các bạn

Vừa rồi đi Lý Sơn cùng nhiều bạn bè, cả người đã quen thân và có nhiều bạn mới. Nhóm bạn ra Lý Sơn tặng quà cho một số gia đình ngư dân quá khó khăn. Về chuyến đi này  bạn Mai Thanh Hải, Đàm Hà Phú và một số bạn khác đã ghi chép, chụp hình rất tỉ mỉ, cụ thể. Mình post vài hình này để lưu lại một chuyến đi đáng nhớ.
 Quảng Ngãi, cả đoàn tập trung. Tặng áo No U cho Sói biển Mai Phụng Lưu.


 Trên đảo Lý Sơn

Khu khách sạn ở Monkey bay, Sơn Trà, Đà Nẵng


 Dọc đường vẫn lướt web

 Chùa Linh Ứng

 Đường ven bán đảo Sơn Trà


Hội An, một góc nhỏ

 Bãi biển Đà Nẵng theo mình là đẹp (và sạch) nhất những bãi biển trong các thành phố.

 Tò he (đất nung)








 Sông Hoài

Đà Nẵng mới.

160 NĂM THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

  https://nguoidothi.net.vn/160-nam-thao-cam-vien-sai-gon-42825.html   Nguyễn Thị Hậu Thảo cầm viên Sài Gòn là một không gian công cộng và...