Việc bà CTQH đề xuất thành lập bộ Thanh niên, bộ Phụ
nữ trẻ em và gia đình (và còn thêm những bộ nào nữa?) có thể thấy ngay đây là sự
chuyển đổi hình thức, tên gọi của các đoàn thể xã hội sử dụng ngân sách nhà nước
đã tồn tại quá lâu dài. Có nhiều hội đoàn như vậy với bộ máy tổ chức từ trung ương
đến địa phương, đến tận các ban ngành, cơ quan, công ty...
Theo TBKTSG ngày 17.5.2016 và nhiều báo khác thì Ngân
sách hội - đoàn thể là con số không nhỏ (1). Như vậy, nhà nước đã phải chi kinh
phí cho các các tổ chức hội đoàn cũng như một bộ máy chính quyền. Thực trạng đã
làm cho nền hành chính nhà nước ngày càng nặng nề, chồng chéo, quản lý xã hội tưởng
là chặt chẽ nhưng lại lỏng lẻo, thậm chí không có hiệu quả. (2)
Một số hội đoàn có hoàn cảnh ra đời từ phong trào
cách mạng, từng có vai trò trong lịch sử. Nhưng nay đất nước hòa bình đã 45 năm,
vai trò chức năng của những hội đoàn này cần phải thay đổi để phù hợp với xã hội.
Có thể cho rằng thời gian dài vừa qua Luật về Hội chưa ra đời được là vì còn vướng
các hội đoàn này: mang tính xã hội nhưng hoạt động nhờ nhân sách nhà nước. Nếu có
Luật về Hội thì tất cả hội đoàn sẽ là các tổ chức của xã hội dân sự: tự lo kinh
phí hoạt động, bộ máy tổ chức đơn giản, cơ sở vật chất là vốn tự có hoặc do mạnh
thường quân ủng hộ... Tóm lại là phải tự sống, mà muốn sống được phải thực sự gắn
bó với hội viên, vì lợi ích thiết thực của tổ chức mình cùng với sự phát triển
của xã hội dân sự
Vì vậy, việc chuyển đổi các tổ chức xã hội thành Cơ
quan quản lý (bộ) là cách thức hợp pháp hóa duy trì sự tồn tại của cả một “bộ
máy” từ lâu đã ăn lương nhà nước, là tiền thuế của nhân dân. Với sự thay đổi
“bình mới rượu cũ” thế này thì chức năng hoạt động, phương thức hoạt động, hiệu
quả công việc thế nào... có lẽ không khó đoán biết trước! Chủ trương tinh giản biên chế và sắp xếp bộ
máy nhà nước một cách khoa học, nâng cao hiệu quả quản lý sẽ không bao giờ trở
thành hiện thực.
____
(1) Theo Dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016,
tổng chi cho các cơ quan trung ương của sáu tổ chức chính trị - xã hội tới
1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (92,435 tỉ đồng);
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ
đồng); Hội Cựu chiến binh Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng liên đoàn Lao động Việt
Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng.
Đấy là chưa kể hiện nay có những Hội Nghề Nghiệp khác
là “hội đặc thù” được cấp kinh phí, trụ sở, xe cộ và nhân sự là các quan chức của
hội.
(2) Một ví dụ cụ thể: trong dịch cúm covid nhà nước
chi ngân sách hỗ trợ cho người nghèo, mất thu nhập, các đối tượng khác... nhưng
đến giờ nhiều địa phương chưa chi được vì... chưa có danh sách thống kê đầy đủ,
chính xác. Mặc dù những người yếu thế luôn là đối tượng được chính quyền và rất
nhiều hội đoàn quan tâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét