SÀI GÒN, NGÀY THỨ 19


Trong cơn đại dịch này những ngành, những người mà tôi biết ơn đầu tiên chính là ngành Y. Hai năm nay ngành Y phải trực tiếp đối đầu cùng dịch bệnh. Bác sĩ, nhân viên, học viên ngành Y phải hy sinh đầu tiên và nhiều nhất, dù họ cũng có gia đình và những lo toan như tất cả chúng ta. Sự kính phục và biết ơn của tôi với ngành Y nói chung còn bắt nguồn từ một hình mẫu về một người THẦY THUỐC trong tôi. Đó là BS Nguyễn Văn Hưởng, người bác ruột của tôi.
Ông là bác sĩ Tây y học ở Pháp về, chuyên về vi trùng học nhưng cuộc đời ông còn gắn liền với việc nghiên cứu Đông Y để làm ra nhiều loại thuốc và các phương pháp chữa bệnh cho nhân dân. Trong gia đình tôi ai cũng từng một/vài lần ốm nặng và may thay, đều được bác tôi chữa trị khỏi bệnh chủ yếu từ những bài thuốc Đông y, thuốc Nam của ông.
Ông là người đúc kết kinh nghiệm dân gian về thuốc Nam, học từ kho tàng kiến thức Đông Y, và từ kinh nghiệm bệnh “tai biến” rất nặng của bản thân ông, để có được Phương pháp dưỡng sinh phục vụ sức khỏe và chữa bệnh cho bao nhiêu người. Cả cuộc đời ông gắn liền với y tế cơ sở, gắn liền với nghiên cứu, thực nghiệm, thí nghiệm việc làm ra các loại thuốc TA, hữu hiệu và rẻ tiền, tiện dụng cho mọi người dân. Những bài thuốc, phương pháp dưỡng sinh, đạo đức ngành y là những điều tâm huyết một đời làm nghề y của ông.
Một số việc làm gần đây của Bộ Y tế, Sở Y tế TPHCM... đã gây nên phản ứng từ cộng đồng được phản ánh qua cả truyền thông “chính thống” chứ không chỉ qua MXH. Những việc này làm cho BỘ, Sở càng khó khăn hơn trong chỉ đạo chống dịch vì phải chia sẻ thời gian, công sức đối phó với dư luận, thậm chí có việc phải “sửa sai”. Đặc biệt nó làm sụt giảm uy tín của lãnh đạo ngành, ảnh hưởng đến niềm tin, sự yên tâm của người dân đối với ngành Y, dù người dân luôn biết ơn, quý mến các bác sĩ, nhân viên đang rất khó nhọc làm việc trong điều kiện cực kỳ khó khăn hiện nay.
Từ niềm kính trọng của riêng tôi với MỘT NGƯỜI THẦY THUỐC, tôi tin rằng những sai /lầm như vậy của ngành “chủ lực” trong cuộc chiến chống covid-19 sẽ không có “cơ hội” xuất hiện nữa, mong rằng những nhà quản lý ngành cũng là những THẦY THUỐC mẫu mực, gần dân, vì dân. Được vậy, ngành Y sẽ có thêm một “thần dược” để chống lại đại dịch, đấy là sự tin tưởng và quý trọng, là sự giúp đỡ và hợp tác, cộng tác tích cực của nhân dân.
Hy vọng thế!
P/S. Có bạn nhắn mình: vụ Xuyên tâm liên là sai! nên mình nói thêm, kể về bác Hưởng thì nói việc bác nghiên cứu thuốc nam, đông y thôi, chứ ko phải bênh vực Bộ Y tế về cái phụ lục danh mục thuốc đính kèm CV nhé 🙂
Mình không biết gì về y dược nhưng thể thức văn bản là sai: Phụ lục CV mà không có dấu giáp lai, không có chữ ký tắt, ký nháy trên mỗi trang, thì coi như không hợp lệ. Định "bẫy" nhau chắc 🙂

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...