Quanh chuyện 300 sinh viên ĐH kỹ thuật Y Hải Dương vào TPHCM hỗ trợ chống dịch, việc tổ chức luộm thuộm rất đáng chê trách của một cty lớn "tài trợ" cho việc này đã làm nổ ra những tranh luận và tiếc thay, lại sa vào những định kiến, kỳ thị nam - Bắc!
Mình có vài ý kiến.
@ Ông bà mình nói:
Thật sự thấy hơi buồn về em, nhân vài stt gần đây, trong đó có stt này! Nhưng thôi, tùy từng
người có cách nhìn và thái độ khác nhau về 1 sự kiện – nhất là sự kiện liên
quan đến kỳ thị nam - bắc, một cố tật đáng ghét, đáng sợ của người Việt.
Vì stt này của em liên quan đến lịch sử nên chị muốn nói đôi điều, từ sự hiểu
biết và trải nghiệm của mình.
- LS SG tính 300 năm là kể từ khi chúa Nguyễn đặt nền hành chính, còn từ hàng
ngàn năm trước đã có những tộc người khác Việt, khác Hoa tồn tại và sinh sống. Hậu
duệ của họ vẫn còn ở vùng đất Nam bộ. Cho nên, lịch sử dài với dân bản địa, còn
người đến sau đừng coi chỉ từ khi có mình mới có lịch sử. Hãy coi lịch sử nơi mình
sinh sống là lịch sử của mình, sẽ có cách ứng xử khác!
- “Hòn ngọc viễn đông” là “mỹ từ” người Pháp gọi SG thời họ cai trị. Cũng chỉ là
“hòn ngọc” ở trung tâm thôi, hệt như “HN phố cổ” và những vùng xung quanh. Cho
nên, tự hào về điều đó hay mỉa mai về điều đó đều buồn (và) cười, vì đô thị nào
mà chẳng có trung tâm/ngoại vi?
- Khai khẩn phát triển SG và nam bộ có công lao của lưu dân Ngũ quảng (từ gốc gác Thanh Nghệ),
của cả người Hoa... Nhưng vì sao phát triển được vùng đất này? Ko chỉ vì “thiên
nhiên ưu đãi” mà chủ yếu vì người đến sau biết hòa hợp với người bản địa, học ở
họ cái hay để thích nghi với phong thổ, rồi yêu thương giúp đỡ nhau, rồi “người
đi trước rước người đi sau”... cứ thế hình thành lớp cư dân nam bộ/ SG.
- Sau 1954 nhiều tinh hoa trí thức miền bắc vô SG, góp phần làm cho văn học nghệ
thuật và tầng lớp tri thức SG giàu có hơn. Vì sao? Vì mảnh đất và con người ở đây
không chấp nê vụn vặt, không dòm ngó “tinh tướng”, ko chê cười người sai quấy,
lại nâng đỡ những gì mới mẻ, yếu thế... (Chưa kể sự dân chủ nhất định của thể
chế).
Cho nên, người Việt ở đâu cũng cùng giống nòi, nhưng cá tính khác biệt là bình thường, do lịch sử, do hoàn cảnh xã hội. Hợp thì sống, ko hợp thì thôi. Đừng vì ko thích hay có
định kiến mà so sánh kiểu bề trên... Gần 50 năm rồi vẫn còn đó tâm thức thắng –
thua của cuộc chiến ác liệt và thời hậu chiến kinh hoàng ở SG, ở miền nam.
Vì vậy, vun vào cho sự hòa hợp được thì vun, còn không, xin đừng khoét sâu sự
chia rẽ, đôi khi chỉ từ vài lời “vô tư” ở FB - nơi mà chỉ cần “một tia lửa cũng
bùng thành ngọn lửa” kỳ thị bắc – nam.
Lời nói có thể ko vừa ý em, nhưng là lời chân thật từ chị - một dân tập kết, luôn yêu quý
cả hai quê SG – HN.
4.7.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét