NHÌN
VỀ “VÙNG ĐẤT MỚI” (Thời báo kinh tế Sài Gòn 24/11/2017)
Nam bộ nói chung và vùng đất Sài Gòn – TP. Hồ Chí
Minh nói riêng vẫn thường được gọi là “vùng đất mới”, “vùng đất có 300 năm lịch
sử”. Tâm thức “vùng đất mới” của lưu dân đối với Nam bộ ngoài sự nhận biết một
khu vực địa lý địa hình khá khác biệt so với miền Bắc, miền Trung , còn bắt nguồn
từ tâm thế “đi mở đất” thời các chúa Nguyễn. Người Việt vào Nam di cư tự do hay
có tổ chức của chính quyền thì luôn được sự “bảo trợ”, có khi bằng quân sự
nhưng chủ yếu bằng chính trị theo phương thức “dân đi trước nhà nước theo sau”
thiết lập hành chính quản lý dân cư, như vào năm 1611 thành lập Phủ Phú Yên của
Chúa Nguyễn Hoàng và 1698 lập Phủ Gia Định của Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Là vùng đất khá hoang vu nhưng vẫn có một số tộc người
cư trú dọc lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và trên những giồng, gò cao ở đồng
bằng sông Cửu Long. Người Việt, người Hoa đã có những đóng góp rất lớn để biến
nơi này thành vùng đất trù phú vào bậc nhất nước ta nhưng sự “va chạm văn hóa”
giữa các tộc người cũng ít xảy ra mà ngược lại là sự hòa hợp và biến đổi văn
hóa lối sống cho phù hợp với “phong thổ” mới. Người đến sau đã chịu khó tìm hiểu,
thích nghi và tôn trọng phong tục lối sống của người bản địa, nhờ đó mà văn hóa
của các cộng đồng dân cư tuy có sự biến đổi mà vẫn giữ nhiều nét truyền thống.
Ở phạm vi nhỏ hơn về không gian và ngắn hơn về thời
gian, khu vực Thủ Thiêm – TPHCM trong
quá trình “đô thị hóa” cũng là một trường hợp tương tự. Để quy hoạch và xây dựng
một trung tâm mới ở đây đã phải gần như giải tỏa “trắng” ruộng vườn, xóm làng,
đình chùa, nhà thờ… hiện hữu gần hai trăm năm. Thủ Thiêm của thế kỷ 21 đâu phải
là vùng đất hoang vu như Nam bộ hơn 300 năm trước? Vì sao “hiện đại hóa” một
vùng có lịch sử lại như việc xóa bỏ một bàn cờ để bày lại ván khác? Vì sao các
nhà đầu tư lại đòi hỏi “vùng đất trống trơn” để xây dựng mà không phải là một
vùng đất có lịch sử có dân cư lâu đời để tạo ra một đô thị hiện đại lưu giữ
truyền thống văn hóa?
Phải chăng vì Thủ Thiêm là một “vùng đất mới” khi
nhìn từ trung tâm thành phố qua bên kia sông Sài Gòn bạt ngàn dừa nước và kênh
rạch chi chít? Nó khác biệt so với đô thị nhà cao phố chật bên này sông. Nó lạ
lẫm nên cần xóa bỏ không thương tiếc từ những di tích quá khứ của cộng đồng dân
cư Thủ Thiêm đến cả cộng đồng ấy cũng bị phân tán và di chuyển đi nơi khác. Một
lớp dân cư khác sẽ đến sống ở nơi đây và chỉ biết rằng đây là “vùng đất mới”!
Khi nhà quản lý ở tâm thế “người đi chinh phục vùng
đất mới” thì dễ dàng phá hủy những gì khác lạ để xây dựng những thứ quen thuộc
“của mình”. Xóa bỏ sự đa dạng văn hóa nói chung và kinh tế, xã hội nói riêng
chính là con đường ngắn nhất đi đến triệt tiêu một nền văn hóa.
GIỮ TU VIỆN MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM TRONG LÒNG ĐÔ THỊ MỚI
LÀ VIỆC CẤP THIẾT! (Phụ nữ
TPHCM ngày 7/5/2018)
Giải tỏa hay bảo tồn không
gian Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm trước cuộc quy
hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là vấn đề đang tranh cãi sôi nổi giữa những
người yêu thành phố.
Giữa cuộc tranh cãi này, Báo Phụ Nữ đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tổng thư ký Hội Sử học TP.HCM) về một “phương án ba”: “Giữ nguyên trạng Nhà thờ và Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hòa quyện giữa sức sống mới của khu đô thị mới Thủ Thiêm tương lai”.
Giữa cuộc tranh cãi này, Báo Phụ Nữ đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tổng thư ký Hội Sử học TP.HCM) về một “phương án ba”: “Giữ nguyên trạng Nhà thờ và Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hòa quyện giữa sức sống mới của khu đô thị mới Thủ Thiêm tương lai”.
@ Theo bà thì
việc bảo tồn Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có tuổi đời 180 năm có phải
là chuyện “không tưởng” giữa cuộc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu:
Theo tôi việc này hoàn toàn có thể. Tôi không ủng hộ việc giải tỏa Nhà thờ và
Tu viện dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Việc bảo tồn hai công trình này không
những là việc có thể làm được, mà còn là một việc nhất thiết cần phải làm. Giữa
khu đô thị mới, hai công trình này sẽ vừa là điểm nhấn cảnh quan, vừa là nơi
kết nối giữa quá khứ và hiện tại với những cư dân đã và sẽ sinh sống trên mảnh
đất này.
@ Tính nhất
thiết của việc bảo tồn hai công trình này thể hiện ở đâu, thưa bà?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu: Tôi
nói việc bảo tồn là nhất thiết và cấp thiết, vì đây chính là biểu tượng văn hóa
- lịch sử của Thủ Thiêm. Dù phát triển đến đâu, thì điều đầu tiên ta phải làm
chính là trân trọng quá khứ, bảo vệ lịch sử văn hóa.
Chưa kể, hai công trình này
đều có tuổi đời trên 150 năm, ngoài giá trị về lịch sử kiến trúc, thì nó còn là
nơi gắn bó với quá trình sinh hoạt cộng đồng của vùng dân cư này. Từ ngày được
quy hoạch để làm trung tâm hành chính - tài chính mới, Thủ Thiêm đã phải đối
diện với quá trình đền bù giải tỏa những xóm làng lâu đời, ruộng vườn, trong đó
có các công trình tôn giáo tín ngưỡng.
Cư dân Thủ Thiêm do bị giải
tỏa mà phải đến sinh sống ở nơi khác thì chính những công trình văn hóa như
đình, chùa, nhà thờ... ở nơi chốn cũ là biểu tượng gắn kết họ với quá khứ của
họ. Giữ lại nơi từng là chốn sinh hoạt văn hóa tinh thần sẽ khiến thành phố mới
không xa lạ đối với những người đã hy sinh nhà cửa, ruộng vườn và cả một phần
cuộc đời của họ cho sự ra đời của thành phố.
Đổi lại, việc gìn giữ một số
công trình văn hóa lâu đời ở đô thị mới sẽ nuôi dưỡng được ký ức lịch sử của
vùng đất này. Cư dân sinh sống ở đô thị mới Thủ Thiêm chưa biết sẽ là ai, nhưng
họ cũng cần một nơi để thờ tự, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.
@ Nhưng sự thật
là hai công trình này vẫn đang được cân nhắc giải tỏa để nhường chỗ cho những
hạng mục của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Liệu khi cân nhắc toàn bộ các tiêu chí
của sự phát triển thì động lực bảo tồn có còn đủ sức thuyết phục không, thưa
bà?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu: Tôi
nghĩ, đây hoàn toàn là vấn đề nhìn nhận và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa,
xã hội của các công trình cổ, chứ không phải là cán cân giữa những giá trị này
với mục tiêu phát triển. Không một sự phát triển nào lại đi ngược và xóa bỏ
những giá trị truyền thống. Bằng chứng là, rất nhiều đô thị phương Tây hiện nay
đều có quá khứ là một ngôi làng cổ.
Và khi quy hoạch nó thành một
đô thị, người ta luôn giữ lại ngôi làng trong cái lõi đô thị mới. Rồi từ ngôi
làng được bảo tồn, đô thị sẽ được phát triển ra xung quanh. Đó là cách mà người
ta tôn trọng lịch sử. Vì ai cũng hiểu, những đô thị đó không phải tự nhiên mà
thành hình, được sinh ra từ ngôi làng thì cần phải giữ lại ngôi làng như minh
chứng cho quá khứ của nó. Và từ đó, người có được một chỉnh thể thành phố có
quá khứ, có hiện tại, có quá trình trưởng thành và cả hồn cốt đô thị.
@ Với tiến trình
đó, thì câu chuyện hầu như đã rời khỏi tình huống “cái cũ nhường đất cho cái
mới”.
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu: Tôi
nghĩ lựa chọn đó không phải là một sự cân nhắc thuần túy nữa, mà nó là một hành
xử tất yếu trong những nền văn hóa tôn trọng quá khứ, tôn trọng lịch sử.
Quay lại câu chuyện Thủ
Thiêm, theo tôi còn có một vấn đề mà ta cần phải suy xét, đó là những ràng buộc
trong việc chuyển giao quỹ đất cho một dự án - liệu địa phương có nhất thiết
phải giao một vùng “đất sạch” cho chủ đầu tư hay không? “Đất sạch” tức là đất
giải tỏa trắng toàn bộ và nhà đầu tư sẽ nhận một vùng đất nhẵn nhụi không đọng
lại bất kỳ dấu ấn nào của vùng dân cư cũ.
Vùng dân cư cùng những di chỉ
văn hóa xã hội của nó bị xóa sổ. Nếu phải giao đất sạch từ một vùng dân cư như
Thủ Thiêm cho một dự án mới - dù nó là dự án gì - thì theo tôi, đó cũng là một
việc tàn nhẫn. Việc xóa sổ một vùng dân cư lâu đời như thế thậm chí còn là một
tội ác.
@ Vậy, với ý chí
bảo tồn thì theo bà, việc bảo tồn đó cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo
sự hòa quyện giữa biểu tượng xưa cũ trong không gian hiện đại?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu: Về
khía cạnh kiến trúc thì tôi chờ đợi những đồ án của các kiến trúc sư. Ở góc độ
của mình, tôi cho rằng, để giữ được các công trình cũ trong không gian mới,
trước tiên, chúng ta phải thống nhất một tinh thần trước mọi sự đổi mới, đó là
“tôn trọng lịch sử”.
Việc giữ đất lại cho một vài
công trình cổ của vùng dân cư cũ là hoàn toàn chính đáng, những đơn vị có thẩm
quyền cần phải cân nhắc điều này khi giải quyết quỹ đất cho những công trình
mới. Còn với đời sống mới ở khu dân cư theo tôi, việc có được những biểu tượng
lâu đời trên vùng đất mình sinh sống luôn là điều luôn khiến một công dân tự
hào, yêu quý và có cảm giác kết nối với xứ sở mới của mình.
@ Xin cảm ơn bà
về những chia sẻ này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét