Vụn vặt đời thường (73)

@ “Hắn vừa vào Face đã chửi. Bao giờ cũng thế, cứ vào Face là hắn chửi. Ban đầu thì hắn chửi thầm vì không đứa nào còm, sau hắn chửi toáng kên đứa nào không like, cuối cùng hắn chửi xơi xơi cả làng facebook vì không ai chửi nhau với hắn. thế có tức ko cơ chứ, có phí công hắn vào facebook ko cơ chứ”
Mình tưởng tượng nếu cụ Nam Cao sống ở thời này, có khi cụ sẽ viết “Chí Phèo hậu hiện đại” bắt đầu bằng một câu như thế.

@ Vài năm gần đây lễ Khai ấn Đền Trần (và một số Lễ hội khác) đã bị biến dạng cả về ý nghĩa và quy mô. Dưới danh nghĩa “bảo tồn văn hóa truyền thống” nhưng ta cũng có thể nhận thấy “thương mại hóa” là mục đích chính của các lễ hội kiểu này. 

 Việc bóp méo, thậm chí bịa ra những sinh hoạt văn hóa truyền thống đã góp phần nuôi dưỡng và phát triển tâm lý không lành mạnh của một bộ phận không nhỏ trong công chức, quan chức trong việc coi chức tước quyền hành là mục đích tối thượng, vì vậy phải “chạy chức chạy quyền”. Tâm lý bất an khi làm một việc không quang minh chính đại khiến người ta càng phải tìm đến Thánh thần làm chổ dựa… Cứ thế cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn, ngày càng phức tạp, và gây ra nhiều hệ lụy. 

Nếu cứ bành trướng quy mô lễ hội Phát ấn Đền Trần như thế, e đến một ngày đẹp giời nào đó lễ hội này sẽ được làm hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, rồi có khi trình UNESCO làm Di sản văn hóa thế giới cũng nên! Điều đó thật nguy hiểm vì khi không phân biệt được giá trị thật với "giá trị" rởm của những lễ hội kiểu này, người ta sẽ không thể tôn trọng và trân quý văn hóa truyền thống đích thực. Khi ấy mục đích bảo tốn di sản văn hóa có đạt được hay không?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...