Vụn vặt đời thường (71)

@ Nghỉ Tết dài ngày không nhớ hôm nay thứ mấy ngày mấy dương lịch. Nhưng nhớ rằng mấy đồng lương hưu còm cõi của tháng ba đã cộng vào tài khoản từ trước Tết. tháng Ba ơi đừng đến nữa, vì tài khoản sẽ chỉ có trừ mà thôi, hic!

@ Năm nay làm sao í nhỉ: trồng cây thì cây như cổ thụ, tịch điền thì cày gãy mà “người nông dân” lại gieo trên ruộng cả lúa lẫn ngô!
 — cảm thấy   bối rối.

@ Cứ đến bất cứ lễ hội nào chúng ta thường chứng kiến cảnh xô đẩy chen lấn để cướp giật vật cúng, biểu tượng... để cầu may, coi đó là được lộc, kể cả việc quệt tiền vào máu lợn (hội chém lợn) cũng để cho "may".

Sao các lễ hội "truyền thống" hay có trò "cướp" giật đồ cúng ?! Cướp trong Lễ hội là may/hên nhưng dân ta còn truyền câu "cướp đêm là giặc cướp ngày là quan" nữa.

Lại có câu "được làm vua thua làm giặc". Vua / giặc đều là "cướp" như nhau?!
Liệu có thể coi là "truyền thống văn hóa CƯỚP"?
(Lễ hội làng Gióng, rồi lễ khai ấn đền Trần...là vài ví dụ!)

.@ Đáng buồn là nhiều "nhà nghiên cứu" chỉ khăng khăng bảo vệ những truyền thống đã quá lỗi thời như thế này!
 Những trò "cướp giật" như thế này vô hình chung khuyến khích bạo lực "mạnh được yếu thua" và dung dưỡng tâm lý "cầu may" chứ ko tin vào lao động chân chính. Cầu ông BỤT trong chuyện cổ cũng là một tâm lý "lười biếng".

Việc “công nhận, nâng cấp" lễ hội vừa là "phong trào, thành tích" của chính quyền nhưng cũng thể hiện tâm lý muốn có lễ hội "hoành tráng" của người làng!

Đúng là không thể nhân danh bất cứ gì để lên án lễ hội chém lợn bằng những lời lẽ nặng nề mạt sát. Nhưng cũng cần thấy rằng, mấy chục năm qua lễ hội này đã không diễn ra (và nhiều lễ hội khác). Nay bỗng nhiên phục hồi tất cả (với những ý nghĩa và sự tích chả biết có đúng là "gốc" hay ko), phải chăng là "phú quý sinh... lễ hội"? Ngày trước lễ hội chỉ trong phạm vi của làng hoặc hai, ba làng, nay thì phạm vi mở rộng nhiều lần, chưa kể còn rộng hơn do truyền thông. 
Vì vậy đã phục dựng lễ hội thì cũng phải "dũng cảm" chịu đựng những "phán xét" của xã hội ngày nay, một xã hội khác rất xa với xã hội đã tạo dựng ra lễ hội chém lợn.

@ Nhân chuyện "Đầu năm, hỗn chiến kinh hoàng ở lễ hội đền Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), post lại truyện 100 chữ này:
Ngựa Gióng
Lại nói, dân làng thuê thợ rèn ngựa sắt roi sắt cho Gióng đánh giặc. Lần đầu thất bại, Gióng chỉ vỗ nhẹ ngựa đã vỡ roi đã gãy, là do bớt xén nguyên liệu nhiều quá. Lần sau thành công, Gióng cưỡi ngựa cầm roi đánh tan giặc Ân rồi “bay về giời”. 
Nghe đồn Gióng bỏ làng ra đi vì lúc trước bị chê là “con không cha”, để lại cả ngựa lẫn áo giáp, người làng lập tức đem bán sắt vụn.
Tiếc thế, giá mà còn chắc hẳn sẽ là Bảo vật quốc gia!
---
Nhời bình: Ông Gióng đã bỏ làng ra đi không màng cả danh lẫn lợi, hà cớ gì ngàn năm sau vẫn cứ tổ chức hội hè tranh cướp những thứ phù du?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...