Nguyễn Thị Hậu
1.Nhà tôi ở trong một hẻm nhỏ. Phía ngoài là một con đường lớn nối trung
tâm với ngoại ô lúc nào cũng ồn ào xe cộ, ngay cả nửa đêm thì vẫn có những chuyến
xe chở rau trái tươi non từ các trang trại vùng ven đi vào các chợ trong thành
phố. Vậy nhưng hẻm nhỏ luôn giữ được sự yên tĩnh hiếm có, là nhờ hẻm cụt, chỉ
có người ở trong hẻm ngày đi làm hai lần ra vào mà thôi.
Khoảng chục năm trước trong hẻm chỉ có mấy villa ẩn khuất sau những tàng
cây xanh rậm rạp. Có xoài có mít, có chuối có vú sữa… mỗi nhà vài cây nhưng lúc
nào cũng mát rượi, bước chân vô hẻm như bước vào một không gian nào khác không
phải là một thành phố ồn ào bụi bặm ngoài kia. Vài năm gần đây mới có thêm nhiều
ngôi nhà xây kiểu nhà phố, con cái lớn lên dựng vợ gả chồng, xây nhà trong đất
vườn nhà cha mẹ, nhiều nhà bán “đất nền” cho người nơi khác đến mua… dân cư
trong hẻm đông dần. Hẻm đất được đổ bê tông rộng rãi hẳn, chiều chiều trẻ em đá
bóng, cầu lông, thậm chí buổi tối mấy bà mấy chị còn đi vòng vòng tập thể dục nữa.
Nhà nhiều hơn mái ngói mái bằng nhà lầu nhà trệt, đất “vườn” ít hơn nhưng màu
xanh cây lá lại nhiều lên. Nhà nào cũng trồng vài cây bông giấy, dàn dây leo, mấy
giỏ lan. Ai cũng giữ gìn không gian yên tĩnh sạch sẽ, nhờ vậy dù người đông hơn
nhiều nhưng hẻm vẫn yên bình, người ra vào gật đầu chào nhau thân thiết...
Mỗi buổi sáng nhìn qua nhà bên thấy trên cây vú sữa có vài chú sóc đuôi
xù chạy thoăn thoắt theo mớ dây điện chăng ngang qua cây dừa phía bên kia vườn.
Hương ngọc lan tràn vào từ khung cửa sổ, mấy chú chim sẻ tròn quay nhảy lích
chích dưới sân… Thiên nhiên sinh động hẳn lên với sự hiện diện của những sinh vật
bé nhỏ và mùi hương trong lành. Không gian sống của con người nếu thiếu vắng
thiên nhiên thì có còn đáng sống?
2.Thế nhưng chỉ cần bước ra khỏi hẻm thôi là đã thấy vắng hẳn bóng dáng
thiên nhiên. Đường lớn mà luôn chật chội bởi xe cộ lúc nào cũng như nước tràn bờ,
nhà cửa chen chúc bảng hiệu, hàng hóa bán buôn. Lề đường mới được mở rộng nhưng
hàng cây cổ thụ đã bị chặt hết để… trồng lại những cây chỉ cao hơn đầu người
còn chằng chống xung quanh. Giữa cái nắng cái gió cái bụi và có lẽ cả cái ồn
ào, thấy thương những cây non phải trân mình chịu đựng.
Nhà cao tầng san sát biến đường thành “hẻm”, trước sau chỉ thấy tường kính
bê tông, muốn nhìn xa hơn chỉ còn cách ngước lên mảnh trời xanh cao tít trên
kia. Vậy nhưng cả tháng nay tầm nhìn lên
trời cũng bị che nốt bởi hàng trăm dây trang trí chăng ngang đường, đèn nhấp
nháy với những bông hoa mai bằng nhựa to
như cái mâm, nặng nề đè bẹp cả dòng người xe phía dưới.
Thành phố
đến dịp lễ lạc là như vậy. Đường Đồng Khởi hoa chăng kín không để ai nhìn thấy
Nhà Thờ Đức Bà, Đường Lê Lợi hoa giăng chắn hết Nhà Hát Lớn, đường Nguyễn Huệ
hoa treo khỏi thấy tòa nhà UBND. Năm ngoái năm kia là hoa
đào rồi hoa sen đỏ rực nhưng chỉ ở khu vực trung tâm. Năm nay thì hoa mai kéo
dài đến tận gần sân bay Tân Sơn Nhất. Không
sao, như có người nói, “các tỉnh rất khen”, vậy là OK rồi!
3.Một lần từ
sân bay Nội Bài về Hà Nội. Bác tài taxi đi đường Lý Thái Tổ đến đầu đường Ngô
Quyền bỗng... quay xe, miệng lẩm bẩm
- Sao mình lại đi nhầm đường nhỉ?.
Tôi hỏi - sao anh không đi thẳng Ngô Quyền đến Tràng Tiền luôn?
Bác trả lời - Vâng, tôi cũng định đi đường Ngô Quyền mà lại nhầm.
- Nhầm đâu, đường Ngô Quyền đấy thôi!
- Sao trông khác thế, nhận không ra?!
Hóa ra vì những chùm đèn xanh xanh đỏ đỏ treo kín phía trên con đường, kín hai hàng cây. Không còn nhìn thấy Tòa nhà Bắc bộ phủ đẹp thế, những khách sạn sang trọng hai bên đường chìm hẳn dưới ánh đèn màu nhấp nháy!
Đường Tràng Tiền, Tràng Thi cũng vậy. Tiếc nhất là Nhà hát Lớn hoàn toàn bị những hoa hòe chắn ngang tầm mắt, mà đó là "điểm nhấn" đẹp nhất của cả khu vực này.
Giá mà thay thế những dây hoa lòe loẹt giống hệt nhau khắp các con đường bằng việc chiếu sáng nghệ thuật từng công trình kiến trúc tiêu biểu thì Hà Nội thì sẽ đẹp và sang trọng biết bao nhiêu!
- Sao mình lại đi nhầm đường nhỉ?.
Tôi hỏi - sao anh không đi thẳng Ngô Quyền đến Tràng Tiền luôn?
Bác trả lời - Vâng, tôi cũng định đi đường Ngô Quyền mà lại nhầm.
- Nhầm đâu, đường Ngô Quyền đấy thôi!
- Sao trông khác thế, nhận không ra?!
Hóa ra vì những chùm đèn xanh xanh đỏ đỏ treo kín phía trên con đường, kín hai hàng cây. Không còn nhìn thấy Tòa nhà Bắc bộ phủ đẹp thế, những khách sạn sang trọng hai bên đường chìm hẳn dưới ánh đèn màu nhấp nháy!
Đường Tràng Tiền, Tràng Thi cũng vậy. Tiếc nhất là Nhà hát Lớn hoàn toàn bị những hoa hòe chắn ngang tầm mắt, mà đó là "điểm nhấn" đẹp nhất của cả khu vực này.
Giá mà thay thế những dây hoa lòe loẹt giống hệt nhau khắp các con đường bằng việc chiếu sáng nghệ thuật từng công trình kiến trúc tiêu biểu thì Hà Nội thì sẽ đẹp và sang trọng biết bao nhiêu!
Nhưng không,
trang trí bao năm nay vẫn là kiểu "đẹp tập thể", nhất định không cho
"cá nhân" nào đẹp một mình.
4.Hóa ra bây giờ ở đô thị, muốn “nhìn xa” hơn, thật hơn có khi lại phải
chui vào trong hẻm. Vì hẻm là “của chúng mình” còn ngoài đường là “của chúng
ta”. Của chung tức là… không của ai. Không gian công cộng dường như biến thành
“của riêng” cho những “vẫy vùng” lỏe loẹt và lãng phí. Khi những cây xanh bị đốn
chặt không thương tiếc, khi mỗi năm “đến hẹn lại… chăng” những đèn những hoa những
băng rôn cờ quạt… thì chúng ta phải nhìn “cái đẹp” giả tạo và già nua trên đường
phố. Nhưng hàng cây cổ thụ qua hàng trăm năm vẫn thế, luôn mang lại sự tươi trẻ
mỗi khi chúng ta nhìn thấy nó, được đi dưới bóng râm và làn gió mát của nó. Sức
sống của đô thị là thiên nhiên mà con người lưu tâm gìn giữ.
Không gian đô thị đã như cái hộp bốn bên kín mít, còn chút bên trên để
thở xin đừng bịt nốt!
Sài
Gòn tháng 1.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét