Đường miền Tây – trừ đoạn cao tốc – vẫn chật hẹp như vài chục năm trước. Từ SG về Cao Lãnh (đến ngã ba An Hữu) mới chỉ có 4 câu cầu mới xây thêm thành cầu đôi còn lại hàng chục cây cầu hẹp làm thành nút thắt cổ chai mỗi đầu cầu nên những ngày trước và sau tết thường gây kẹt xe ở đó.
Đường miền Tây vào mùa Tết đẹp nhất là nhà nào cũng có vài cây mai, có
khi cả một vườn mai nở vàng rực. Cây mai như người bạn của mỗi gia đình miền
Tây, rằm tháng Chạp lặt lá để Tết nở hoa, nhìn mai nở biết người thân sắp về ăn
tết. Nhìn mai rụng biết người thân sắp rời nhà đi thành phố… Cây Mai trong sân
vườn nhà cũng như nhiều cây khác, và người miền tây cũng ít khi chặt cành mai
vô chưng trong nhà mà chỉ để mai nở tự nhiên ngoài vườn. Cũng giống như ở vùng
núi phía miền Bắc đào, mận trồng trước nhà, mùa này nở hoa hồng hoa trắng đẹp
vô cùng. Nông thôn miền Bắc ít thấy trồng đào như nông thôn Nam bộ trồng mai.
Dọc quốc lộ, tỉnh lộ, cứ khoảng 20m lại có một cột cờ bằng ống nhôm, cờ mới cờ cũ đủ cả. Không biết bao nhiêu tiền cho hàng trăm ngàn cột cờ rải khắp đường kia?! SG cũng bắt đầu có nhiều cột cờ như vậy! Mình thật, cờ tổ quốc không phải bạ đâu bạ ngày nào cũng treo, cái gì thiêng lắm nhìn mãi cũng nhàm!
May mà còn những cây mai vàng vô tư khoe sắc rực rỡ làm người đi đường còn nhận ra đường miền Tây.
Mỗi lần về quê thấy con sông Cao Lãnh ngày càng cạn hẹp dù đã được kè bờ
(má kể ngày xưa sông lớn tàu lớn còn đi về tận Nam Vang), thấy khu đất nền nhà
ông cố bây giờ thành những dãy nhà đông đúc, nhớ nhà máy xay gạo của ông ngoại
với đống trấu đống tro cao hơn cái nhà sàn của ngoại, trên đó có dãy bàn thờ mà
ngày tết, bà ngoại và má, các dì các mợ chỉ lo cúng cơm ở đó cũng hết ngày. Nét
xưa nay không còn nữa…
Mỗi lần về quê lại nhận ra, dù sống ở đâu thì trong mỗi người vẫn luôn còn đó một quê hương…
Mỗi lần về quê lại nhận ra, dù sống ở đâu thì trong mỗi người vẫn luôn còn đó một quê hương…
22.2.2015
hình ảnh: Người miền tây đổ lên thành phố chiều mùng 4 Tết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét