Tam Đảo


Vào một ngày hè một năm nào…
Khóa học về KHXH&NV với khoảng gần trăm người, từ SG, HN, Huế... các giảng viên từ Pháp qua, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu nhân học dày dạn kinh nghiệm từ Châu Phi, từ các nước ĐNA. Sau 2 ngày nóng nực ở HN, lớp học được tổ chức tại Tam Đảo. Sống ở HN, miền Bắc bao nhiêu năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi lên Tam Đảo, một thị trấn nhỏ cách HN khoảng 80km.
(Hồi xưa, có lần xem một cái tranh vui: trên con đường núi dốc ngoằn nghèo, ông chồng hớn hở đi trước miệng tấm tắc: Tam Đảo thật mát mẻ... phía sau bà vợ tay xách nách mang lỉnh kỉnh túi giỏ, mồ hôi mồ kê nhễ nhại...).

Bây giờ đường lên Tam Đảo vẫn dốc núi ngoằn nghèo như thế, nhưng xe hơi đủ loại đủ kiểu lên xuống , ở những đoạn cua gấp khúc vẫn phải nhường đường tránh nhau.

Thị trấn Tam Ðảo rộng hơn 300ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của dãy Tam Ðảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc. Ðầu thế kỷ XX, người Pháp phát hiện ra Tam Ðảo và đã xây dựng ở nơi đây một thị trấn du lịch cho những quan chức thuộc địa người Pháp với 163 ngôi biệt thự nằm rải rác trên các sườn núi. Nay những toà nhà Tây chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa... Nhìn mà thấy xót xa. Một thời gian dài chả ai cần cái đẹp như thế... và bây giờ cũng còn có ai biết đến vẻ đẹp như thế...?

Thị trấn bé xíu, xinh xắn với những con đường lên xuống quanh co nho nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa, giờ nhan nhản những ngôi "biệt thự " kiểu mới, giống hệt bất cứ một thị trấn thị xã nào đó. Phần lớn là khách sạn nhà nghỉ, hoạt động chủ yếu vào mùa hè.
Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nắng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá mùa đông.
Những ngày ở đó trong đầu cứ văng vẳng một bài thơ không biết của ai mà mình thuộc từ ngày xửa ngày xưa...

THAY LỜI CHÀO MÙA ĐÔNG

Em đừng như mùa xuân,
vội vàng hoa nào cũng nở,
để cùng tàn lụi một lần...
Em đừng như mùa hè
nắng chói chang rồi bỗng mưa ào ạt
Cũng đừng như mùa thu
không của riêng ai trời xanh đắm đuối

Em hãy như mùa đông
Nắng tâm tư vàng rơi từng chiếc lá
dù tháng năm heo may thổi cả
để nắng hiếm hoi thay sắc mọi lòng

Anh sẽ đi qua cái quyến rũ của mùa xuân
cái cháy bừng của mùa hạ
cái xôn xao của mùa thu rất lạ
Đến cầm tay em se giá mùa đông
tình yêu nguyên vẹn đắm say thầm lặng
Thu nắng bốn mùa
gửi cả mắt trong em...

Và hoa. Hoa dại trên sườn núi, trong khuôn viên các ngôi nhà cổ, hoa trên tường rào những ngôi nhà mới, đủ sắc màu... nhưng màu tím vẫn nhiều sắc thái nhất: tím ngả xanh của bìm bìm, tím hồng nâu của anh đào, tím huế của bằng lăng, tím đỏ rực rỡ của bông giấy...
Và rau. Ngọn susu vươn bò khắp nơi, trên ruộng, trong vườn nhà... mỗi sáng đầy trên con đường có cái chợ nhỏ toàn khách du lịch. Bữa ăn nào cũng có món susu luộc chấm muối vừng dân dã.
Và mây... mây sáng mây chiều là là mặt đất. Đường đi lẫn trong mây, người đi lẫn vào sương... Hơi sương thẫm đẫm mà không lạnh, chỉ se se, làm người ta thèm quá một vòng tay...

Gần một tuần học, chơi ở đó, quen thêm nhiều bạn, biết thêm được nhiều điều...Lượn lờ mấy cái shop bán quà lưu niệm, mua được 2 con khỉ nhồi bông màu nâu và màu hồng rất dễ thương...
Sau vài ngày ở đó thì về Hà Nội.

Chợt mong sẽ được trở lại Tam Đảo, vào một ngày đông

18 nhận xét:

  1. Chị ơi, em quên thế nào được, chỉ có điều viết ra được như chị thì có lẽ cần một tâm hồn sâu lắng mộng mơ hơn tâm hồn em.

    Em nhớ nhất là những trò nghịch ngợm do em và Trang cầm đầu có sự hậu thuẫn tích cực của các Madame vô cùng nghiêm túc trên giảng đường nhưng lại vô cùng tinh quái hồn nhiên trong những trò tưởng như chỉ thanh niên mới còn nhiệt tình tham gia như thế.

    Chị còn nhớ cảnh em với Tùng bàn nhau đẩy bà Sardan xuống bể bơi để Madame Văn "làm bàn" với Mr.Sardan không? May mà hai bên đối tác chẳng giận em. Mà chị nghĩ xem, tạo điều kiện "làm bàn" ngoạn mục như thế thì chị em mình có đáng bị giận không?

    Nhớ cả những bữa tiệc đêm sang trọng đến đâu thì sang trọng vẫn phải có ngọn su su chị nhỉ.

    Năm nay chị lại ra nhé. Nếu chị thích, em sẽ mời nhà báo yêu quí của mình đến đưa tin 2 ngày ỏ Hà Nội. Cả hội blogers lại có điều kiện tập trung chỗ nào đó gần Liễu Giai.

    Chị ơi, chị cố gắng thu xếp để ra nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi có thuộc bài này về Tam Đảo, từ lâu, lâu lắm rồi.

    "Về với đồng bằng không có núi
    Nhớ triền Tam Đảo tím vào Thu
    Cảm ơn màu áo em hôm ấy
    Chiều về khuây nỗi nhớ trung du"

    Trả lờiXóa
  3. @ Bi: chi muon ra nhung ko biet co duoc chap nhan ko vi qua tuoi tham gia lop ay :)
    @ A Thuy: trong 4 cau tho ma co ca nui, dong bang, trung du... :)

    Trả lờiXóa
  4. em chưa đến đây, sao em lại chưa đến đây nhỉ?

    Trả lờiXóa
  5. Thời sơ tán chắc bạn không bị đì lên Tam Đảo?

    Trả lờiXóa
  6. @ Đỗ: mình đi nhiều nơi lắm, sơ tán về Sơn Tây mình ở tận Quảng Oai gần phà Trung Hà nhìn qua Phú Thọ ấy :)

    Trả lờiXóa
  7. HauKhaoco: Bài ấy hay, đúng không bạn? Tiếc là không còn nhớ tác giả là ai nữa. Mình thật là vô tâm!

    Đàm Hà Phú: Phú đi nhiều thế mà chưa lên Tam Đảo thì tiếc lắm đó!

    Trả lờiXóa
  8. @Hậu: Em lên Tam Đảo rồi và rất rất yêu 'cái thị trấn bé xíu' ấy.

    Chị ơi theo những con đường mòn vòng vèo xa hơn về phía rừng, đi ngang sườn núi, ngắm những núi, những thung lũng... đẹp mê chị ạ.

    @Phú: Nên đến đi Phú à. Nhưng nói riêng, ai thích thiên nhiên thì yêu TĐ, ai mà thích nơi náo nhiệt thì sẽ không thích đâu, vì chỉ đi bộ 15 phút là hết 'thị trấn'.

    Trả lờiXóa
  9. Bài thơ hay quớ. CHị viết cũng ra rõ chất lãng mạn của Tam đảo. Hay lắm chị :-)
    Nhưng với em, Tam đảo gắn với những kỳ niệm đẹp mà lại buồn: 3 lần lên Tam đảo với 3 người con trai khác nhau. Lần nào về ròi cũng chia tay người ấy. Hu hu...

    Trả lờiXóa
  10. Có lần mấy chú nước ngoài theo cơ quan em lên Tam Đảo kỷ niệm 21.6. Một chú thấy mấy cái móng nhà bỏ hoang mới hỏi: "Cái gì thế này?". Bọn em mới giải thích là, đấy là những biệt thự nghỉ mát. Hồi kháng chiến, nghe tin Pháp quay trở lại, nên phá đi. Chú nước ngoài hỏi: "Người Pháp phá à?". Bọn em trả nhời: "Không, người Việt Nam". Nó ngạc nhiên: "Để làm gì?". Chúng em hãnh diện đáp: "Chúng tao làm tiêu thổ kháng chiến". Chú kia chả hiểu sao lại phải tiêu thổ...

    Trả lờiXóa
  11. anh C : "Chúng tao làm tiêu thổ kháng chiến" <-- why?

    Trả lờiXóa
  12. @ Lana: Chị lang thang những nơi ấy rồi... :)
    @ Titi: thế vẫn còn hơn đến Tam đảo... 1 mình :D
    @ VMC: chả ai hiểu được cái gọi là "tiêu thổ KC" đâu. Nhưng tiếc rằng cái tâm lý, thói quen "tiêu thổ" mọi cái bây giờ vẫn còn, nên phá nhiều quá: phá thật cũng có mà xây dựng mới làm phá vẻ đẹp của sự hài hòa cảnh quan thì nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
  13. Chị. Em đã nhận được giấy mời. Cảm ơn chị. Em sẽ cố gắng đến để chung vui với chị và mọi người.
    Cảm ơn chị nhiều nhé

    Trả lờiXóa
  14. @LU:
    Em hỏi "tiêu thổ kháng chiến" là gì, hay "tại sao phải tiêu thổ kháng chiến"?

    Trả lờiXóa
  15. @ Cả nhà: em lạc đề tý, trên Bà Nà cũng còn sót lại mấy cái móng nhà bị phá như vậy. Nghe Lu hỏi anh VMC em nhớ đến lần đi Sapa trên những con đường quanh co đèo dốc hỏi bác tài là tại sao ở đây không lắp gương cầu lồi hai bên đường đi cho đỡ sợ, bác tài bảo hồi mới làm đường thì có nhưng dân tộc nó ra soi gương thấy mặt xấu nó nhổ hết đi rồi.
    Tiêu thổ kháng chiến thì cũng tương tự.

    Trả lờiXóa
  16. anh Cường : cả hai câu luôn anh ơi. "Tiêu thổ kháng chiến" là gì? và tại sao phải "tiêu thổ kháng chiến"?

    Trả lờiXóa

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...