@ Nhân
đọc cuốn sách về Madame Nhu, đọc đi đọc lại vài lần hai chương cuối nói về cuộc
đảo chính tháng 11/1963 và số phận của ông Diệm, ông Nhu và gia đình họ. Nhận
ra một điều:
Tâm
lý và hành xử của “bên thắng cuộc” ở người Việt – bất cứ một cuộc nào, lớn hay nhỏ, khác phe
hay cùng phái - sao giống nhau đến thế! Đều thể hiện sự khao khát quyền lực bất
chấp tất cả và sự ngạo mạn khi đã giành được quyền lực. Quyền lực đầu tiên được
thực hiện là “quyền” mạt sát, sỉ nhục và đổ tội cho kẻ thua cuộc!
Phải chăng một cuộc “lật đổ” bản thân nó đã không chính trực, và mặc cảm về điều này là căn cốt của lối ứng xử như thế?
Phải chăng một cuộc “lật đổ” bản thân nó đã không chính trực, và mặc cảm về điều này là căn cốt của lối ứng xử như thế?
Muốn
có tiến trình dân chủ thì điều đầu tiên, sau cuộc lật đổ phải là sự khoan dung
và tôn trọng đối thủ dù họ đã thua cuộc.
Như
bài học từ Mianmar!
@ Sự
mặc cảm về bất cứ điều gì, thân phận, học thức hay gia cảnh... đều mang lại hoặc
là tự ti đến hèn hạ hoặc tự tôn vô lối và mù quáng.
Sự mặc cảm như cái "hố đen". Tuy nhiên ít khi người ta nhận ra ở mình có mặc cảm nào đó, nếu nhận ra thì sẽ được giải thích một cách khác đi.
Một cá nhân hay một quốc gia cũng vậy.
Sự mặc cảm như cái "hố đen". Tuy nhiên ít khi người ta nhận ra ở mình có mặc cảm nào đó, nếu nhận ra thì sẽ được giải thích một cách khác đi.
Một cá nhân hay một quốc gia cũng vậy.
@ Có một sài Gòn của tôi :) - mùng 2 tết Bính thân 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét