Một điều nữa mình
nhận ra là sự thẳng thắn đầy lý trí (đến lạnh lùng, thậm chí là tàn nhẫn – theo
quan niệm tình lý của người VN) khi quyết định một điều không may cho người
khác: quyết định sa thải, quyết định chia tay nhau, quyết định tịch thu tài sản…
Tất cả đều dựa trên lý lẽ và nguyên tắc của một bên *có quyền* ra quyết định,
không có chỗ cho một chút cảm thông với *hoàn cảnh* bên kia! Cứ theo nguyên tắc
(luật) mà hành xử vì đó là sự hợp lý! Còn anh khó khăn ư, khó chịu ư, tổn
thương ư, tuyệt vọng ư? Là chuyện của anh không phải chuyện/ việc của tôi. Tự
anh phải giải quyết!
Vì thế nhân vật
chính chấp nhận sự thật không may của mình, không than vãn, không *trình bày
hoàn cảnh* dù có thể tuyệt vọng, cũng không sĩ diện khi phải từ bỏ những thứ
quen thuộc: nhà cửa, xe hơi, hàng xóm, lối sống, quần áo, có khi cả vợ/ chồng/
người yêu… để buộc phải chuyển sang một môi trường sống khác thấp kém hơn. Khi
anh gặp điều không may, có thể có người châm chọc, cay nghiệt với anh nhưng nói
chung mọi người đều coi là bình thường. Dường như ai cũng nghĩ: điều không may
của người này rất có thể một lúc nào đó sẽ là điều không may của chính mình.
Nhưng biết đâu có thể điều không may của anh lại là điều may mắn của tôi thì
sao?
Tuy nhiên, qua phim
ta thấy xã hội luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho mọi người, miễn là anh biết
tận dụng và cố gắng hết sức, anh sẽ có một cơ hội mới. Và những nhân vật chính
luôn vượt qua được hoàn cảnh nghiệt ngã, họ như tìm thấy một bản thể khác hoàn
thiện hơn. Do đó phim thường kết thúc có hậu.
Xem những phim này
có lẽ mình hiểu thêm được một chút về *tính cách Mỹ*.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét