Hậu Khảo cổ
Mỗi lần ra Hà Nội, sáng sớm, men theo hồ Gươm đi dạo, vừa nhìn những
người phụ nữ trông nhàu nhĩ trong những bộ đồ mặc ở nhà đang ra sức vặn
vẹo, uốn éo, lắc lư theo nhịp điệu sôi nổi của các bản nhạc, vừa ngó
nghiêng xuống mặt hồ phẳng lặng nhỡ may được chiêm ngưỡng cụ Rùa hiện
lên… tập thể dục một hai ba hít thở hít thở… lại nhớ đến tạp bút “Bờ hồ
5 giờ sáng” của Bọ Lập viết từ xửa xưa
sao mà giống y như bây giờ! Có lần tui đưa con gái từ Sài Gòn ra chơi.
Nàng vô cùng ngỡ ngàng nhìn những nhóm thể dục nhịp điệu quanh Hồ Gươm.
Trong tưởng tượng của nàng, Hà Nội và Hồ Gươm đẹp lãng mạn như những ký
ức của mẹ. Vì vậy con gái nói một cách hết sức nghiêm túc: Mẹ, sau này
mẹ già thì đừng ra đây mà tập thể dục nhé, xấu cả Hồ Gươm!
Tui có
đọc (nhiều) bài báo của GS Hà Đình Đức, người Thanh Hóa, ông đã chứng
minh rằng về sinh học Rùa Hồ Gươm có nguồn gốc từ lòai (giải) rùa cổ ở
Thanh Hóa. Uh, thì rùa ở trong 1 cái hồ giữa lòng Hà Nội nghìn năm chắc
chắn cũng phải có gốc gác từ đâu chứ, như người Hà Nội nào cũng có một
nhà quê, ngay cả những gia đình đã 3, 4 đời là “người Hà Nội”. Nhưng sự
chứng minh của GS “rùa học” là về sinh học, còn sự “chứng minh” của tui
về nguồn gốc Thanh Hóa của cụ Rùa Hồ Gươm lại là từ lịch sử cơ. Đây nhé:
- Truyền thuyết kể rằng Lê Thái Tổ thủa hàn vi ở quê nhà, một lần chạy
trốn sự truy lung của giặc đã được “trời” cho gươm báu để hộ thân và
cứu nước. Nhưng ông chỉ được cho mượn gươm, còn vỏ gươm thì Lê Thận, một
người đánh cá trên sông đánh lưới được. Chắc là cũng do Trời thả xuống
cho. Ông Giời cẩn thận ra phết: cho 1 người mượn gươm lại cho một người
khác mượn vỏ, thế là ai cũng có “vật chứng” và “nhân chứng” cho cái sự
mượn vật quý của Giời, chả thể nào mà lờ lơ lơ đi nhé.
Đất nước
thanh bình, Lê Thái Tổ về Thăng Long mở đầu triều đại/ thời đại mới. Một
ngày đẹp giời nhà vua dạo chơi trên hồ Lục Thủy (lúc í chưa gọi là hồ
Hòan Kiếm), Rùa thần nổi lên… tiếp sau thế nào cả nhà đã biết. Thế, ông
rùa này không ở Thanh Hóa thì làm sao biết được việc Giời cho vua Lê
mượn gươm báu mà đòi nào??? Mà kể cũng khiếp, từ Thanh Hóa ổng đi bằng
cách nào ra Thăng Long để mà đòi lại vật qúy nhỉ? Có khi ngay từ khi cho
mượn gươm báu Giời đã sai rùa thần đi (bơi) ra Thăng Long ngay để canh
me “đòi nợ” chăng? Mà rõ ràng Giời cho mượn “Gươm” sao về sau lại là
“Hòan Kiếm”? Gươm và Kiếm khác nhau chứ nhỉ? Hay gươm thần vẫn còn được
lưu truyền đâu đó phòng khi quốc gia “cơ nhỡ”? Trong truyền thuyết cụ
Rùa đã ban lẫy nỏ cho An Dương Vương và gươm báu cho Lê Thái Tổ. Sao cụ
rùa chỉ ban vũ khí cho vua thôi nhỉ...?
Nghĩ đến đây thì hết mấy
vòng Hồ Gươm. Lạy Đức Thái Tổ, lạy Cụ Rùa con không dám phạm thượng,
dưng mà con nghĩ nếu còn Gươm thần thì liệu còn có ai là người được
Giời ban cho quyền “tiền trảm hậu tấu” để trừ gian trong dẹp họa ngòai?
Ôi, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”…
Thời Lê
kéo dài nhất trong lịch sử và gắn bó lâu dài nhất với Thăng Long...
“quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê”... Đức Lê Thái Tổ đứng bên
kia Hồ Gươm chắc cũng độ lượng với đám con cháu chỉ xúm xít bên này với
Đức Lý Thái Tổ trong những ngày Hội "Ngàn năm Thăng Long"…
(note cũ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH
Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...
-
Người Việt có một số thành ngữ và sự tích liên quan đến cá trê, như truyện Trê Cóc chẳng hạn. Câu chuyện không chỉ là việc Trê tranh giàn...
-
Một người bạn fb bất ngờ ra đi. Post bài thơ rất hay của bạn. Tôi biết Cao Hải Hà qua mạng Yahoo blog và sau là FB. Vài lần gặp Hà ở chỗ ...
-
Xem lại phim này, suy nghĩ khác hẳn ngày trước. Trước, cảm động vì mối tình của cha Ralph và Mecghi, cho rằng đàn bà yêu thì phải hết l...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét