Nguyễn Thị Hậu
Sài Gòn là đô thị sông nước
Sông Sài Gòn là giao thông đường thủy quan trọng nhất, cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Thương cảng Sài Gòn, từ góc độ lịch sử có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị Sài Gòn.
Hệ thống đường sông, kênh rạch ở Sài Gòn phục vụ cho sự phát triển của nghề thủ công làm gốm nổi tiếng là “Xóm Lò Gốm” còn lại nhiều dấu tích như kênh Lò gốm, đường Lò Siêu, khu lò lu, bến mảnh sành, cầu lò chén… Từ đầu thế kỷ XX do quá trình đô thị hoá nên vùng gốm Sài Gòn không còn điều kiện để phát triển sản xuất, truyền thống và kỹ thuật sản xuất “gốm Sài Gòn” sau đó phát triển ở vùng gốm Biên Hòa (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương)…
Hệ thống sông rạch làm nên cảnh quan “trên bến dưới thuyền” của Sài Gòn: những con sông, kênh rạch với những bến sông nổi tiếng sinh họat buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng: sông – bến chợ – phố chợ ven sông - làng ven sông – giao thông đường thủy – ghe thuyền - cầu qua sông…
Hiện nay đại lộ Đông Tây được xây dựng đã đáp ứng nhu cầu giao thông và mang lại hiện đại cho thành phố, nhưng trả giá cho việc này là dọc hai bên sông – cũng là dọc theo đại lộ, những dãy nhà phố buôn bán biến mất, những tòa cao ốc đã và đang mọc lên. Vẻ đẹp cổ xưa “trên bến dưới thuyền” sầm uất mà hồi giữa thế kỷ XX vẫn còn được ghi nhận đã không còn nữa.
Sông Sài Gòn là giao thông đường thủy quan trọng nhất, cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài. Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Thương cảng Sài Gòn, từ góc độ lịch sử có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị Sài Gòn.
Hệ thống đường sông, kênh rạch ở Sài Gòn phục vụ cho sự phát triển của nghề thủ công làm gốm nổi tiếng là “Xóm Lò Gốm” còn lại nhiều dấu tích như kênh Lò gốm, đường Lò Siêu, khu lò lu, bến mảnh sành, cầu lò chén… Từ đầu thế kỷ XX do quá trình đô thị hoá nên vùng gốm Sài Gòn không còn điều kiện để phát triển sản xuất, truyền thống và kỹ thuật sản xuất “gốm Sài Gòn” sau đó phát triển ở vùng gốm Biên Hòa (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương)…
Hệ thống sông rạch làm nên cảnh quan “trên bến dưới thuyền” của Sài Gòn: những con sông, kênh rạch với những bến sông nổi tiếng sinh họat buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng: sông – bến chợ – phố chợ ven sông - làng ven sông – giao thông đường thủy – ghe thuyền - cầu qua sông…
Hiện nay đại lộ Đông Tây được xây dựng đã đáp ứng nhu cầu giao thông và mang lại hiện đại cho thành phố, nhưng trả giá cho việc này là dọc hai bên sông – cũng là dọc theo đại lộ, những dãy nhà phố buôn bán biến mất, những tòa cao ốc đã và đang mọc lên. Vẻ đẹp cổ xưa “trên bến dưới thuyền” sầm uất mà hồi giữa thế kỷ XX vẫn còn được ghi nhận đã không còn nữa.
Sài Gòn là đô thị của sự đa dạng văn hóa.
Sài Gòn có một hệ thống sông lớn và có cửa biển Cần Giờ nên đây là một cảng thị từ rất sớm, cũng là nơi có sự giao lưu mạnh mẽ với các quốc gia khác qua đường biển. Từ thế kỷ XVII nhiều cư dân từ nơi khác đến khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sự hình thành đô thị Sài Gòn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người Việt, người Hoa với những tộc người bản địa. Họ đã duy trì và phát triển những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của mình và xây dựng các ngôi đình, chùa của người Việt; đền, miếu, hội quán của người Hoa; chùa của người Khmer; nhà thờ của người Chăm Hồi giáo, nhà thờ Công giáo, Tin lành… Các kiến trúc tôn giáo xây dựng trong khoảng 300 năm nay thể hiện sự đa dạng và hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng cư dân. So với Hà Nội hay Huế thì di tích ở Sài Gòn không nhiều, niên đại muộn, đặc trưng kiến trúc- trang trí thể hiện sự giao lưu văn hóa đậm nét, cần nghiên cứu từ góc độ bối cảnh lịch sử - văn hóa đặc thù của vùng đất này thì mới đánh giá thỏa đáng.
Ngoài ra còn có nhiều ngôi nhà cổ, một số khu lăng mộ…Do nhu cầu của cuộc sống mà những di tích là đối tượng bị phá hủy nhiều nhất trong quá trình đô thị hóa.
Sài Gòn có một hệ thống sông lớn và có cửa biển Cần Giờ nên đây là một cảng thị từ rất sớm, cũng là nơi có sự giao lưu mạnh mẽ với các quốc gia khác qua đường biển. Từ thế kỷ XVII nhiều cư dân từ nơi khác đến khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sự hình thành đô thị Sài Gòn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người Việt, người Hoa với những tộc người bản địa. Họ đã duy trì và phát triển những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của mình và xây dựng các ngôi đình, chùa của người Việt; đền, miếu, hội quán của người Hoa; chùa của người Khmer; nhà thờ của người Chăm Hồi giáo, nhà thờ Công giáo, Tin lành… Các kiến trúc tôn giáo xây dựng trong khoảng 300 năm nay thể hiện sự đa dạng và hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng cư dân. So với Hà Nội hay Huế thì di tích ở Sài Gòn không nhiều, niên đại muộn, đặc trưng kiến trúc- trang trí thể hiện sự giao lưu văn hóa đậm nét, cần nghiên cứu từ góc độ bối cảnh lịch sử - văn hóa đặc thù của vùng đất này thì mới đánh giá thỏa đáng.
Ngoài ra còn có nhiều ngôi nhà cổ, một số khu lăng mộ…Do nhu cầu của cuộc sống mà những di tích là đối tượng bị phá hủy nhiều nhất trong quá trình đô thị hóa.
Sài Gòn như một đô thị kiểu phương Tây hồi cuối thế kỷ XIX.
Lấy sông Sài Gòn làm chuẩn các đường phố ngang dọc chia đô thị Sài Gòn (vốn trải dài ven sông, kênh rạch) thành những ô vuông, trong đó là các công sở, biệt thự, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác. Kiến trúc tôn giáo quan trọng là nhà thờ công giáo trở thành trung tâm của một khu vực dân cư, có thể nhận thấy trung tâm thành phố Sài Gòn nằm trong tam giác có 3 đỉnh là 3 nhà thờ cổ: Tân Định – Đức Bà – Huyện Sĩ (khu vực trung tâm). Những công trình kiến trúc dành cho công sở cho đến nay vẫn còn giữa được công năng, cảnh quan khu trung tâm thành phố là những con đường với hàng cây cao vút, những biệt thự mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển châu Âu nhưng gần gũi và đã trở nên quen thuộc, là một phần không thể thiếu của thành phố, là “dấu ấn Sài Gòn” đối với người đi xa và người đến Sài Gòn. Sự biến dạng của đường Đồng Khởi và khu vực vòng xoay Nguyễn Huệ - Lê Lợi là một thất bại đau xót trong việc đã không bảo tồn gìn giữ được cảnh quan hơn 100 năm của khu trung tâm thành phố!
Lấy sông Sài Gòn làm chuẩn các đường phố ngang dọc chia đô thị Sài Gòn (vốn trải dài ven sông, kênh rạch) thành những ô vuông, trong đó là các công sở, biệt thự, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác. Kiến trúc tôn giáo quan trọng là nhà thờ công giáo trở thành trung tâm của một khu vực dân cư, có thể nhận thấy trung tâm thành phố Sài Gòn nằm trong tam giác có 3 đỉnh là 3 nhà thờ cổ: Tân Định – Đức Bà – Huyện Sĩ (khu vực trung tâm). Những công trình kiến trúc dành cho công sở cho đến nay vẫn còn giữa được công năng, cảnh quan khu trung tâm thành phố là những con đường với hàng cây cao vút, những biệt thự mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển châu Âu nhưng gần gũi và đã trở nên quen thuộc, là một phần không thể thiếu của thành phố, là “dấu ấn Sài Gòn” đối với người đi xa và người đến Sài Gòn. Sự biến dạng của đường Đồng Khởi và khu vực vòng xoay Nguyễn Huệ - Lê Lợi là một thất bại đau xót trong việc đã không bảo tồn gìn giữ được cảnh quan hơn 100 năm của khu trung tâm thành phố!
Đặc biệt, trong mỗi đô thị đều có những landmark - cột mốc/ điểm nhấn, những hình ảnh tiêu biểu nhất định phải được giữ gìn và tôn tạo. Đó có thể là một góc phố, giao lộ, công trình kiến trúc và cả cảnh quan một khu vực… được xây dựng vào thời kỳ đầu tiên của đô thị, hoặc vào một thời điểm đặc biệt, có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng; là nơi diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa lịch sử và văn hóa lâu dài. Cũng có thể chỉ là cảnh quan quen thuộc, khác biệt, đặc trưng của đô thị hoặc phản ánh quá trình lịch sử của một cộng đồng, mang đến những câu chuyện lịch sử sinh động, phong phú và có ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng và du khách. Ở Sài Gòn đó chính là Nhà thờ Đức bà, Bưu điện, Nhà hát lớn, Ủy ban nhân dân, khu Eden, thương xá TAX, Chợ Bến Thành… và toàn bộ cảnh quan khu vực xung quanh. Đó là nơi “lắng hồn” đô thị Sài Gòn.
Bảo tồn lâu dài cảnh quan hay điểm nhấn đặc trưng cũng là quá trình tích tụ và di truyền ký ức lịch sử - văn hóa đô thị, nâng cao sự hiểu biết và trân trọng quá khứ cho những thế hệ cư dân. Nếu hành xử ngược lại thì chính là đang bắn vào quá khứ.
Sài Gòn 4/10/2014
Thời báo Kinh tế Sài Gòn 9/10/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét