LINH TINH LANG TANG (75) Chuyện ở xứ Mần Thi


Mình có nhiều bạn bè là nhà thơ – những nhà thơ mình quý mến thực sự, vì thơ hay, vì tính cách và những việc họ làm không “ngược” với những gì họ thể hiện trong thơ. “Văn, thơ là người”, mình vẫn tin thế. Tất nhiên, “người” ở ý tưởng chứ ko phải, ko chỉ ở ngôn từ thể hiện, vì ngôn từ (chỉ) là phương tiện thể hiện ý tưởng.
Những chuyện/truyện 100 chữ sau đây đều ra đời từ những cuộc trò chuyện với các nhà thơ-bạn mình. Và mình viết lại trong những thời điểm khác nhau, như để tự răn mình, và cũng để cùng cười với bạn, một chút cho vui J

Haiku
Bạn bè nó tòan là những nhà thơ. Ngày kia nó cũng tập mần thi. 
Tập riết, mần chỉ được ba câu. Đọc đi đọc lại, nó sung sướng nhận ra
Thơ Haiku!

Thi sĩ.
Vợ đi vắng, thi sĩ ở nhà trông con gái nhỏ. Nó bú bình xong rồi buồn ngủ, ọ ẹ, khóc ré lên. Thi sĩ vụng về dỗ nhưng nó không nín. Nó đã quen nghe tiếng mẹ ru nhè nhẹ…
Lúng túng, thi sĩ bèn đọc thơ. Chàng đọc mấy bài thơ mới sáng tác đêm qua. Cô nhỏ nín bặt rồi khóc lớn hơn. Thi sĩ lại đọc, giọng như đang trình diễn trong Ngày Thơ.
Bỗng dưng cô nhỏ mở miệng gào lên “Xin lỗi, chịu hổng nổi!!!”

Chết

Nhà thơ trẻ đầy triển vọng bỗng quyết định từ bỏ cõi trần.
Bạn bè không hiểu nổi tại sao anh có thể tìm đến cái chết dễ dàng như thế?
Ngày Thơ, sau những màn tôn vinh Thơ, tôn vinh các nhà thơ và thơ của nhau, sau chầu nhậu rượu đầy bia tràn mà người say thật và kẻ say giả tôn vinh lẫn nhau, bỗng nhớ đến người "tài hoa bạc mệnh" bèn “cầu cơ” thăm hỏi tỏ lòng thương tiếc.
Câu trả lời: dưới này cũng như ở trển, chán quá, tao lại tự tử rồi!

Chữ ký nhà thơ
 Nhà thơ trẻ được đánh gía là có triển vọng nổi tiếng. Bèn đi xem bói chữ ký. Lần thứ nhất thầy phán:
Nếu sửa chữ ký con sẽ trở thành một nhà thơ nổi tiếng!
Từ hôm đó nhà thơ nổi tiếng vì miệt mài luyện chữ ký mới!
Lần thứ hai thầy nói:
Chữ ký của con là chữ ký của một nhà thơ nổi tiếng.
Đến bây giờ anh ta thật sự nổi tiếng vì không làm thơ nữa mà chỉ mang khoe  chữ ký của mình!

Vương quốc Thơ *
Ngày xưa ở xứ nọ ngành kinh tế chính là “mần thi”:Thơ dùng để ăn mặc, làm phân bón, làm thức ăn gia súc... Sáng sớm ra đồng ngâm thơthì lúa lên xanh tốt, chiều tối ra chuồng đọc thơ là heo gà lớn nhanh như thổi. Năm nàotrình diễn thơ thì được mùa to. Thơ trở thành lương thực chính.
Thời gian trôi qua...ở vương quốc Thơ tất cả người vật dần dần trở nên dị dạng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...