THỜI NAY- Không cần nói nhiều về ý nghĩa và giá trị của cây cầu
Long Biên đối với Hà Nội. Chỉ cần một thí dụ nhỏ như thế này: Những
người từ xa đến chỉ cần nhìn thấy những nhịp cầu Long Biên là đã thấy cả
Hà Nội; với những người Hà Nội thì những dầm sắt vững chãi và mềm mại
của cầu Long Biên quá thân thuộc, đi qua khỏi cầu là thấy xa Hà Nội, về
đến đầu cầu là như đã về đến nhà mình.
Việc ứng xử với cầu Long Biên hiện nay là ứng xử với một chứng
nhân xuyên suốt hơn trăm năm của đô thị Hà Nội chứ không chỉ như một
phương tiện giao thông đã cũ kỹ. Mà ngay cả giá trị là phương tiện giao
thông thì trên thế giới, còn có mấy cây cầu sắt của kỹ sư nổi tiếng
người Pháp - Eiffel, cũng là tác giả của tháp Eiffel biểu tượng của Thủ
đô Paris? Như vậy, cầu Long Biên còn là một di sản của ngành giao thông
vận tải Việt Nam, bởi tuổi đời, bởi kỹ thuật xây dựng tiên tiến nhất hồi
cuối thế kỷ 19, và bởi việc đã xây dựng lại, hàn gắn lại những nhịp cầu
bị bom Mỹ đánh sập vào tháng 12-1972.
Do đó, cả ba phương án mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất đều không phải là phương án cho bảo tồn di sản văn hóa lịch sử của cả nước - di sản đô thị Hà Nội và di sản của chính ngành giao thông vận tải! Không thể nhân danh phát triển để phá bỏ, hay làm mới lại cầu Long Biên ngay trên cây cầu hiện nay. Tôi cho rằng không thể di dời cầu Long Biên khỏi vị trí hiện nay “để bảo tồn”, vì di tích cầu Long Biên còn là cảnh quan hai đầu cầu chứ không chỉ là những nhịp cầu sắt cũ. Hai đầu cầu Long Biên một đầu là phố Hàng Đậu, đầu kia là phố cũ Gia Lâm… với vài dãy nhà xưa, những cây bàng rợp lá xanh mùa hè, đỏ mùa đông, đã là “ký ức đô thị” của bao thế hệ người Hà Nội.
Với quan niệm “bảo tồn” không đối lập với “phát triển” mà hai phương diện này cần hòa hợp với nhau, trong trường hợp này, Hà Nội rất cần một cây cầu đường sắt qua sông Hồng thì hãy để số tiền để di dời cầu Long Biên xây dựng một cây cầu khác cho đường sắt. Còn cây cầu hiện nay chỉ để xe máy và xe thô sơ lưu thông, cầu Long Biên được bảo tồn lâu dài hơn khi giảm tải đáng kể trên cầu. Lưu thông trên cầu Long Biên như vậy vừa an toàn, vừa góp phần bảo đảm sự phát triển cho giao thông đô thị.
http://beta.nhandan.org.vn/vanhoa/di-san/item/22415602-khong-the-nhan-danh-phat-trien-de-pha-bo.html
Do đó, cả ba phương án mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất đều không phải là phương án cho bảo tồn di sản văn hóa lịch sử của cả nước - di sản đô thị Hà Nội và di sản của chính ngành giao thông vận tải! Không thể nhân danh phát triển để phá bỏ, hay làm mới lại cầu Long Biên ngay trên cây cầu hiện nay. Tôi cho rằng không thể di dời cầu Long Biên khỏi vị trí hiện nay “để bảo tồn”, vì di tích cầu Long Biên còn là cảnh quan hai đầu cầu chứ không chỉ là những nhịp cầu sắt cũ. Hai đầu cầu Long Biên một đầu là phố Hàng Đậu, đầu kia là phố cũ Gia Lâm… với vài dãy nhà xưa, những cây bàng rợp lá xanh mùa hè, đỏ mùa đông, đã là “ký ức đô thị” của bao thế hệ người Hà Nội.
Với quan niệm “bảo tồn” không đối lập với “phát triển” mà hai phương diện này cần hòa hợp với nhau, trong trường hợp này, Hà Nội rất cần một cây cầu đường sắt qua sông Hồng thì hãy để số tiền để di dời cầu Long Biên xây dựng một cây cầu khác cho đường sắt. Còn cây cầu hiện nay chỉ để xe máy và xe thô sơ lưu thông, cầu Long Biên được bảo tồn lâu dài hơn khi giảm tải đáng kể trên cầu. Lưu thông trên cầu Long Biên như vậy vừa an toàn, vừa góp phần bảo đảm sự phát triển cho giao thông đô thị.
http://beta.nhandan.org.vn/vanhoa/di-san/item/22415602-khong-the-nhan-danh-phat-trien-de-pha-bo.html
Em chẳng hy vọng gì chị ạ.
Trả lờiXóa