Từ ngày xuất hiện khái niệm "lề phải lề trái" trong lĩnh vực báo chí truyền thông, mình cứ luôn tự hỏi: Vì sao báo chí/ nhà báo cứ tự nhận mình/ coi mình thuộc về một bên "LỀ" nào nhỉ? Sao không đàng hoàng giữa đường mà đi? Bởi vì trên lề (hay bên lề) là dành cho người đi bộ, còn đường là để cho người dùng các loại phương tiện giao thông. Thời buổi thông tin NET thế này mà chỉ đi bộ thì LỀ nào cũng thua cái anh đi/ chạy giữa đường. Mà cái anh chạy giữa "xa lộ thông tin" ấy, như mình thấy, là những người sử dụng NET một cách tự chủ và tự do.
Giao thông đường bộ và đường thuỷ cũng theo luật ngược
nhau.
Lại nữa, khi một bên được cho là “lề Phải” thì bên kia tự
coi mình là “lề Trái”, lập tức xuất hiện sự đối lập (đầu, nghịch). Sự đối lập
này đẩy cả hai bên… ngày càng xa nhau (có lúc đến mức cực đoan), bên nào cũng dạt
vào lề của mình xây dựng “chiến luỹ”, con
đường ở giữa thành một giới tuyến thênh thang. Đã xảy ra trường hợp từ hai bên
lề lỡ có ai bước ra đường, dù chưa đến “giải phân cách” (tưởng tượng) thì đã
dính đạn của cả hai phía.
Dân chúng, cũng có những người ngại, chả đi ra đường nữa,
đành ở trong “nhà” chịu cảnh đói kém về thông tin. Nhưng phần đông vẫn đi, bởi,
đường làm ra là để đi, bởi có nhu cầu phải đi. Và họ cứ đàng hoàng đi trên đường
vì họ có tri thức để biết mình phải đi như thế nào và có ý thức để lựa chọn sẽ đi con đường nào.
Trên những nẻo đường “xa lộ thông tin” ngày nay, mình
nghĩ, đi trong/ trên lề tức là đang dừng lại.
(Nhân ngày 21/6/2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét