Cho ngày 1 tháng 4


Bạn có biết bài hát đầu tiên của Trịnh Công Sơn tôi biết, và thuộc, và cho đến bây giờ vẫn thường nghe là bài nào không? Có thể bạn sẽ đoán là Diễm xưa, hay Cát bụi, hay Nắng Thủy tinh, hay ...
Có nhiều bài hát mà mọi người sẽ nhắc đến khi nói về Nhạc Trịnh. Nhưng với tôi, "Nghe những tàn phai" chính là "mối tình đầu" của tôi với Nhạc Trịnh Công Sơn.
Chiều nay em ra phố về
thấy đời mình là những chuyến xe......
thấy đời mình là những đám đông......
thấy đời mình là những quán không...
Những ca từ ám ảnh tôi từ lần nghe đầu tiên, mỗi lần nghe lại, và mỗi lần hát lại...Lạ lùng, khi tôi buồn, những ca từ ấy, giai điệu ấy mang lại sự an ủi, sự bình yên, và lau khô những giọt nước mắt cho tôi...
Khi vui, cũng những ca từ ấy, giai điệu ấy lại mang đến cho tôi chút gì như sự tiếc nuối, nỗi buồn ngọt ngào, nỗi nhớ mơ hồ một điều gì tốt đẹp đã qua, hay là còn chưa đến... Từ tuổi 17 nghe những tàn phai, ngày đi đêm tới đến nay đã quá nửa đời người, thấy mình vẫn chỉ là một dấu chấm thật nhỏ nhoi ở chốn hư không...

30 nhận xét:

  1. Thật hạnh phúc khi mình là một dấu chấm nhỏ nhoi ở chốn hư không bạn ạ! Hình ảnh như hạt cát giữa sa mạc, như giọt nước rơi giữa thinh không, không hiểu sao, lại luôn mang tới cho tôi một cảm giác thật yên bình.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Đối với em thì bài hát hay nhất của TCS là "Vết lăn trầm". Nhưng chưa thấy ai hát bài ấy hay.

    Trả lờiXóa
  4. @ A Thụy: cảm giác yên bình, và... cô đơn, phải ko ạ :)
    @ HwoangNguyên: di chỉ khảo cổ có dịa danh là "vườn...' thì nhiều lắm bạn ạ. Di chỉ ấy ở đâu thế? Với mình, Nhạc Trịnh, chỉ có thể nghe 1 mình, cùng lắm là 2 người thôi, thêm người thứ 3 mất hay.
    @ VMC: Uh, bài ấy khó hát, và ca từ không mướt như nhiều bài khác...

    Trả lờiXóa
  5. Em thì sến lắm, lúc nào cũng thích bài Một cõi đi về.
    Em còn luôn thích bài " Vết thù trên lưng ngựa hoang" nữa chị ạ, tệ là chẳng nhớ tác giả nữa cơ. Nói chung là sến đặc.
    Em thích ca từ của Trịnh Công Sơn.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Em tham gia với nhé... bài đầu tiên mà nhờ đó em biết tới tên tuổi của TCS là Hát cho một người vừa nằm xuống. Và cứ đến tháng Tư thì nhớ đến "Hàng cây thắp nến lên hai hàng". Vì sao ư? Xuân về, các hàng cây bên đường trổ mầm lá, trông như những hàng nến đứng dọc đường.
    Nhưng trân trọng thì vẫn dành cho tình bạn đã viết nên bài hát Người nằm xuống.

    Trả lờiXóa
  8. @ HwoangNguyen: Ô, sao tự nhiên bạn lại khó chịu thế?
    Thứ nhất, mình chỉ hỏi bạn là di chỉ ấy ở đâu (tỉnh nào chẳng hạn, tất nhiên trong nước VN), vì ở VN nhiều nơi có di chỉ KC có tên Vườn như: Vườn chuối, Vườn Dũ, vườn Đậu... Mà, trùng tên cũng khá nhiều. Có lẽ vì bạn ko ở VN (?) nên ko biết như thế.
    Thứ 2: chỉ là sự chia sẽ 1 cảm nhận của riêng mình, hòan tòan ko có ý gì cả, ý mình nói là nhạc Trịnh nếu nghe trong cô đơn thì hay hơn, vậy thôi.
    Thứ ba: ở trong ngôi nhà ảo này mọi người mong là bạn với nhau, làm quen ở đây là bình thường, vì Net cho ta cơ hội làm quen với những người xa lạ mà. Vì vậy mình rất vui khi được làm quen với mọi người, đâu có gì phiền phức???
    Hy vọng bạn hiểu như thế. Chúc bạn vui vẻ!

    Trả lờiXóa
  9. @ VHlinh: "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", câu này dân KC bọn chị lấy làm slogan đấy :)
    @ Mai: Nắng thủy tinh - chị cũng thích bài ấy. Ca từ của Trịnh đặc biệt nhỉ.

    Trả lờiXóa
  10. Em thích con người Sơn hơn cả nhạc của ông ấy. Em nghĩ, nếu được tự do hơn, nhạc của ông ấy còn có thể hay hơn nữa. Y như Phạm Duy vậy, được sáng tác trong tự do, nhạc của Phạm Duy bay bổng và tràn trề nhựa sống :-)

    Trả lờiXóa
  11. @Titi: Chị ko biết con người TCS, chỉ nhớ ngày ông mất có một bài báo nhan đề đại để Một người vừa được kính trọng vừa được yêu thương. Đọc rồi thắc mắc, sống thế nào để được cả hai điều như thế... thì đc phân tích là phải biết hy sinh. TCS có biết hy sinh ko nhỉ? Cảm giác đó là một người rụt rè, ko nhiều hãnh tiến. Nhưng thôi, có và yêu nhạc, ca từ của ông là đã quá nhiều!

    Trả lờiXóa
  12. Em nhiều lời chút nhé... TCS là người Nam, nhưng đã phát hiện và đưa vào bài hát về Hà nội những ảnh rất đẹp, rất HN. Trước TCS, mình nghe "cây bàng lá đỏ" nhưng ít nghe "cây cơm nguội vàng". Đặc sắc nhất vẫn là " bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời".
    Vậy thôi... em chào cả nhà:)

    Trả lờiXóa
  13. Nhạc Trịnh thì em biết nhiều vì em tập đàn guitar từ nhạc Trịnh. 2 bài đầu tiên slow rock "hạ trắng" và boston "cát bụi" là em hay nhai đi nhai lại nhất. Đặc biệt bài "cát bụi" hai năm trước ba em mất vì bị ung thư em ko ngủ được, em cứ nghe tới nghe lui bài này cả ngày. Cuối cùng em vẽ lại tranh "the circle of life" tặng cho ba em, mong ông ấy ra đi cũng nhẹ nhàng như những hạt bụi.

    Trả lờiXóa
  14. Em thích, hơn thế, kính trọng cái 'vô thường' xuyên suốt nhạc Trịnh. Giữ được cái vô thường đó qua mọi những biến cố, những thay đổi thời thế... hiếm ai làm được, nếu không phải là từ cốt cách.
    Mỗi câu mỗi từ đều có thể là cái để nhắc khi một ai đó có tâm trạng nào đó. "đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng", "bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi..."

    Trả lờiXóa
  15. Em thì thích nhạc TCS vì Khánh Ly, keke. Lần đầu tiên biết đệm đàn guitar cho mình hát chính là bài 1 cõi đi vìa, giống Bí đại gia của em quá. Còn bài thích nhất là Dấu chân địa đàng, bản phối nhạc nhanh của Khánh Ly hát- nghe vào một buổi trưa, đang ngủ, tự dưng tỉnh dậy. Đó là cái lúc nhập thần nhất.

    Trả lờiXóa
  16. @Chị Hậu: Hôm nay cả nhà nhắc chị nhiều lắm đấy. Chị có nhảy mũi không?
    Chữ to rõ ràng quá nên em thích ghé chơi nhà chị nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
  17. @Mai: Sơn là một người mạnh về tinh thần nhưng yếu về thể chất. Nhạc của ông toát lên hết rất rõ cả 2 điều đó: lời ca giữ vững một quan điểm yêu thương tất cả dù có xấu hay tốt, trong khi, âm nhạc lại ủy mị, ướt át, thiếu sinh khí. Em đã quan sát khá nhiều người, thì thấy hầu hết những ai có cuộc sống năng động, mạnh mẽ, nhiều ham muốn thể chất (có khi cả tinh thần nữa) đều không thích nhạc của ông :-)

    Trả lờiXóa
  18. @Gấu: nhạc Sơn đẩy tốc độ lên nghe đỡ vẻ u ám, đỡ lê thê, vì thế nghe cũng đỡ âm tính hơn :-)

    Trả lờiXóa
  19. Mai : hà hà...phát hiện ra Mai cũng là một người khoái nhạc Trịnh như em nha. Hèn chi mần thơ sao mờ lởng mợng quá, chỉ có những ai khoái nhạc Trịnh mới có đủ chất mềm mại mơ màng, nhạc cũng như thơ.
    Haizzz...thế thì Mai và em yếu xì đuối quá rồi...
    Haizzz...hèn chi...em thấy em ra đời ai cũng chê em sao mà yếu xìu xìu, làm cái gì thất bại cái đấy, đời em chắc ko bao giờ có được chử "thành công" quá Mai ơi...mần sao bi giờ? em muốn mình trở thành một người thật nà mạnh phẻ...hu...hu:((

    Trả lờiXóa
  20. Chị có mấy cậu em vô cùng... ghét nhạc Trịnh. Chúng nhận xét giống Titi ấy. Mỗi lần chị muốn tìm chúng nó thì cứ đưa lên status 1 câu nhạc Trịnh là lập tức chúng nhẩy xổ ra ngay :))

    Trả lờiXóa
  21. VHlinh: uh, chị cồn cào cả ruột gan, quên ko nhờ mọi người ăn và uống thêm cả phần của chi nữa :)

    Trả lờiXóa
  22. @Titi: những người sống năng động mà em nói ấy, có thích ... nhạc ko?
    @Lu: thôi em, về khóc ở nhà chứ ai lại... :)

    Trả lờiXóa
  23. @LU, Mai: Mai dỗ dành LU nghe cứng cỏi đàn chị thế không biết, thôi LU đứng lên về nhà Lana Lana cho khóc thoải mái, còn mở nhạc Trịnh ru cho khóc chán ngủ ngon lành nữa :)

    Trả lờiXóa
  24. @ all: tôi ru em ngủ, một sớm mùa đông... bài này chị hát hơi bị được nhé :)

    Trả lờiXóa
  25. Chị Hậu : a, bài này em cũng khoái lắm...em khò khò ngay đây ...ZZZzzzz :))

    Trả lờiXóa
  26. Lana & Mai : he he...cuối cùng rồi con Nu du côn cũng biết khóc tu tu để được ru và được dỗ :))

    Trả lờiXóa
  27. @ Lu: hát ru Lu ngủ nhưng tớ khò trước rùi ...zzzzz :D

    Trả lờiXóa
  28. ha ha...chị Hậu làm em nhớ đến chuyện này --> Vợ : anh ơi! con ngủ chưa?
    Đứa con : ba ngủ rồi mẹ ơi!

    Trả lờiXóa
  29. @ Lu: hehe, em lại làm chị nhớ chuyện này; Vợ nhờ chồng bón cơm cho con. Hỏi: anh ơi con ăn được mấy chén cơm? Con: mẹ ơi ba ăn hết 4 chén :))

    Trả lờiXóa

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...