ĐỐI THOẠI VỀ BẢO TỒN DI SẢN



1.
- KTS: Công trình trụ sở Hỏa xa SG (ngay bùng binh chợ Bến Thành) không có giá trị đặc biệt về kiến trúc như UBND hay các công trình cổ khác. Vì vậy không nên bảo tồn để đất xây công trình mới.
- Công trình này là công sở, có giá trị với lịch sử ngành đường sắt VN và giá trị về quy hoạch, cảnh quanh khu vực chợ Bến Thành. Ko thể so sánh về giá trị mỹ thuật với tòa nhà UBND vì chức năng khác nhau. Riêng giá trị lịch sử tòa nhà Hỏa xa đã xứng đáng xếp hạng di tích và bảo tồn. Anh thử nhìn quanh Chợ Bến Thành xem cảnh quan cũ còn lại những gì?!
2.
- KTS: Không lẽ ông già tôi để lại cho cái nhà, tôi muốn ở không được xây lại mà phải đi chỗ khác à?
- Thứ nhất: khu trung tâm SG nói chung và tòa nhà Dinh TT nói riêng không phải của ông già anh để lại cho anh, mà là của người dân SG, cần bảo tồn cho những thế hệ sau biết về lịch sử thành phố. Mà giả dụ, ông già anh để lại ngôi nhà dưới quê cho anh, anh về đó muốn phá hay xây sửa cũng còn phải nghe các ông bà dưới quê chứ đừng nghĩ là muốn thì phá ngay được.
- Thứ hai, Ông bà mình nói, cái nào ăn thì ăn cái nào cúng thì cúng. Khu vực TT SG là nơi ko thể "ăn" vào đó được. Lỡ "ăn" một phần rồi thì ráng giữ phần còn lại chứ!
3.
- KTS. Khi xây cái Kim tự tháp trong bảo tàng Louvre Tổng thống Pháp cũng bị phản đối mà nay lại trở thành kỳ quan của Paris.
- Paris còn giữ lại hầu như nguyên vẹn quy hoạch và nhiều công trình cổ chứ không bị phá hủy nhiều ngay cả trong chiến tranh và quá trình hiện đại hóa. Đấy là cái khác với TPHCM.
- Kim tự tháp trong khuôn viên bảo tàng Louvre thì quy mô cũng không lấn át các tòa nhà chính và sự tương phản đạt đến mức hoàn hảo. Tài năng của KTS là ở đó! Tòa nhà Dinh TT nếu cương quyết ra đề bài "bảo tồn nguyên vẹn để giữ công trình, cảnh quan" thì nhà tư vấn sẽ tìm ra một số giải pháp. Sao chưa ra đề bài đã kêu khó thay cho tư vấn vậy?!

Đây là một vài đối thoại của tôi với một vị KTS ở TPHCM (tạm chưa nêu tên). Ghi lại đây để thấy rằng, nhiều công trình không được bảo tồn, nhiều công trình chấp nhận cái sai để cho tồn tại đều có ý kiến của những nhà chuyên môn như thế này!
Cho nên, nhiều khi nói chuyện, phản biện với các nhà quản lý dễ hơn với chính các nhà chuyên môn - nhất là những vị có chức vụ này kia - vì khi họ sử dụng chuyên môn và vị trí để ủng hộ cái sai thì vô cùng nguy hiểm.

25/3/2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...