Lợn là một trong vài con vật được người thuần dưỡng thành “gia súc” từ thời nguyên thủy. Trong nhiều di tích khảo cổ học cách nay hơn 2000 năm đã tìm thấy xương lợn nuôi, tức là từ khi ấy lợn đã là một loài vật quen thuộc với con người.
Con lợn (tiếng miền Nam: con heo) còn được gọi là ỉn (vì nó kêu ủn ỉn?) là trư (vì được “nhân hóa” thành Trư Bát Giới trong tiểu thuyết nổi tiếng Tây Du Ký). Nó đứng cuối cùng làm “em út” trong 12 con giáp, lại là con vật được gán cho khá nhiều tính cách, từ tốt đến xấu.
Hãy tạm kể những “tính xấu” của lợn: nào là phàm ăn, bẩn thỉu ô uế, lười biếng chỉ ăn rồi ngủ, nào là ngu như lợn, xấu như lợn... Thế mà nó lại trở thành biểu trưng cho sự “sung sướng” vì không phải làm gì mà vẫn được ăn no, cho sự phồn thực và tính dục (không hiểu sao người ta gọi “phim con heo” mà không là “phim con lợn”?).
Hãy tạm kể những “tính xấu” của lợn: nào là phàm ăn, bẩn thỉu ô uế, lười biếng chỉ ăn rồi ngủ, nào là ngu như lợn, xấu như lợn... Thế mà nó lại trở thành biểu trưng cho sự “sung sướng” vì không phải làm gì mà vẫn được ăn no, cho sự phồn thực và tính dục (không hiểu sao người ta gọi “phim con heo” mà không là “phim con lợn”?).
Nhưng, với hình dáng tròn trịa bụng to, dễ nuôi, cho gì cũng ăn, mau lớn, mắn đẻ, đẻ nhiều con... nên con lợn còn là biểu trưng cho sự tích lũy của cải nhanh chóng, dễ dàng. Nông thôn Việt Nam trước kia hầu như nhà nào cũng có chuồng lợn, nuôi lợn tận dụng được thức ăn dư thừa và nhiều thứ phẩm trong nông nghiệp. Nuôi lợn như phương thức để dành, tích lũy dần thành một món tiền lớn khi đàn lợn được “xuất chuồng”.
Nuôi lợn còn là cách “để dành” thực phẩm cho những ngày lễ hội và ngày Tết, bởi vì một con lợn có thể cung cấp nhiều thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhiều người. Không có bữa ăn hội hè đình đám nào mà thiếu món ăn từ thịt lợn, chưa kể “thủ lợn” “đầu heo” còn là vật cúng quan trọng trong nhiều nghi lễ gia đình và xã hội.
Nuôi lợn còn là cách “để dành” thực phẩm cho những ngày lễ hội và ngày Tết, bởi vì một con lợn có thể cung cấp nhiều thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhiều người. Không có bữa ăn hội hè đình đám nào mà thiếu món ăn từ thịt lợn, chưa kể “thủ lợn” “đầu heo” còn là vật cúng quan trọng trong nhiều nghi lễ gia đình và xã hội.
Ở nhiều nước khi ngành công nghiệp chăn nuôi ra đời thì lợn cũng là con vật được nuôi theo kiểu chuồng trại và thức ăn công nghiệp sớm nhất. Từ đó cung cấp thịt lợn nhiều hơn, ổn định và chất lượng tốt hơn cho con người.
Tuy được con người nuôi rất sớm nhưng con lợn bị coi là “không có tình cảm gắn bó với người” như con chó - con vật đứng trước nó trong 12 con giáp. Tuy vậy trong văn hóa Việt Nam, tranh Tết dân gian Đông Hồ có hình ảnh đàn lợn có lợn mẹ béo tròn dáng tần tảo, nhiều lợn con mũm mĩm nhanh nhẹn vui tươi xúm quanh... Bức tranh thể hiện ước mong sung túc, no đủ, hạnh phúc, năm mới gặp nhiều may mắn, con đàn cháu đống, phúc lộc đầy nhà.
***
Trong những loại đồ chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam thì con lợn đất (ống heo) là thứ mà nhiều trẻ em có được. Không biết lợn đất có từ khi nào nhưng vào dịp Tết thì người lớn thường mua tặng con trẻ để khuyến khích sự cần kiệm, dành dụm. Trẻ em háo hức đón nhận và cho lợn đất “ăn” ngay những đồng tiền mừng tuổi mới tinh.
Tuy được con người nuôi rất sớm nhưng con lợn bị coi là “không có tình cảm gắn bó với người” như con chó - con vật đứng trước nó trong 12 con giáp. Tuy vậy trong văn hóa Việt Nam, tranh Tết dân gian Đông Hồ có hình ảnh đàn lợn có lợn mẹ béo tròn dáng tần tảo, nhiều lợn con mũm mĩm nhanh nhẹn vui tươi xúm quanh... Bức tranh thể hiện ước mong sung túc, no đủ, hạnh phúc, năm mới gặp nhiều may mắn, con đàn cháu đống, phúc lộc đầy nhà.
***
Trong những loại đồ chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam thì con lợn đất (ống heo) là thứ mà nhiều trẻ em có được. Không biết lợn đất có từ khi nào nhưng vào dịp Tết thì người lớn thường mua tặng con trẻ để khuyến khích sự cần kiệm, dành dụm. Trẻ em háo hức đón nhận và cho lợn đất “ăn” ngay những đồng tiền mừng tuổi mới tinh.
Lợn đất làm bằng đất nung, to tròn và thường tô màu đỏ rực rỡ, đôi mắt đen tròn xoe lông mi dài cong, cái mũi đỏ hồng, cái mõm ngắn xinh xinh, bốn chân chỉ là bốn cái núm nhỏ, lại được vẽ thêm cái đuôi ngắn quăn lên. Đặc biệt trên sống lưng có một khe hẹp chỉ bỏ lọt đồng xu hay tờ tiền giấy gấp lại. Đấy là “hộp tiết kiệm” của trẻ em, từ tiền “lì xì” lấy hên đầu năm, tiền cha mẹ cho nhưng không tiêu xài hay tiền các em kiếm được nhờ lao động... Mỗi khi cho thêm tiền vào bụng lợn đất thì đứa trẻ nào cũng lắc lắc để nghe tiếng đồng xu va vào nhau, để xem lợn đã “nặng” chưa. Người lớn hay hỏi đùa: lợn ăn no chưa, chắc béo rồi nhỉ? Làm thịt được chưa?
Lợn đất thường được “nuôi” từ Tết này đến Tết mới, cũng có khi lâu hơn. Khi đầy thì mới “mổ” (đập) ra. Trẻ em háo hức ngồi đếm xem được bao nhiêu tiền, cha mẹ thường cho các em lấy tiền đó mua quần áo mới hay mua sách vở, đồ dùng mà các em cần. Có trường hợp nhà túng thiếu nên người lớn đành phải “mượn tạm” tiền trong lợn đất của con. Lại có nhà kia đập lợn nhưng tiền trong đó không có bao nhiêu vì đã bị ai đó... moi trộm. Những lúc đó rất thương chủ nhân của con lợn đất, đứa trẻ bần thần rơm rớm nước mắt, có đứa còn òa khóc. Lợn đất rất gắn bó với trẻ em chứ không vô tâm như lợn nuôi trong chuồng.
Gắn bó thân thương là vậy nhưng có nhiều em nhỏ đã tình nguyện đập lợn đất lấy tiền giúp bạn nghèo, giúp người gặp tai nạn. Hình ảnh những em bé nhỏ xíu ôm lợn đất đến nơi quyên góp, đập ra và cẩn thận nhặt từng đồng trao cho cô chú tiếp nhận ủng hộ người nghèo thật cảm động. Lợn đất đã trở thành biểu tượng của sự chia sẻ đùm bọc, của lòng nhân ái ở trẻ em.
***
Hầu như làng gốm truyền thống nào cũng làm lợn đất, như một sản phẩm phụ vì có thể tận dụng nguyên liệu dư thừa. Nặn lợn đất không khó vì hình dáng đơn giản, ít chi tiết. Ngày trước lợn đất làm bằng tay nên không hoàn toàn giống nhau, như bầy lợn nuôi trong chuồng nhà con béo con hơi gầy, con dài con ngắn... đều xinh xắn dễ thương. Nay làm bằng khuôn nên kích thước hình dáng giống nhau như bầy lợn nuôi ở trang trại công nghiệp. Màu sắc, hoa văn của lợn đất được người thợ vẽ tay để tạo ra sự khác nhau, không chỉ có màu đỏ “may mắn” mà còn nhiều màu tươi tắn khác, người lớn nhìn còn vui mắt huống chi trẻ con. Bây giờ có những con lợn đất rất to, không biết nuôi đến bao giờ mới đầy, ngày Tết thường được bày trong nhà như cầu mong sự no đủ.
***
Hầu như làng gốm truyền thống nào cũng làm lợn đất, như một sản phẩm phụ vì có thể tận dụng nguyên liệu dư thừa. Nặn lợn đất không khó vì hình dáng đơn giản, ít chi tiết. Ngày trước lợn đất làm bằng tay nên không hoàn toàn giống nhau, như bầy lợn nuôi trong chuồng nhà con béo con hơi gầy, con dài con ngắn... đều xinh xắn dễ thương. Nay làm bằng khuôn nên kích thước hình dáng giống nhau như bầy lợn nuôi ở trang trại công nghiệp. Màu sắc, hoa văn của lợn đất được người thợ vẽ tay để tạo ra sự khác nhau, không chỉ có màu đỏ “may mắn” mà còn nhiều màu tươi tắn khác, người lớn nhìn còn vui mắt huống chi trẻ con. Bây giờ có những con lợn đất rất to, không biết nuôi đến bao giờ mới đầy, ngày Tết thường được bày trong nhà như cầu mong sự no đủ.
Những năm gần đây, cùng với lợn đất thì nhiều con giáp khác cũng được làm thành ống tiết kiệm, như con chó, con hổ, con trâu… Có lúc người ta làm ống tiết kiệm bằng đồng (cho bền?) hình con gà mái có cái bụng tròn to tư thế nằm ấp. Gà hay lợn đều giống nhau ở đặc điểm sinh đẻ nhiều và dễ dàng, thể hiện ước muốn “sinh sôi nảy nở” của đồng tiền. Hình ảnh “con gà đẻ trứng vàng” còn dùng làm biểu tượng khuyến khích gửi tiền tiết kiệm “ích nước lợi nhà”.
Bây giờ trẻ em có nhiều loại đồ chơi hiện đại, ống tiết kiệm cũng nhiều hình dáng, chất liệu gỗ hay kim loại, đẹp đẽ, có cả chiếc khóa nhỏ xíu xinh xinh… Nhưng ở nhiều gia đình thành phố con lợn đất vẫn thân thuộc với trẻ em, bởi vì ngoài chức năng “bỏ ống” thì lợn đất còn là hình ảnh làng quê nơi có ruộng lúa dòng sông… Mỗi chú lợn đất còn là sản phẩm từ bàn tay người thợ gốm yêu nghề làm ra để lưu truyền nét độc đáo của một món quà Tết Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét