Sự công bằng
Vua Hùng thách cưới toàn sản vật núi rừng “voi chín ngà,
gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Trong cuộc chiến giành nàng Mỵ Nương, Sơn
tinh không thắng mà Thuỷ Tinh cũng không thua, vì cơ hội trổ tài của hai người
không công bằng. Sự thiên vị của Vua Hùng đã để lại hậu quả là một mối thù dai
dẳng.
Thế mà “dư luận” thì luôn bênh vực Sơn tinh và lên án Thuỷ
tinh. Xem ra việc “phò thịnh, hạ suy” cũng đã có từ xưa rồi nhỉ?!
Ngựa Gióng
Lại nói, dân
làng thuê thợ rèn ngựa sắt roi sắt cho Gióng đánh giặc. Lần đầu thất bại, Gióng
chỉ vỗ nhẹ ngựa đã vỡ roi đã gãy, là do bớt xén nguyên liệu nhiều quá. Lần sau
thành công, Gióng cưỡi ngựa cầm roi đánh tan giặc Ân rồi “bay về giời”.
Nghe đồn Gióng
bỏ làng ra đi để lại cả ngựa lẫn áo giáp, người làng lập tức đem bán sắt vụn.
Tiếc thế, giá
mà còn chắc hẳn sẽ là Bảo vật quốc gia!
Thủy tinh và pha lê
Chiếc bình pha
lê và bình thủy tinh mới nhìn qua thấy giống nhau, nhưng thủy tinh rẻ tiền còn
pha lê thì đắt. Giá trị của pha lê không phải vì nó lấp lánh mà ở sự kỳ công để
làm được một sản phẩm hoàn mỹ.
Với con người
nhân cách quý giá và cần được giữ gìn như chiếc bình pha lê. Nhưng với một số
người nhân cách của họ chỉ như chiếc bình thủy tinh, cũng lấp lánh nhưng rẻ tiền.
Gà và bồ câu
Nhà kia nuôi mấy
con bồ câu nhỏ xíu chung với đàn gà. Dần dần chúng lớn lên, cũng tập bay là là
trên sân. Chủ nhà thấy vậy nên không làm chuồng trên cao cho bồ câu nữa.
Thế nhưng khi
có động gây sợ hãi thì đám bồ câu lại đập cánh… chạy nhanh vào chuồng giống hệt
như bầy gà, mỏ cũng há ra nhưng không kêu quang quác được.
“Sống đâu âu đấy”,
bồ câu thành gà là bởi sống chung trong một cái chuồng ở dưới đất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét