@ Khi đã mất niềm
tin thì cách đầu tiên và duy nhất là đối thoại, đối thoại sòng phẳng và trung
thực về chuyện đã qua rồi mới đến chuyện hiện tại, vì quá khứ là căn nguyên của
hiện tại. Không được/ không thể đối thoại sẽ dẫn đến bế tắc, từ đó nảy sinh
nhiều chuyện mà bạo động là biểu hiện rõ nhất phổ biến nhất.
Chính quyền không
chịu đối thoại với dân vừa thể hiện sự không chính danh (trong những việc làm
dân bức xúc), vừa thể hiện không tôn trọng dân, coi dân là “đối thủ”. Lẩn tránh
đối thoại càng dồn sự việc vào bế tắc. Cùng
tắc biến!
“Từ tia lửa sẽ
thành ngọn lửa” –một lãnh tụ của cách mạng vô sản thế giới đã nói như vậy đấy! "Chở thuyền cũng là Dân, lật thuyền cũng
là Dân", từ thế kỷ 15 Nguyễn Trãi đã nói như vậy đấy!
@ Ngày càng thấm
thía sự thật “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Chiến tranh đã lùi xa hơn
40 năm nhưng đất nước này nhân dân này vẫn bị xâu xé như nó là “chiến lợi phẩm”
của “phe thắng cuộc” L
@ Báo chí và mạng đang ào ào chuyện ông bác sĩ người Mỹ gốc Việt bị an ninh sân bay Mỹ kéo khỏi máy bay gây thương tích. Lại nhớ đến nhiều người biểu tình ôn hòa vì môi trường bị đánh thương tích còn hơn thế nhưng báo chí đều im lặng.
Hay vì họ là người Việt? :(Trong một diễn biến khác: Sài Gòn nắng như đổ lửa mưa như trời sập nhưng nhiều quận vẫn ra quân... gỡ hết mái hiên trên cao kể cả cái mái che di động. Nhà bị nắng hắt mưa tạt, người đi bộ không có chỗ mà nép vào khi nắng khi mưa. Cũng chẳng ai lên tiếng. Hay vì chúng ta đều là người Việt?!
@ Đọc lần thứ 2 cuốn sách này vẫn say mê như lần đầu!
Chia sẻ với tác giả nhiều điều và khâm phục tác giả đã phân tích những điều này cụ thể và khúc chiết, trong một trường hợp là người H’Mông trên bối cảnh lịch sử - văn hóa tộc người rộng hơn; Một ví dụ:
Nghiên cứu – theo nghĩa phục dựng lại – những “cá tính văn hóa” của một tộc người chính từ bản thân họ chứ không phải từ tộc người khác nhìn vào/về, tránh cái gọi là “Việt tâm” – lấy người Việt (ở đồng bằng Bắc bộ) làm trung tâm (mà đến nay, ngay cả nghiên cứu về người Việt ở Nam bộ thì một vài nhà nghiên cứu vẫn mắc bịnh này!). Cá tính văn hóa hình thành trong điều kiện sống và lịch sử tộc người. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử không thể không có góc nhìn từ “cá tính văn hóa” của tộc người/dân tộc (quốc gia), chứ không chỉ tiếp cận từ sự kiện chính trị, chiến tranh như đã và đang làm về lịch sử VN.
Còn nữa, về sự bình đẳng giữa người Việt (Kinh) với các tộc người khác, quan hệ các tộc thiểu số với triều đình, về những “khởi nghĩa nông dân thế kỷ 19” và lực lượng lãnh đạo, bản chất thực sự của nó…
Có rất nhiều điều làm mình thích thú… Chỉ hơi tiếc là gần như trang nào cũng có footnote thậm chí khá dài, vì vậy đã cắt vụn mạch đọc của độc giả, dù footnote hay và cần thiết. Đọc lần thứ 2 nên mình cứ đọc một mạch hết đoạn đó, sau đó mới quay lại đọc footnote :)
Cám ơn tác giả Nguyễn Mạnh Tiến và em Kiều Mai Sơn đã gửi tặng sách, mong sẽ gặp nhau để chia sẻ thêm <3 span="">3>
Cám ơn tác giả Nguyễn Mạnh Tiến và em Kiều Mai Sơn đã gửi tặng sách, mong sẽ gặp nhau để chia sẻ thêm <3 span="">3>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét