Chúng ta đã xem nhẹ tính khoa học và tri thức lịch sử

Ý KIẾN CỦA TÔI TRÊN BÁO TUỔI TRẺ (18/11)

Theo tài liệu của Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (hội thảo Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông do Hội Khoa học lịch sử tổ chức ngày 15-11 tại Hà Nội), môn lịch sử được tích hợp trong một môn học có tên công dân và Tổ quốc mà dự thảo chương trình giáo dục phổ thông xác định là một trong bốn môn bắt buộc thuộc lĩnh vực đạo đức - công dân, nhưng xuất phát từ yêu cầu giáo dục chính trị tư tưởng.

Đây chính là điều mà tôi lo ngại, bởi vì chương trình giảng dạy môn lịch sử từ trước đến nay đã quá thiên về nội dung này mà xem nhẹ tính khoa học và tri thức lịch sử: chương trình và sách giáo khoa không toàn diện các lĩnh vực của lịch sử xã hội, lịch sử chiến tranh thì nặng về những đánh giá, nhận định chính trị, hạn chế nhiều kết quả nghiên cứu mới và một số sự kiện lịch sử quan trọng không được đưa vào giảng dạy... Môn lịch sử không phải là môn chính thường xuyên thi tốt nghiệp phổ thông nên trên thực tế từ lâu lịch sử đã trở thành một môn học phụ.

Việc tích hợp môn sử với hai môn học có mục tiêu cụ thể khác nhau sẽ càng làm cho môn lịch sử xa rời mục tiêu quan trọng là trang bị cho thế hệ trẻ kiến thức lịch sử như một khoa học.
Không thay đổi quan điểm về môn học này thì việc thay đổi chương trình theo kiểu tích hợp cũng không cải thiện được tình trạng dạy và học sử như xã hội bức xúc lâu nay, mà có thể còn làm cho lịch sử biến mất trong tâm thức học sinh mặc dù vẫn có những giờ học “môn sử”.

Mời xem những ý kiến trên báo Tuổi Trẻ về việc dạy môn Lịch sử trong Dự thảo Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...