Mỗi người có khoảng 10 phút nói về nghề báo, kỷ
niệm, suy nghĩ hay quan niệm… Trong 10 phút đó mình chỉ nói được gần hết những
gì mình chuẩn bị dưới đây.
-
Nghề nghiệp: giảng viên đại học, từng làm bảo tàng, Viện nghiên
cứu. Sắp có thẻ Nhà báo (vì là TBT Tạp chí khoa học của Viện nghiên cứu) thì
đến lúc về hưu J
-
Bắt đầu viết từ khoảng 7,8 năm nay. Được nhiều báo đặt bài về mảng
bảo tồn, di sản văn hóa và một số vấn đề xã hội đô thị.
-
Viết báo thích nhất: có nơi để mình bày tỏ chính kiến về vấn đề
mình quan tâm, đồng thời giới thiệu những kiến thức chuyên môn đến với công
chúng rộng rãi. Ngoài ra còn có nhuận bút để cà phê với bạn bè J
-
Viết báo sợ nhất: khi báo đặt bài “phản ứng nhanh” lại quy định số
chữ, phải viết đúng hạn và trình bày ngắn gọn, sắc, đúng trọng tâm nội dung mà
báo cần. Ngoài ra còn ngại làm phiền các anh chị biên tập, đều là bạn bè, nếu
như bài phải sửa nhiều!
-
Viết báo vui nhất: là được đăng thường xuyên, nếu có bài không
đăng được thì không phải vì chất lượng của bài, mà vì lý do nào đó J . Ngoài ra được các anh chị biên tập tôn
trọng hỏi ý kiến nếu cần chỉnh sửa.
-
Viết báo buồn nhất: những vấn đề mình viết hoài nói hoài mà rồi
báo vẫn đặt viết tiếp, như mảng bảo tồn di sản văn hóa L. Ngoài ra còn không vui khi bài không
đăng mà không được giải thích, phản hồi, dù đó là bài đặt viết (mặc dù hiếm khi
như vậy).
-
Hiện nay hay đọc những tờ báo mà qua những bài báo của họ, người
dân thấy mình có quyền lực thực sự và mình được tôn trọng. Không đọc và không
thích những tờ báo, nhà báo, phóng viên viết những bài báo mà qua đó người ta
chỉ thấy “quyền lực của người làm báo!”, như một số phóng viên nhà báo trẻ ngộ
nhận về ý nghĩa của câu nói “báo chí là quyền lực thứ tư”.
-
Là người đọc: tôi nghĩ báo in không mất đi mặc dù báo mạng phát
triển. Vấn đề là báo in cần thay đổi, thay đổi bản thân tờ báo và cả điều kiện
để báo chí hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét