Vụn vặt đời thường (66)

@ Cứ đọc BÁO - CHÍ - MẠNG nước nhà thì thấy cái xấu ngày càng ổn định còn cái tốt cứ chập chờn 
Đúng theo "truyền thống" xấu đều hơn tốt lỏi!


@ Đôi khi có những giờ phút  “thảnh thơi” vì không thể làm được việc gì cho ra hồn cả.
Đôi khi ở một nơi xa mà không lạ nhưng cảm giác thì rất lạ, vì chưa bao giờ ở đó mình lại quá rảnh như thế.
Đôi khi không muốn ngoái lại phía sau, chỉ vì không muốn nhìn thấy những gì quen thuộc bỗng trở thành lạ lùng.
Đôi khi hiểu ra, đừng cố gắng làm một điều gì đó khi trong lòng đã thấy bất an.
Ngồi lướt FB hờ hững bỗng muốn làm thơ J
Đừng yêu quá, đừng cần quá, đừng muốn quá.
Nhưng đói quá, đau quá, lạnh quá… thì không “đừng” được.
Nó là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể
Cũng vậy, trống rỗng cũng là phản ứng tự nhiên, khi ta cho đi hết mà không có gì để nhận lại.
(lảm nhảm trong khi… chờ ăn. Đời bù trừ, bữa quá ngon và no, bữa thì ngược lại).

@ Khi tân Hoa hậu năm nay trả lời về sự khác biệt giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ các nước khác là “đức tính hy sinh” thì tôi hiểu em đã được giáo dục như thế (và có thể, em không có sự lựa chọn cho câu trả lời khác?).  Cô Kiều, chị Dậu là những tấm gương mà chúng ta luôn dạy dỗ cho con cái, cả "tám chữ vàng" cũng là sự phong tặng, ca ngợi sự hy sinh, vất vả của phụ nữ. Tuy nhiên tôi cho là thế hệ trẻ hiện nay, cả nam và nữ, nhiều em không còn quan niệm như thế hệ trước. Vì thế, những câu hỏi ứng xử nói chung và câu hỏi trong cuộc thi Hoa hậu nói riêng cần là những câu làm cho các em – người trẻ - bộc lộ được suy nghĩ chân thật của thế hệ mình, chứ không phải chỉ lặp lại những gì thế hệ trước dạy dỗ.


Người ta vào Restroom để làm gì  Tất nhiên ai cũng biết để làm gì. Nhưng thật ra nó còn là nơi người ta gọi/trả lời những cuộc điện thoại - có - lẽ - không - tiện - cho người khác biết. Chứng kiến một vụ "bắt ghen... điện thoại" trong restroom, khi bà vợ thấy ông chồng lâu quá, cũng đi vào restroom NỮ. Ai dè bên này nghe thấy bên kia đang nói chuyện với ai đó. Chuyện bèn xảy ra :D

Bài học: nếu chồng/vợ/bồ đi restroom thì hãy nói "để điện thoại lại em/anh cầm cho". 

Slogan của những người chuyên sử dụng điện thoại trong restroom: HÃY GIỮ GÌN ĐIỆN THOẠI NHƯ GIỮ GÌN CON NGƯƠI TRONG MẮT MÌNH :)

 — cảm thấy chẳng đâu vào đâu.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...