( Một ngày tháng mười hai năm nào đó)
Trưa
hôm trước Đặng
Thân gọi điện Chị ơi mai đi nhà anh Lưu (Phạm Lưu Vũ) thế nào đây? – Ư, chị đã dặn mọi
người tụ tập ở chỗ Lê Anh Hoài, em qua đó
đón mọi người cùng đi nhé. – Vậy đúng 9 giờ xuất phát, có lái xe rồi vì em
đang bị cảm (giọng “nghẹn ngào” vì
nghẹt mũi ở một người như Đ.T, nghe cũng cám cảnh lắm!).
Sáng
sớm L.A.H đến đón, kèm theo cái mũ bảo hiểm to đùng, màu xanh lè (và một câu khẩu
hiệu dán phía sau “Yêu Hoàng Sa Trường Sa, ghét U23”, hehe) nhưng mà cả mũ và
chữ đều xấu quá, đành phải đội vì đang mấy ngày đầu thực hiện “Nghị quyết” của
chính phủ về việc đội mũ bảo hiểm, công an đầy đường, lăm le rình phạt… Hai chị
em đi ra chợ Hôm mua trái cây, rượu, hương hoa… về quê anh Lưu đám giỗ mà. Hơn
9 giờ mọi người mới tụ tập đông đủ. Có Lý Đợi từ Sài Gòn ra (chị
về Sài Gòn chưa, em sắp ra? Chưa, cuồi tuần chị còn đi về nhà anh Lưu, em ra sớm
cùng đi nhé?), có Tuấn Anh làm việc
tại Viện Goeth (L.Đ ra Hà Nội tối qua ở nhà T.A). Đ.T trông hơi mệt mỏi, ho, sụt
sịt… nhưng phấn chấn hẳn lên khi gặp các “chiến hữu” thân thiết (và một bà chị
rứt chi là nhố nhăng!).
Lên
xe xuất phát cũng gần 9g30. Chả biết Đ.T “bấm giờ” thế nào mà chuyến đi có vài
trục trặc nhỏ… Đến gần Phủ Lý thì kẹt xe do phía trước sửa đường gì đó. Từ sáng
chưa kịp ăn uống gì nên cả bọn ghé vào một quán nhỏ ven đường, gọi cà phê và mì
gói. Hi, có lẽ quán cũng ít khi có khách nên chờ mãi ông chủ quán mới nấu xong ấm
nước sôi, pha cà phê bột, đá thì lõng bõng vài cục từ tủ lạnh, mì gói “không
người lái” không hành, không rau và dĩ nhiên không thịt! Có lẽ chỉ có mình và
L.Đ là dân “bụi đời”, còn các cậu em đều là “công tử” Hà Thành nên bữa ăn sáng
như thế này quả là đạm bạc!
Mình thì mua ngay một gói kẹo dồi. Ôi, món khoái khẩu
của mình từ thời thơ ấu: nó là những khúc kẹo kéo lớn, cắt xéo như miếng dồi, vừa
giòn, vừa dẻo, vừa bùi, vừa ngọt, vừa thơm mùi lớp bột nếp phủ ngoài. Nhưng sao
miếng kẹo dồi hôm nay không còn mùi vị của ngày xưa, nó cứng quèo và sặc mùi dầu
chuối… Tự nhiên thấy mình vô duyên quá khi hớn hở bóc gói kẹo… cứ như thấy người
lạ lại vồ vập tưởng như gặp người quen!
Một
lúc lâu thì đường cũng thông. Lên xe đi tiếp, bàn nhau: nói “kẹt xe” (kiểu Sài
Gòn) hay “tắc đường” (theo kiểu Hà Nội) thì đúng? Ừm, có lẽ “kẹt xe” mang ý chủ
quan nhiều hơn: do những người tham gia giao thông gây ra, do không tuân thủ luật
lệ, đường nhỏ, hay đến giao lộ thì phải nhường nhau một chút, chứ cứ mạnh ai nấy
chen thì chẳng nhanh hơn bao nhiêu mà còn gây ra cảnh… đứng đó nhìn nhau và ngửi
khói bụi! Còn “tắc đường” mang lý do khách quan nhiều hơn: là do đường hư hỏng
hay tai nạn… Nếu lúc đó mọi người đều “biết điều” một chút thì lưu thông cũng
chỉ chậm thôi, nhưng nếu cũng mạnh ai nấy chen thì “tắc đường” và “kẹt xe” cùng
lúc sẽ xảy ra, và… đó là tình trạng diễn ra thường xuyên hiện nay tại Hà Nội và
Sài Gòn. Người Việt Nam
mình hình như rất thiếu kiên nhẫn (dù rất thừa thời gian) trong những lúc như
thế!
Điện
thoại cho anh Lưu anh ơi đến chỗ nào thì
rẽ vào nhà mình ạ? Cứ đi đến chỗ đấy chỗ đấy thì rẽ phải. Thế đã có tiết canh
lòng lợn chưa anh? Đang làm sắp xong rồi, chúng mày nhanh lên! Đ.T nhăn
nhó, chán thế, hôm nay lại bị cảm, chả biết
ăn tiết canh có sao không? L.Đ, eh,
tiết canh lòng lợn “nhà làm” như bác Lưu quảng cáo mà không ăn thì hơi bị tiếc
đấy! Nhưng sao đi mãi chả thấy cái chỗ rẽ mà bác Lưu bảo đâu cả. Lại Đ.T, đấy, đã bảo cái con mẹ lúc nãy trả lời “đểu”
rồi, tao nhớ phải đi đến đây, đến đây mới rẽ cơ mà… L.A.H, tại mày nhớ không chính xác thì phải hỏi chứ!
- Lần ấy mày cũng đi cùng với tao còn gì? - Nhưng mày lái xe chứ tao lên xe là ngủ suốt…Lại gọi Anh Lưu ơi bọn em đang ở chỗ này,chỗ này… đi tiếp thế nào? - Giời ơi
sao lại đi đường ấy, chúng mày ngu thế! Quay lại đi đến đấy, đến đấy, ngay chân
cầu thì rẽ, để tao chỉ dẫn cho bác tài… - À
vâng em biết rồi. Lại quay lại đoạn đường vừa qua.
L.Đ nhăn nhó, em đau bụng quá. - Hay tại bát mì lúc nãy? -
Không phải đâu, chắc tại bị lạnh tối qua. Thấy một quán ăn cạnh một hiệu
thuốc nhỏ, mình bảo ghé vào quán này một chút nhé, cho L.Đ “giải tỏa ấm ức”, và
để mua cho Đ.T mấy viên thuốc cảm. Cả bọn kêu mấy chai bia Hà Nội ngồi uống, có
vẻ rất thong dong. Đúng lúc nhà hàng đưa thực đơn ra (tưởng gặp khách sộp!) thì
L.Đ hiện ra mặt mũi tươi tỉnh giục đi kẻo muộn, cả bọn cám ơn nhà hàng và vội
vàng ra xe. Uống xong viên thuốc cảm (uống với bia), giọng Đ.T cũng đỡ ngụt ngạt,
có vẻ yên tâm là có thể ăn được lòng luộc tiết canh!
Lần
này thì mọi người để yên cho bác tài lái xe tìm đường, không chỉ đạo lung tung
nữa. Ngay chân cầu “biên giới” của Hà Nam
và Nam
Định xe rẽ vào con đường ven con sông nhỏ. A, đường đê. Lại bàn nhau, thời xưa
đường thủy là chính, đò ngang đò dọc khắp các con sông lớn nhỏ. Còn đường bộ
thì chỉ có tuyến đê chống lũ lụt, có lẽ đây là hệ thống đường bộ dài nhất ở đồng
bằng Bắc bộ cho đến trước khi người Pháp vào “khai hóa văn minh”. Hệ thống đê ở
lưu vực sông Hồng vĩ đại không kém “trường thành” nhưng ý nghĩa và giá trị nhân
văn cao hơn. Nó là thành quả của một quá trình lao động tự giác và hợp tác của
nhiều thế hệ, nhiều cộng đồng cư dân để cùng bảo vệ, bảo tồn nơi sinh sống. Vì
vậy hàng năm đê thường được gia cố, có khi đắp thêm cho cao hơn, chắc hơn. À,
hai vòng thành ngoại và giữa ở Cổ Loa thực chất là đê của Hoàng Giang (một
nhánh của sông Hồng nay đã không còn) nên mới đắp vòng vèo men theo bờ sông như
thế, chẳng có vuông tròn kiểu ‘thành lũy” gì cả. Khi có chiến tranh, đê là
thành và sông là hào, phòng thủ hữu hiệu. Còn thời bình thì “thành” lại /cứ là
đê, và được đắp thêm, và lớp đất sau chồng lên lớp trước… hàng trăm năm như vậy,
đến tận ngày nay…
Dọc
bờ đê có những điếm canh. Mùa lũ lụt canh mức nước lên xuống kịp thời gióng trống
thúc đê. Ngày thường có khi là canh trộm cướp, giặc giã… không hiếm khi ban đêm
lại là nơi hẹn hò bí mật của trai gái trong làng. Đôi chỗ điếm canh còn biến
thành ngôi miếu cổ, thờ người chết đuối xác trôi vào chân đê gần đó, hay là nơi
cúng rồi thờ Thủy thần mùa lũ lớn. Cạnh điếm canh, miếu thờ thường có gốc đa, gốc
gạo cổ thụ. Trưa hè nắng nóng là nơi nghỉ chân cho khách bộ hành hay người làm
đồng… Phía ngoài đê vào mùa đông thường là bãi trồng ngô. Chợt nhớ tê tái, hồi
mới 6, 7 tuổi, những buổi sớm mùa đông lạnh buốt cùng bạn bè ra bãi hái rau muối,
loại rau dại mọc lúp xúp trong ruộng ngô, hơi sương đêm lấm tấm trên cánh trông
như những hạt muối nhỏ phủ dày. Rau muối nấu canh suông ngọt lắm, chả cần mì
chính (bột ngọt) gì cả!
Vào
đến nhà anh Lưu gần 12g (vì lại đi quá ngõ nhà anh một đoạn, tại mải nhìn đàn vịt
bầu lạch bạch trắng bờ đê?). Ngôi nhà mới xây xong khang trang, sân vườn rộng
rãi. Nhà trên nhà dưới đông người lui tới, ngoài sân đã bắt đầu dựng rạp. Mấy
chị em thắp hương xong được giục ngồi ngay vào mâm… Thức ăn đầy mâm cỗ nhưng
bác Lưu vẫn dõng dạc gọi bê ra bát canh rau cần nấu cá quả. Dễ đến mấy chục năm
mới được ăn lại món canh dân dã này… Nhìn cả bọn ăn uống, tấm tắc, bác Lưu như
nở từng khúc ruột!
À, đang thịt lợn bên kia, tiết canh lòng
lợn xong chưa thì mang sang nhé!
Hihi, công nhận là ngon, vì thịt vì cá vì rau cái gì cũng tươi… đi chợ ở Sài
Gòn hay Hà Nội khó mà mua được thức ăn tươi ngon như thế!
Chiều,
đã đến lúc phải về rồi… chả biết bao giờ mới có lại một dịp vui như thế. Thì chị cứ ra đây, thích thì sẽ lại đi, khó
gì… Ôi, giá mà cái gì thích cũng sẽ được?!
Lại một chuyến “bay đêm” về Sài Gòn… Ngồi bên
cửa sổ máy bay, nhìn ra bầu trời tối đêm, nghĩ ngợi linh tinh… Giá mà bây giờ
máy bay “bay lạc”, ngược về Hà Nội, nhỉ…?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét