@@ Tôi nghĩ báo chí không nên gọi tên kiểu xếch
mé các nhân vật của tin tức, như là Bầu Kiên, Dũng lò vôi… Khi đưa tin danh
tính của mọi người cần được tôn trọng. Có thể mở ngoặc ( ) ghi thêm cái tên mọi người quen gọi nhưng
không thể dùng tên ấy thay cho tên chính, dù đó là người đang “có vấn đề”. Có
báo nào dám gọi xếch mé hay tên thường dùng của các lãnh đạo ko?!
Nhân quyền bắt đầu từ chuyện nhỏ như vậy thôi.
@ “Điều làm phụ nữ VN khác phụ nữ thế giới là ở
đức hy sinh” – em tân hoa hậu giả nhời câu hỏi ứng xử như vậy.
Nếu còn giáo dục con gái (con cái) như vậy thì
phụ nữ VN sẽ còn phải khổ - vì – chịu – đựng . Nhưng, thế hệ các em hoa hậu bây
giờ hình như chưa em nào biết hy sinh chịu đựng vì người khác, nếu không nói là
ngược lại. Khi các em không nghĩ như vậy và thấy không thể, không nên “hy sinh”
thì đừng bắt các em phải nói dối.
Nhân tiện, các em giả nhời ứng xử như một kiểu
thuộc lòng, hay là cũng đã được chuẩn bị theo đề cương có trước. Vậy thì còn gì
là “ứng xử’!
- @ Cách nói năng của con
người cũng vậy, có người lờ lợ ngòn ngọt nhưng là kiểu xã giao thậm chí thớ lợ,
có người mặn mòi gay gắt nhưng lại là bạn chân tình. Cũng có người vô duyên…
như một chén nước mắm pha hỏng, nhàn nhạt hoặc quá mặn quá chua… Tự mình lựa chọn
thôi. Quen nghe ngòn ngọt thì khó nghe lời gay gắt, một lần ăn nói vô duyên thì
vẫn có thể tránh ở lần sau. Sợ nhất mình là một chén nước mắm pha hỏng, càng chữa
càng… khó ăn. Bỏ thì thương vương thì tội J
TOULOUSE - MÙA HÈ 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét