Thân gởi TS Nguyễn Thị
Hậu,
Trân trọng mời chị trả lời những câu hỏi của chúng tôi:
-
Thông thường, khi ra luật về điều gì, thì một
mặt nó phản ánh tính thiết chế về quản lý xã hội, mặt khác phản ánh sự lũng đoạn,
hư hỏng trong đời sống dân sự, buộc luật phải xuất hiện. Với riêng vế thứ hai,
trong cương vị người làm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, chị nghĩ Luật
Đạo hiếu và nhu cầu Luật Đạo hiếu phản ánh điều về/của xã hội?
-
Sự ra đời của một thiết chế quản lý, điều tiết
xã hội là phản ánh thực tế cuộc sống đã và đang ở vào tình trạng mà cần phải có
sự điều chỉnh của luật pháp để đảm bảo quyền lợi hợp lý của những đối tượng nhất
định trong xã hội. Thông qua và bằng luật pháp thì việc quản lý xã hội phù hợp
với thực tế, giải quyết được các vấn đề cuộc sống đặt ra và ngăn ngừa những hiện
tượng không tốt. Luật Đạo Hiếu ra đời ở Trung quốc, tôi nghĩ, nó đáp ứng nhu cầu
thực tiễn của xã hội TQ: phản ánh tình trạng mối quan hệ và những trách nhiệm,
nghĩa vụ của con cái với cha mẹ không thể chỉ dựa trên nền tảng quan niệm đạo đức
truyền thống mà cần được điều chỉnh bằng luật pháp cho phù hợp với thực trạng
xã hội hiện nay.
-
Định tính cho 1 nhu cầu hay quan hệ tình cảm
rất là khó, nên thật khó mà ra luật khoa học. Chị có nghĩ như vậy không? (Bởi 1
ví dụ đơn giản cho thấy, 1 người mẹ ở Quảng Nam có 3 đứa con ở Sài Gòn, có một
đứa rất ít về và gọi điện hỏi thăm, nhưng người mẹ ấy lại nói: “cái thằng ấy
tuy dửng dưng, lạnh lùng nhưng lại có hiếu nhất”).
-
Nhu cầu hay quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con
cái thật khó mà có thể định tính (đánh giá chính xác về mức độ) nhưng có thể nhận
biết mối quan hệ ấy gắn bó mật thiết hay không bằng một số biểu hiện có thể định
lượng được (những hình thức biểu lộ tình cảm, sự quan tâm…). Sự biểu hiện này vừa
thể hiện tình cảm nhưng đồng thời cũng biểu hiện cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ
giữa cha mẹ và con cái. Tôi nghĩ “Luật” chỉ can thiệp khi nào mối quan hệ này
được biểu hiện bằng những hành vi xấu của con cái, gây hại hoặc vi phạm lợi ích
hợp pháp của cha mẹ. Trong ví dụ trên, có thể hiểu anh con trai ít khi biểu hiện
tình cảm với cha mẹ qua ngôn ngữ, cử chỉ… nhưng có thể anh ta đã biểu hiện tình
cảm bằng cách khác như góp thêm tiền bạc cho cha mẹ sinh sống, biết cha mẹ có
nhu cầu vật chất gì thì cố gắng đáp ứng trong khả năng của mình… hoặc đơn giản
hơn là anh đã đáp ứng được một điều gì đó của cha mẹ đã kỳ vọng nơi anh… Đấy
cũng là thể hiện sự hiếu đễ.
-
Chữ hiếu và quan niệm về chữ hiếu có phải
đang thay đổi, mà nhiều khi nó chỉ khác với cái cũ (mà không có gì xấu) cũng
làm cho những ai khu giữ giá trí cũ thấy lo lắng nên sinh ra cần luật?
-
Quan niệm về “chữ Hiếu” tôi nghĩ thuộc về phạm
trù Đạo đức, còn Luật Hiếu là để điều chỉnh “nghĩa vụ” của con cái với cha mẹ.
Tất nhiên luật không thể quy định cụ thể “mức độ” tình cảm con cái dành cho cha
mẹ, nhưng có thể quy định mức độ những biểu hiện thể hiện cụ thể trách nhiệm và
nghĩa vụ của con cái với cha mẹ. Thực tế ở TQ hiện nay do chính sách hạn chế
tăng dân số nên gia đình thường chỉ có 1 con. “Con một” mang lại nhiều hệ lụy về
lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình và cả ngoài xã hội. Thấy rõ nhất là
tình trạng cha mẹ thậm chí cả ông bà tập trung lo cho con, cháu, nhưng con,
cháu thì ít quan tâm, thậm chí không thấy mình có nghĩa vụ phải chăm lo cho cha
mẹ. “Xung đột” nảy sinh, do đó ngoài việc giáo dục ứng xử theo quan niệm truyền
thống thì Luật cũng là một “lối thoát” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột
này.
-
Chị cắt nghĩa ra sao sự tranh luận sôi nổi,
trái chiều của xã hội về điều này? Nếu nhìn dưới khía cạnh truyền thông, hoặc
tâm lý học đám đông, hoặc xã hội học…, nhưng tranh luận kiểu này có nhất thiết
phản ánh đúng bản chất của nhu cầu xã hội, hay có khi chỉ là hiện tượng
-
Tranh luận sôi nổi, trái chiều của xã hội thực
chất cũng là sự phản ánh nhận thức về tình trạng này trong xã hội: thừa nhận có
tình trạng “mâu thuẫn, xung đột” giữa thế hệ cha mẹ và con cái, nhưng giải quyết
bằng cái “tình” theo quan niệm đạo đức truyền thống – nhất là của ngưới phương
Đông, châu Á; hay bằng cái “lý” của xã hội hiện đại theo kiểu phương Tây? Đã có
Luật tức là sẽ có việc giải quyết tại Tòa án… Có thể tâm lý đa số người dân
chưa sẵn sàng với việc này.
-
Chữ hiếu thời nào và ở đâu cũng cần, tại sao
khi TQ ra luật thì dân mình mới lại tranh luận? Có nên hạn chế hay tránh sự “thụ
động ăn theo” này không?
-
Một khía cạnh nào đó thì xã hội VN khá giống xã
hội TQ, cả thời xưa và thời nay. Mức độ phức tạp của xã hội TQ hiện nay cũng gấp
nhiều lần nước ta. Những vấn đề xã hội TQ đặt ra luôn là những cảnh báo cần thiết
và không hề sớm đối với xã hội VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét