THƯ MỜI CÀ PHÊ GẶP GỠ ĐỐI THOẠI




CÀ PHÊ THỨ BẢY

THƯ MỜI
CÀ PHÊ GẶP GỠ ĐỐI THOẠI

Các anh chị và các bạn thân mến.
Vào 9h sáng thứ bảy,19/01/2013,tại SALON VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY,  lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19B Phạm Ngọc Thạch, Quận 3 sẽ diễn ra buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI “Cà phê” với Tiến sĩ  Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu,
Chủ đề: “Di sản văn hóa sống cùng thành phố”
Chủ trì: GSTS Nguyễn Văn Trọng
Rất mong anh chị và các bạn đến tham dự.
Hân hạnh được đón tiếp.

Dương Thụ
________________________________________________________________


NỘI DUNG BUỔI  CÀ PHÊ
Tại sao cần phải bảo vệ di sản văn hóa Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh? Không bảo vệ thì điều gì sẽ xảy ra khi các di sản đó biến mất? Di sản văn hóa giúp gì trong đời sống tinh thần của cư dân đô thị? Đó là câu hỏi đặt ra cho ngày hôm nay.
Những năm gần đây thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi này đã làm mất đi khá nhiều những dấu tích xưa cũ là “hồn vía” của Sài Gòn. Nguy cơ trước mắt là cơn lốc đô thị hóa tràn lan hiện nay đã phá đi khá nhiều di sản văn hóa thể hiện bản sắc Sài Gòn. Việc cố gắng bảo tồn những di tích lịch sử văn hóa của một đô thị chính là nhắm xây dựng đô thị hiện đại có một không gian sống với chiều sâu ký ức của nó. Sống trong không gian đó con người sẽ giàu có hơn về mặt tinh thần khi họ được thế hệ trước di truyền lại những ký ức về vùng đất mà họ đang sống. Bảo vệ di sản văn hóa là để con người sống tốt hơn cho hôm nay chứ không chỉ là bảo vệ một ý niệm nào đó của quá khứ dù đẹp đến đâu. Di sản văn hóa là một nguồn VỐN XÃ HỘI cho sự phát triển bền vững. Trong một thành phố văn minh hiện đại cần có sự song hành:
-      Lịch sử  luôn hiện diện trong không gian đô thị
-      Di sản văn hóa luôn sống cùng thành phố.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÀNG NGHỀ SÀI GÒN MỘT THỦA VANG DANH

   (Người Đô Thị Xuân Giáp Thìn 2024) Nguyễn Thị Hậu Sài gòn là một đô thị từ khi khởi lập. Tính chất đô thị của Sài Gòn không chỉ ở chứ...