CHIỀU THỨ BA CỦA KHỎANG CÁCH

Khoảng cách là gì?

Là khoảng chia cách giữa hai vật (từ điển tiếng Việt). Uh, như vậy khoảng cách thuộc “phạm trù” không gian, nó là một công cụ khái niệm để chỉ ra cái hiện thực “chia cắt” giữa hai ngôi nhà, hai con đường, hai thành phố, hai quốc gia, hai hành tinh… Hiện thực ấy được cụ thể hóa bằng các đại lượng như mét, kilomet, dặm, hải lý… từ con số đơn vị đến số chục trăm ngàn triệu tỷ. Xa hay gần là căn cứ vào những con số thuần túy của từng đại lượng do con người quy ước. Đây là chiều thứ nhất của khoảng cách.

Nhưng cũng có khi khoảng cách xa gần được căn cứ vào phương tiện và tốc độ di chuyển vượt qua khoảng cách ấy: “từ nơi em đưa sang nơi anh” nếu cứ… xe đạp ơi thì xa quá, nhưng xe máy thì sẽ gần hơn, mà nếu xe hơi thì khoảng cách ấy chỉ là muỗi… Từ A đến Z nếu đi xe hơi lại là xa, nhưng bằng máy bay thì chả có vần đề gì… Cũng có khi khoảng cách được tính một cách cụ thể mà cũng vô cùng trìu tượng, bằng “một quăng dao” hay “mỏi chân thì đến”…

Chiều thứ hai của khoảng cách là chiều không – thời gian. Nó làm cho khoảng cách giữa hai vật/ vật thể/ vật chất… có tính tương đối.

Còn giữa những con người thì sao?

Có khoảng cách không gian, khi con người được định vị bằng những vật thể như ngôi nhà, thành phố… Thế nhưng dù “nhất cự ly” thì vẫn “nhì tốc độ” khi con người muốn đến với nhau.

Có khoảng cách thời gian, như trước sau về tuổi tác, như sớm muộn về những sự kiện trong mỗi đời người: anh hơn tuổi em, chị đi học trước em… Khoảng cách giữa các thế hệ là có thật, nhưng không phải tất cả những con người thuộc thế hệ khác nhau đều có/ chịu ảnh hưởng của khoảng cách ấy.

Có khoảng cách mơ hồ mà cụ thể, như khoảng cách về trình độ, nhận thức, suy nghĩ, về lối sống… nhưng con người có thể rút ngắn, kéo dài hay xóa nhòa khoảng cách này tùy thuộc vào chính con người.

Những khoảng cách ấy giữa con người, nói cho cùng cũng chỉ là tương đối.

Còn gì nữa?

Như chưa hề có cuộc chia ly, dù nỗi đau chia ly là có thật. Đấy là khoảng cách thời gian vời vợi được con người lấp đầy bằng nhớ thương, bằng tình yêu, bằng niềm tin…

“ Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ

Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu…”

Còn gì nữa?

Nếu có một ngày bạn nói, biết làm thế nào được, bọn mình ở xa nhau quá…

Xa quá… sao bạn lại nghĩ đến điều đó nhỉ?

Khoảng cách giữa nơi ta đang sống có thật là xa?

Lúc đó mình phải hiểu rằng, mình xa nhau không phải vì… xa…

Mà vì đó là chiều thứ 3 của khoảng cách…

(Lâu lâu lục lại note cũ, sến chút coi :D)

2 nhận xét:

  1. Tôi quen Hậu năm Hậu mới có 17, 18 tuổi chi đó. Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, chánh gốc Nam Kỳ...Còn "khờ" lắm so với người Sài Gòn ở vào tuổi đó, năm đó. Vậy mà bây giờ Hậu ngời ngời toả sáng, nhưng lại vô cùng dung dị, hiền hoà. Đẹp "sến" mà sâu. Mộc mạc mà ngát hương...
    Tôi lại nhớ đến bài thơ "Sẽ có mãi cô bé mười sáu tuổi" của Xuân Quỳnh. Xin trích một đoạn, gởi Hậu nhân Ngày Sinh Của H.

    ....
    Về đâu rồi cô bé ngày xưa
    Mười sáu tuổi đâu rồi năm tháng cũ
    Dòng nhật ký còn nguyên trong cuốn sổ
    Về những làng những phố những tình yêu

    Chiều mùa xuân nước xiết chân cầu
    Nhà hát lên đèn trong tiếng nhạc
    Bài hát nói về bao điều khao khát
    Vẫn tình yêu muôn thuở tự ngày xưa
    ....

    Trả lờiXóa

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ

  Trần Quốc Vượng   Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung...