Đồng nghiệp
Mấy bữa trước bạn nhắn: chiều nay 6g đến 14 TĐ nhé, có mấy anh X,Y,Z… nữa đấy. Sau giờ lên lớp nhận tin ấy, bèn nhắn lại OK mà không cần hỏi lý do của cuộc tụ họp này… Quá giờ một chút, đến nơi đã thấy bạn ngồi cùng vài người bạn khác. Lúc ấy mới hỏi: hôm nay có gì mà trịnh trọng thế ạ? Uh, hôm nay sinh nhật anh 60 tuổi! Ôi, xin chúc mừng anh, một trong những người đồng nghiệp rất đáng quý của HKC tui!
Đến đây cần phải thanh minh ngay, không phải “hỗn hào” mà gọi người vừa tròn một hoa giáp, hơn mình nhiều tuổi là bạn, mà vì anh và các anh có mặt hôm ấy là những người bạn vong niên của HKC tui, đã cùng nhau lang thang dọc đường gió bụi có đến gần 30 năm! Từ ngày ra trường tới nay tui vẫn làm cái nghề mà người trong ngành, hầu hết là nam giới, thường tự hào hát rằng: “số em là số đào hoa, số anh đào mả, đôi ta cùng đào”. Các đợt đi khai quật thường chỉ có một mình là nữ, nhưng tui biết thân biết phận nên không dám trông chờ sự chiều chuộng của mấy anh đồng nghiệp! Không phải vì các anh không biết galant, mà vì… chả còn hơi sức đâu để galant sau một ngày mệt rã người đào bới ngoài nắng dưới mưa! Vả lại tui cũng không thể “nữ tính yếu đuối” làm mọi người phát sốt ruột, vì sợ bị… từ chối lần sau không cho đi khảo cổ nữa (mà có muốn lắm thì tui cũng không sao yểu điệu dịu dàng được, huhu…). Nhưng bù lại đợt công tác nào cũng có kỷ niệm vui vì những câu tếu táo những chuyện tiếu lâm mặn nhạt đủ cả, những việc bất ngờ làm mình nhận ra nét đáng yêu ở bạn bè, vì sự gắn bó nhường nhịn nhau trong công việc. Nghề KC của tui có tính đồng đội cao vì mỗi cuộc khai quật, mỗi kết quả nghiên cứu là công sức của nhiều người với những chuyên môn khác nhau. Công việc thì nặng nhọc vất vả thế, nếu không vui vẻ tử tế với nhau thì làm sao làm việc tốt được?! Sau mỗi đợt khai quật trở về tui hay được mấy anh đồng nghiệp khen: con bé này tiến bộ hơn rồi, đã biết cười khi nghe bọn mình nói chuyện!!! mà giời ạ, toàn chuyện mà có lúc tôi phải năn nỉ ỉ ôi hay gào lên thảm thiết rằng các anh ơi còn có một phụ nữ là iem ở đây! Thế mà vẫn còn bị “hỏi đểu” ơ thế em là phụ nữ à??? Về sau tui đây đek thèm để ý (ra mặt) nữa, giả vờ lờ đi nhưng vẫn để lọt tai tất cả… và có lúc còn nói xỏ nói xiên mấy ông anh đáng kính nữa cơ, hehehe…
(ví dụ nhé: lên Cát Tiên khi đang khai quật, nhân việc phát hiện cái Linga lớn nhất ĐNA, HKC tui thành thật chia sẻ với các đồng nghiệp nam: vô cùng thông cảm với sự mặc cảm nặng nề của qúy vị!!!)
Những người đồng nghiệp của tui rất đáng mến nên đâu cần nhiều lời giải thích khi gọi họ bằng BẠN, phải không?
Bữa nhậu mừng anh bạn vừa tròn hoa giáp thật là vui. Chỉ có mấy anh em đã từng “sinh tử” với nhau thôi, có anh đã về hưu, có anh giờ vẫn đương chức (khá to), người làm khảo cổ, người theo nghề dân tộc học, lại có anh là dân Hán Nôm… nhưng đều giống nhau là nhậu rất xịn và hát karaoke rất… dở! trong khi đó tui thì ngược lại, hehe. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người vô sản mà nói, tui nhậu dở hơn mấy ảnh, nhưng hát/hét thì hay hơn, và chỉ là so với những người bạn này thôi nhé! Tui còn biết “phá mồi” giỏi hơn nữa (món khoái khẩu của tui là khoai tây chiên, dù luôn bị dọa ăn nhiều béo lắm đấy!). Có lần mấy ảnh đau lòng than thở, nhậu mà rủ con bé này hao bia hao mồi quá! Ai bảo, mồi nhậu toàn món ngon, không ăn bỏ uổng lắm!!!
Nhưng quan trọng là tui thường chuồn về đúng lúc, dù được giữ lại cũng từ chối với vẻ rất “vô tư”: thôi ạ, em về đây, ko có lát nữa cũng bị đuổi…
Hôm ấy tui không về sớm như mọi lần được! Những chai rượu mang đến mừng lần lượt uống cạn, đĩa khoai tây chiên - mồi nhậu cuối cùng cũng hết, các bao thuốc lá cũng không còn một điếu… mấy anh em vẫn ngồi với nhau, chuyện từ ngày xưa đến ngày nay…
Hồi đó… uh, bắt đầu bước vào tuổi mà hay nói “hồi đó”… Và thật tuyệt là những chuyện hồi đó bây giờ nhắc lại với nhau, không có chuyện nào làm chúng mình phải buồn lòng, phải không các anh?
GS PHAN HUY LÊ – NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI DẤU TÍCH THĂNG LONG
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI được ghi dấu ấn bằng việc phát hiện hàng lọat di tích lịch sử - văn hóa về kinh thành Thăng Long cổ xưa. Đó là những di sản văn hoá vô giá mà bao nhiêu thế hệ tổ tiên đã sáng tạo nên và lòng đất này đã gìn giữ cho đến hôm nay, vì thế việc tiếp tục bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho các thế hệ mai sau phải được thế hệ hôm nay thực hiện với một ý thức trách nhiệm cao nhất. Trong những năm qua Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có tiếng nói quan trọng góp phần xác định giá trị lịch sử - văn hóa để tiến hành lập hồ sơ công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di tích đặc biệt cấp quốc gia và phát triển thành hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Người “đứng mũi chịu sào” đưa ra những kiến nghị đầy tinh thần trách nhiệm, khoa học và đau đáu nỗi lòng với những di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội là GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN (các khóa II, III, IV và V từ năm 1990 đến nay).
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ của Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh Phan Huy Tùng (1878 – 1939) đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913, Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy. Năm 1956, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của vị Giáo sư nổi tiếng Đào Duy Anh. Chỉ hai năm sau, thầy giáo trẻ Phan Huy Lê đã được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền. Có thể nói cuộc đời của GS Phan Huy Lê gắn liền với Hà Nội, không chỉ vì đây là nơi ông đã sống mà còn vì ông đã gửi gắm tình yêu và cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu và bảo vệ di sản lịch sử - văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
Nghiên cứu dấu tích vùng đất Hà Nội - Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với các kinh đô cổ, GS Phan Huy Lê đã nhận định: Việc phát hiện di chỉ 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, đủ khiến ta thấy may mắn khi nhờ sự bảo tồn của lòng đất mà ta, và các thế hệ con cháu, sẽ còn nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử. Giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long (được phát lộ năm 2003) đã được các nhà khoa học trong nước cũng như các chuyên gia quốc tế, kể cả ông tổng giám đốc UNESCO đánh giá rất cao, hoàn toàn xứng đáng để được công nhận là di sản văn hóa nhân loại.
Mỗi cố đô có một hệ giá trị riêng mà chỉ mình nó có, việc so sánh Hoàng thành Thăng Long với các cố đô Cổ Loa, Hoa Lư và Huế chỉ nhằm khẳng định thêm những giá trị cực kỳ quý hiếm của di chỉ Hoàng Thành, cố đô Thăng Long 1000 năm văn hiến.
Theo GS Phan Huy Lê, nếu coi đường Hoàng Diệu như gáy một cuốn quốc sử thì trục Thần đạo với các công trình kiến trúc nổi giống như trang bìa cứng bằng vàng còn khu 18 Hoàng Diệu như những trang sách được mở ra với rất nhiều thông tin chính xác, đặc biệt quan trọng mà chúng ta chưa đủ sức hiểu ngay hết giá trị của chúng.
Các chứng tích và các công trình nghiên cứu khảo cổ học đô thị đã cho phép khẳng định chắc chắn Cổ Loa là kinh đô cổ nhất, là tòa thành sớm nhất của toàn khu vực Đông Nam Á. Ngay từ thế kỷ thứ III trước công nguyên (cách nay khoảng 2300 năm), một kinh thành với quy mô lớn có đủ ba vòng thành tổng cộng trên 16 km như Cổ Loa là cực hiếm. Kinh thành Cổ Loa còn tận dụng thiên nhiên triệt để khi sông Hoàng Giang nối vào trong thành thành hệ thống hào, để từ đó có thể xuôi ngược khắp đồng bằng Bắc Bộ, qua sông Hồng, sông Thái Bình, sang Lục Đầu Giang, lên cả sông Cầu, sông Thương, sông Lục Ngạn. Giá trị của di chỉ Cổ Loa nằm ở chỗ: là kinh thành cổ xưa nhất Đông Nam Á.
Trải qua mấy nghìn năm biến đổi, dấu vết của ba vòng thành trên mặt đất hiện chẳng còn được bao nhiêu, lại đang bị xâm hại nặng nề. Những nỗ lực "cứu" Cổ Loa dường như lại làm "hại" tới những dấu vết còn sót lại kia nhiều hơn. Cũng may vì còn trong lòng đất Cổ Loa cả một kho tàng: Trống đồng đã tìm được ở đây, rồi chỉ một hố khảo cổ mà tìm thấy vài vạn mũi tên đồng, mới năm 2005 còn phát hiện dưới lòng đất cả một cơ sở sản xuất vũ khí, có lò nấu đồng, có khuôn đúc giáo, khuôn đúc mũi tên đồng giống hệt những mũi tên ta đã phát hiện ở đây. May mắn cho Cổ Loa, vì dù chỉ là kinh đô trong vài chục năm, sau đó trải qua hơn 2000 năm thăng trầm, qua bao sự biến thiên, thì những dấu tích, và nhất là cái hồn của cố đô vẫn còn đó, vẫn thúc giục những thế hệ hậu sinh nâng niu gìn giữ giá trị lịch sử.
Nhắc đến Hoàng thành Thăng Long là nhắc đến tính liên tục của các lớp văn hóa Lý - Trần - Lê được giấu kỹ dưới lòng đất, mà nếu không có cuộc khai quật bất ngờ năm 2003 tại số 18 Hoàng Diệu thì vẫn là bí mật, vẫn chỉ là những lời văn trong sử liệu, qua những bản đồ khá sơ lược. Đây là “bộ sử bằng di vật” của kinh thành Thăng Long, để từ đó ta hiểu được rất nhiều về kiến trúc, về bản sắc văn hóa, về sự kết hợp thiên nhiên (thích nghi và tận dụng), kết hợp triệt để giao thông đường thủy, xử lý không gian… Di tích 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, nhờ vị trí của Cấm Thành không thay đổi qua các triều đại, vì thế dù là “phế tích” nhưng giá trị còn rất rõ, các chuyên gia quốc tế quý Hoàng Thành Thăng Long bởi qua bề dày cả ngàn năm mà còn bảo tồn được như vậy là rất hiếm. Trong lịch sử thành Thăng Long, La thành (hay Đại La thành), Hoàng Thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng Thành, đặc biệt là vị trí, qui mô của Cấm Thành (còn gọi là Cung thành) thì gần như không thay đổi, chỉ có kiến trúc bên trong thì dĩ nhiên qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu di tích 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.
Ý thức rõ giá trị của cả Di tích Thành cổ Hà Nội, đặc biệt là khu 18 Hoàng Diệu, GS Phan Huy Lê đã thay mặt Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã gửi kiến nghị số 52/HSH tới các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước về ý định xây Nhà Quốc hội mới trên di tich đặc biệt quý hiếm này, trong đó có đoạn: "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân và đại biểu quốc hội là những người đại diện cho quyền lợi, ý chí và nguyện vọng của nhân dân, hoàn toàn không nên xây dựng Nhà Quốc hội trên khu di tích mang ý nghĩa thiêng liêng mà kiến trúc hiện đại chắc chắn sẽ phá vỡ không gian văn hoá-lịch sử và dù thu hẹp đến đâu cũng xâm hại một di sản văn hoá vô giá của dân tộc được các tầng lớp nhân dân rất quan tâm và mong muốn được bảo tồn toàn bộ. Chúng tôi tin rằng các đại biểu Quốc hội ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, sẽ có quyết định sáng suốt, hợp lòng dân. Giữa thủ đô Hà Nội có một Di sản văn hóa thế giới sẽ nâng vị thế của Hà Nội, là điều mọi người dân Hà Nội và cả nước đều mong chờ. Đó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo của truyền thống và hiện đại, là bài tính trọn vẹn, được mọi mặt.”
Gần đây, việc phát hiện di vật khảo cổ của đọan thành cổ trong khi thi công đường Hoàng Hoa Thám, một lần nữa GS Phan Huy Lê cùng các nhà khảo cổ học, sử học lên tiếng đưa ra giải pháp để có thể nghiên cứu di tích thu thập di vật thời Lý, Trần, Lê… Theo tư liệu lịch sử, đây là đoạn thành cổ còn lại duy nhất phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử nhiều mặt của Thăng Long-Hà Nội.
Cùng với hoạt động nghiên cứu, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà Sử học Phan Huy Lê còn dành tâm huyết nghề nghiệp của mình truyền lại cho các thế hệ sinh viên. Ông một trong “Tứ trụ” của nền sử học hiện đại Việt Nam được nhiều thế hệ học trò vinh danh: “Lâm – Lê – Tấn – Vượng” (1). Những ai đã từng được nghe ông giảng thì không chỉ “tâm phục khẩu phục’’về kiến thức, tri thức sâu rộng, khúc triết, giọng nói trầm ấm, biểu cảm, mà còn thấy ở ông là một phong cách, một thế ứng xử đầy minh triết, một nhân cách khoa học toàn vẹn. Ông thường gắn kết những bài giảng của mình với các triết lý nhân văn, thể hiện tinh thần làm việc hăng say, hết mình cho sự thật và niềm đam mê. Những thế hệ học trò khoa Lịch Sử Đại học KHXHNV – Đại học quốc gia Hà Nội được ông và đồng nghiệp đào tạo nay có nhiều người giữ những trọng trách trong các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, những cơ quan quản lý nhà nước ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Ông được Nhà nước phong hàm giáo sư đợt đầu tiên (năm 1980); danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1994); giải thưởng nhà nước (năm 2000). Ông là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka (năm 1996). Và năm 2002, ông được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.
Quê hương của GS Phan Huy Lê là vùng Núi Hồng Sông Lam nhưng trong tôi, tri thức và nhân cách của Thầy mãi là tượng trưng cho Hà Nội “ngàn năm văn hiến”.
---------------
(1). Các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng.
Báo Thể thao & Văn hóa đăng ngày thứ hai, 28/6/2010
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ của Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh Phan Huy Tùng (1878 – 1939) đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913, Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy. Năm 1956, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của vị Giáo sư nổi tiếng Đào Duy Anh. Chỉ hai năm sau, thầy giáo trẻ Phan Huy Lê đã được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền. Có thể nói cuộc đời của GS Phan Huy Lê gắn liền với Hà Nội, không chỉ vì đây là nơi ông đã sống mà còn vì ông đã gửi gắm tình yêu và cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu và bảo vệ di sản lịch sử - văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
Nghiên cứu dấu tích vùng đất Hà Nội - Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với các kinh đô cổ, GS Phan Huy Lê đã nhận định: Việc phát hiện di chỉ 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, đủ khiến ta thấy may mắn khi nhờ sự bảo tồn của lòng đất mà ta, và các thế hệ con cháu, sẽ còn nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử. Giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long (được phát lộ năm 2003) đã được các nhà khoa học trong nước cũng như các chuyên gia quốc tế, kể cả ông tổng giám đốc UNESCO đánh giá rất cao, hoàn toàn xứng đáng để được công nhận là di sản văn hóa nhân loại.
Mỗi cố đô có một hệ giá trị riêng mà chỉ mình nó có, việc so sánh Hoàng thành Thăng Long với các cố đô Cổ Loa, Hoa Lư và Huế chỉ nhằm khẳng định thêm những giá trị cực kỳ quý hiếm của di chỉ Hoàng Thành, cố đô Thăng Long 1000 năm văn hiến.
Theo GS Phan Huy Lê, nếu coi đường Hoàng Diệu như gáy một cuốn quốc sử thì trục Thần đạo với các công trình kiến trúc nổi giống như trang bìa cứng bằng vàng còn khu 18 Hoàng Diệu như những trang sách được mở ra với rất nhiều thông tin chính xác, đặc biệt quan trọng mà chúng ta chưa đủ sức hiểu ngay hết giá trị của chúng.
Các chứng tích và các công trình nghiên cứu khảo cổ học đô thị đã cho phép khẳng định chắc chắn Cổ Loa là kinh đô cổ nhất, là tòa thành sớm nhất của toàn khu vực Đông Nam Á. Ngay từ thế kỷ thứ III trước công nguyên (cách nay khoảng 2300 năm), một kinh thành với quy mô lớn có đủ ba vòng thành tổng cộng trên 16 km như Cổ Loa là cực hiếm. Kinh thành Cổ Loa còn tận dụng thiên nhiên triệt để khi sông Hoàng Giang nối vào trong thành thành hệ thống hào, để từ đó có thể xuôi ngược khắp đồng bằng Bắc Bộ, qua sông Hồng, sông Thái Bình, sang Lục Đầu Giang, lên cả sông Cầu, sông Thương, sông Lục Ngạn. Giá trị của di chỉ Cổ Loa nằm ở chỗ: là kinh thành cổ xưa nhất Đông Nam Á.
Trải qua mấy nghìn năm biến đổi, dấu vết của ba vòng thành trên mặt đất hiện chẳng còn được bao nhiêu, lại đang bị xâm hại nặng nề. Những nỗ lực "cứu" Cổ Loa dường như lại làm "hại" tới những dấu vết còn sót lại kia nhiều hơn. Cũng may vì còn trong lòng đất Cổ Loa cả một kho tàng: Trống đồng đã tìm được ở đây, rồi chỉ một hố khảo cổ mà tìm thấy vài vạn mũi tên đồng, mới năm 2005 còn phát hiện dưới lòng đất cả một cơ sở sản xuất vũ khí, có lò nấu đồng, có khuôn đúc giáo, khuôn đúc mũi tên đồng giống hệt những mũi tên ta đã phát hiện ở đây. May mắn cho Cổ Loa, vì dù chỉ là kinh đô trong vài chục năm, sau đó trải qua hơn 2000 năm thăng trầm, qua bao sự biến thiên, thì những dấu tích, và nhất là cái hồn của cố đô vẫn còn đó, vẫn thúc giục những thế hệ hậu sinh nâng niu gìn giữ giá trị lịch sử.
Nhắc đến Hoàng thành Thăng Long là nhắc đến tính liên tục của các lớp văn hóa Lý - Trần - Lê được giấu kỹ dưới lòng đất, mà nếu không có cuộc khai quật bất ngờ năm 2003 tại số 18 Hoàng Diệu thì vẫn là bí mật, vẫn chỉ là những lời văn trong sử liệu, qua những bản đồ khá sơ lược. Đây là “bộ sử bằng di vật” của kinh thành Thăng Long, để từ đó ta hiểu được rất nhiều về kiến trúc, về bản sắc văn hóa, về sự kết hợp thiên nhiên (thích nghi và tận dụng), kết hợp triệt để giao thông đường thủy, xử lý không gian… Di tích 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, nhờ vị trí của Cấm Thành không thay đổi qua các triều đại, vì thế dù là “phế tích” nhưng giá trị còn rất rõ, các chuyên gia quốc tế quý Hoàng Thành Thăng Long bởi qua bề dày cả ngàn năm mà còn bảo tồn được như vậy là rất hiếm. Trong lịch sử thành Thăng Long, La thành (hay Đại La thành), Hoàng Thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng Thành, đặc biệt là vị trí, qui mô của Cấm Thành (còn gọi là Cung thành) thì gần như không thay đổi, chỉ có kiến trúc bên trong thì dĩ nhiên qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu di tích 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử.
Ý thức rõ giá trị của cả Di tích Thành cổ Hà Nội, đặc biệt là khu 18 Hoàng Diệu, GS Phan Huy Lê đã thay mặt Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã gửi kiến nghị số 52/HSH tới các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước về ý định xây Nhà Quốc hội mới trên di tich đặc biệt quý hiếm này, trong đó có đoạn: "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân và đại biểu quốc hội là những người đại diện cho quyền lợi, ý chí và nguyện vọng của nhân dân, hoàn toàn không nên xây dựng Nhà Quốc hội trên khu di tích mang ý nghĩa thiêng liêng mà kiến trúc hiện đại chắc chắn sẽ phá vỡ không gian văn hoá-lịch sử và dù thu hẹp đến đâu cũng xâm hại một di sản văn hoá vô giá của dân tộc được các tầng lớp nhân dân rất quan tâm và mong muốn được bảo tồn toàn bộ. Chúng tôi tin rằng các đại biểu Quốc hội ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, sẽ có quyết định sáng suốt, hợp lòng dân. Giữa thủ đô Hà Nội có một Di sản văn hóa thế giới sẽ nâng vị thế của Hà Nội, là điều mọi người dân Hà Nội và cả nước đều mong chờ. Đó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo của truyền thống và hiện đại, là bài tính trọn vẹn, được mọi mặt.”
Gần đây, việc phát hiện di vật khảo cổ của đọan thành cổ trong khi thi công đường Hoàng Hoa Thám, một lần nữa GS Phan Huy Lê cùng các nhà khảo cổ học, sử học lên tiếng đưa ra giải pháp để có thể nghiên cứu di tích thu thập di vật thời Lý, Trần, Lê… Theo tư liệu lịch sử, đây là đoạn thành cổ còn lại duy nhất phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử nhiều mặt của Thăng Long-Hà Nội.
Cùng với hoạt động nghiên cứu, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà Sử học Phan Huy Lê còn dành tâm huyết nghề nghiệp của mình truyền lại cho các thế hệ sinh viên. Ông một trong “Tứ trụ” của nền sử học hiện đại Việt Nam được nhiều thế hệ học trò vinh danh: “Lâm – Lê – Tấn – Vượng” (1). Những ai đã từng được nghe ông giảng thì không chỉ “tâm phục khẩu phục’’về kiến thức, tri thức sâu rộng, khúc triết, giọng nói trầm ấm, biểu cảm, mà còn thấy ở ông là một phong cách, một thế ứng xử đầy minh triết, một nhân cách khoa học toàn vẹn. Ông thường gắn kết những bài giảng của mình với các triết lý nhân văn, thể hiện tinh thần làm việc hăng say, hết mình cho sự thật và niềm đam mê. Những thế hệ học trò khoa Lịch Sử Đại học KHXHNV – Đại học quốc gia Hà Nội được ông và đồng nghiệp đào tạo nay có nhiều người giữ những trọng trách trong các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, những cơ quan quản lý nhà nước ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Ông được Nhà nước phong hàm giáo sư đợt đầu tiên (năm 1980); danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1994); giải thưởng nhà nước (năm 2000). Ông là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka (năm 1996). Và năm 2002, ông được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.
Quê hương của GS Phan Huy Lê là vùng Núi Hồng Sông Lam nhưng trong tôi, tri thức và nhân cách của Thầy mãi là tượng trưng cho Hà Nội “ngàn năm văn hiến”.
---------------
(1). Các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng.
Báo Thể thao & Văn hóa đăng ngày thứ hai, 28/6/2010
NHỮNG MẢNH VỠ (8)
22. BẠN TRÊN MẠNG
Mạng Multiply và Facebook luôn thông báo sinh nhật của các thành viên. Giữa cuộc sống bề bộn này, không gặp nhau được thì nhắn vài câu chúc mừng, nó thường làm như thế với bạn bè trong blog.
Nhưng hiếm khi nó nhận được hồi âm dù các bạn ấy vẫn xuất hiện đều trên mạng. Có người còn nhắn lại “sao rảnh dữ vậy?”. Nó tự trách: ừ nhỉ, mạng ảo mà, sao cứ nghĩ ngày sinh của bạn là thật?!
23. MÙA ĐÔNG ẤM ÁP
Dự báo thời tiết: mùa đông năm nay sẽ ấm hơn mọi năm. Anh mừng lắm: cuối năm ra công tác chắc em sẽ không phát bệnh vì lạnh như mọi lần nữa.
Giữa tháng chạp em ra Hà Nội, mang theo thiệp hồng từ vùng nắng ấm.
Mùa đông năm nay với anh không có những ngày ấm áp…
24. Tu tại tâm
Nhà làm ăn. Tháng đôi lần ngày rằm, mùng Một chị sắm sửa nhang đèn hoa quả đến một ngôi chùa lớn, thành tâm cúng lễ cầu mong làm ăn phát đạt. Khi nhà chùa có việc chị thường công đức những món tiền không nhỏ. Chị trở thành đệ tử thân tín của nhà chùa.
Bị phá sản. Chị vẫn thành tâm đến chùa cúng lễ nhưng tiền công đức không còn sênh sang như trước. Nhà chùa đối với chị như người bá tánh.
Chị không buồn, cõi thiền bây giờ có nhiều người sân si như thế.
GÓC KHUẤT
Trong các tòa biệt thự, lâu đài hay trong mỗi căn phòng, mỗi ngôi nhà đều có những góc khuất. Thường là phía sau cánh cửa, dưới gầm cầu thang.
Góc khuất sau cánh cửa hiếm khi người lạ nhìn thấy, bởi chỉ khi đóng cửa lại, ngồi trong nhà mới thấy góc khuất ấy lộ ra. Có khi là cái chổi dựng ngược, có khi là một lũ quần áo dài tay ngắn ống đang mặc dở (và có cả một số thứ trang phục ko tiện kể ra…), có khi là những bức tranh lòe loẹt phản cảm hay ảnh các cô nhà nghèo trong tư thế gợi lên một số cảm giác gì đấy...
Góc khuất dưới gầm cầu thang hay được che chắn lại, thành kho chứa đồ cũ, đồ hư hỏng, ít dùng… Chỉ lúc cần thiết kho ấy mới được mở ra, và cũng hiếm khi người lạ nhìn thấy “nội tình” bên trong (hừhừ, chuột nhắt chạy sột soạt kêu chít chít, gián và kít gián hôi rình, con nhện giăng tơ đầy bụi… ắtxì liên tục…).
Và có những góc khuất khi nhìn thấy ta ko khỏi có cảm giác ngượng ngùng, như khi bước vào WC trong nhà của một người lạ, chẳng hạn.
Nói chung, trong (nhà) mỗi người, những góc khuất ấy người lạ khó thấy, khó biết. Chỉ có mình mới biết rõ nhất góc khuất của mình như thế nào. Hoặc chỉ trong một vài mối quan hệ thật thân thiết, khi mà khỏang cách tâm lý gần đến mức ta/ bạn có thể nhìn vào những “góc sau cửa”, “gầm cầu thang” của nhau mà ko có cảm giác ngại ngần…. Tuy nhiên khi ấy những góc khuất cũng bình thường như mọi chỗ khác trong ngôi nhà, tùy theo sự bố trí/ trang trí mà chủ nhân - muốn - ta - nhìn - thấy, và như ta -
cũng - chỉ - nhìn - thấy như thế: nói chung là gọn gàng, sạch sẽ, đẹp đẽ, chỉn chu, duyên dáng, hoành tráng, cầu kỳ sang trọng…
Nhưng một lúc nào đó, “bỗng dưng… thấy chán”, cái góc khuất ấy lại là nguyên vẹn phía sau cánh cửa với linh tinh các thứ có thể và ko thể kể tên, lại là cái kho đồ cũ đủ thứ vụn vặt tầm thường, thậm chí còn là cái WC lâu ngày chưa cọ rửa…
Tự nhủ, nè, chịu khó “dọn dẹp” nhé, đừng để đến khi mình tự chán mình, chỉ thấy mình là cái góc khuất cũ kỹ tối tăm toàn chuột, gián và mạng nhện...
Hừmmm, đôi lúc muốn tìm xem có loại bình thuốc xịt diệt “côn trùng” trong đầu không nhỉ...
Ô CỬA SỔ, ANH VÀ CÔ BÉ (truyện của con gái)
ANH
Tôi vẫn thường để ý đến cô bé... chính xác là 1 cô bé, với áo đỏ, quần Jean, ba lô đỏ, nón đỏ xinh xắn. Em không đẹp, nhưng ánh mắt thơ ngây trẻ con và cái mũi xinh xinh hay nhăn lại thì không thể không khiến người khác phải quay lại nhìn. Uh, nhất là khi em ăn mặc như vậy, 1 – cây – đỏ – toàn – diện!!!
Bạn đang tự hỏi làm thế nào tôi lại hay nhìn thấy cô bé chứ gì? Vì tôi là phục vụ ở quán cafe này mà. Tôi đang là sinh viên năm cuối, nhà tôi cũng khá giả không đến nỗi phải đi làm kiếm sống. Nhưng anh bạn thân của tôi mở quán này, và khẩn khoản nhờ tôi giúp một thời gian. Một quán cafe không nổi tiếng lắm, không sang trọng lắm, nhưng luôn luôn có một lượng khách quen ổn định. Và cô – bé – đỏ ấy là một trong số những khách quen thường xuyên đến đây.
Em còn là học sinh hay đã là sinh viên rồi nhỉ? Nhìn gương mặt, tôi đoán em học lớp 11. Nhìn vóc dáng, thì em có vẻ là sinh viên, cao dong dỏng, cách ăn mặc pha chút người lớn và con nít. Em có vẻ là người ưa sự cô độc, vì không khi nào em đến đây với bạn bè hay người thân. Luôn luôn là 1 mình. Và vì em luôn chiếm lĩnh chỗ ngồi duy nhất bên cửa sổ, luôn luôn đặt cái ba lô đỏ sang bên trái để em ngồi bên phải gần cửa sổ, luôn cởi nón đặt trên ba lô để lộ mái tóc cột cao, luôn mở laptop và... không làm gì cả, chỉ thi thoảng gõ gõ vài cái rồi thôi.
Thường thường, tôi vẫn hay là người đến tận bàn cô bé, ân cần hỏi, dù biết thừa em sẽ gọi cafe sữa đá. Nhưng khi nghe tôi hỏi “Em dùng gì?”, lần nào tôi cũng nhận được nụ cười toe toét cực dễ thương của em “Cafe sữa đá, anh biết mà!” để rồi sau đó khiến cái thằng tôi bước đi trong trạng thái say rượu. Cứ cái đà này thì tôi sẽ ...
Chỉ duy nhất một lần tôi thấy em – không – như – mọi – lần. Đó là khi em không kêu cafe sữa đá như mọi lần, mà kêu chanh – rum. Đó là khi em không mở laptop như thường lệ mà chỉ ngồi ngó lơ đãng ra ngoài cửa sổ. Đó là khi tôi mang nước đến cho em và kín đáo quan sát, thấy bờ vai em khẽ rung lên rất nhẹ. Chỉ một thoáng thôi... nhưng khiến tôi thương em đến nao lòng... Cô bé của tôi, có chuyện gì xảy ra với em?
EM
Tôi thích quán cafe bé nhỏ này. Không phô trương ồn ào, không đẹp lộng lẫy, không sang trọng bậc nhất, cũng chẳng có nhạc sống hấp dẫn người khác. Tôi thích nó, vì... có chỗ ngồi kế bên cửa sổ. Chỉ vậy thôi.
Cứ 2,3 ngày một lần, tôi vác laptop đến đúng chỗ ưa thích của mình, và gọi nước uống ưa thích của mình (hên là nước uống ở đây cũng khá rẻ ). Lần nào cũng vậy, vẫn là Anh ấy – đến hỏi tôi uống gì và cười với tôi một nụ cười tươi tắn, đáng yêu hết sức! Để đáp lại, tôi cũng ngoác miệng ra cười chào lại, cảm thấy vui vui. Ít ra đây cũng là chốn bình yên của tôi. Hẳn bạn bè sẽ thấy rất ngạc nhiên khi biết được con – bé – tôi – sôi – động – hay – cười lại thích lẩn vào góc này. Chúng sẽ cười ... và sẽ không tin cho xem!!!
Mặc kệ! Tôi thích đến đây! Thích được nhìn nụ cười của Anh ấy – cái anh tiếp viên dễ thương hay cười với tôi. Mỗi lần như vậy, tôi thấy tim mình bớt đau. Và cái nguyên nhân của cơn đau tim ấy, buồn cười thay, hắn biết mà cố tình làm vậy!
Hắn vẫn luôn nói với tôi rằng, hắn thích tôi. Và tôi sung sướng. Tất nhiên! Ai chả biết hắn đẹp trai, tài hoa, lãng tử. Ai chả biết trong trường có bao nhiêu đứa con gái sẵn sàng chết vì hắn. Và ai chả biết tôi là bạn – gái – chính – thức từ nửa năm nay của hắn.
Tôi mù quáng vì tình cảm ấy. Dù trong tim lúc nào cũng phấp phỏng lo sợ một ngày kia tình cảm này sẽ hại chết mình. Không khi nào tôi có được cảm giác bình yên. Bên hắn, nhiệt tình và mãnh liệt, tựa hồ muốn đốt tôi ra tro. Nhưng xa hắn rồi, một cảm giác cô đơn lạnh lẽo lại ùa đến. Lòng tôi như chùng lại. Thật sự tôi ghét cảm giác này biết chừng nào. Nhưng tôi lại vẫn muốn được ở bên hắn để đến khi rời nhau ra tôi như một dây đàn đang căng thẳng thì bị đứt đột ngột.
Cho đến ngày hôm đó, một ngày tôi không bao giờ quên được. Hắn ngang nhiên đi với một cô gái khác đến trước mặt tôi, và cũng rất lạnh lùng thản nhiên nói: “Đây mới thực sự là bạn gái của anh. Xin lỗi đã làm tổn thương em. Mong em hãy quên anh đi và hãy hạnh phúc!”
Tình cảm của tôi phút chốc bị một thứ gió lốc cuốn bay tới mức chóng mặt.
Hôm đó tôi đến quán cafe quen thuộc. Người rã rời, mệt mỏi.
Tôi gọi chanh – rum, lần đầu tiên, trong khi tôi hoàn toàn không biết uống thứ nước đó. Không bật máy laptop, tôi ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ. Thật đáng ghét! Khuôn mặt hắn hiện ra như trêu ngươi. Tôi không thật sự khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra. Và cũng lúc đó, tôi cảm thấy có người đang thật sự quan tâm đến mình.
Là Anh!
Tôi viết vội tờ giấy nhỏ, nhờ chuyển đến Anh “Có thể đến ngồi với em 1 lúc, được không? Quán vắng khách, và em lại là người quen!”. Một lát sau, Anh đến. Thay cho nụ cười ấm áp là ánh mắt lo lắng xót xa. Tôi mỉm cười nhìn anh, chợt thấy lòng nhẹ nhàng thoải mái...
Ô CỬA SỔ
Cô – bé – đỏ khách quen lại đến. Lúc nào cũng thế, cô ngồi kế bên tôi, nhưng lần này, cô khóc! Trời ạ! Một cô bé đáng yêu như cô lại khóc. Vì một thằng cha vớ vẩn nào đó. Tôi biết chứ! Và tôi cũng biết anh chàng tiếp viên kia có một tình cảm đặc biệt dành cho cô.
Này chàng trai, hãy nắm lấy tay cô bé đi chứ! Thế nhé! Để cô bé nhẹ lòng, thả lỏng tâm tình. Uh đúng rồi! Và sau này hãy luôn quan tâm đến cô bé, nhé! Tôi thích nụ cười của cô, nụ – cười – đỏ!!!
Ngày tiếp ngày, cô bé vẫn đến. Anh chàng tiếp viên vẫn tiếp tục công việc của mình. Nhưng, có một khoảnh khắc hai bàn tay nắm nhẹ nhau mà chẳng ai biết. Chỉ có tôi thấy mà thôi!!! Nhớ giữ bí mật đấy!!!
(MAI QUYÊN - DENIS Q)
STARBUCKS COFFEE
Lần đầu em uống cà phê Starbucks vào một buổi sáng thứ bảy cuối tháng 6 ở Bangkok . Đường phố còn vắng lặng, tiệm cà phê mới mở cửa, mùi bánh mới thơm thơm, mùi cà phê nhẹ nhàng tỏa trong phòng nhỏ. Em và anh ngồi đó, lần đầu gặp nhau dù biết nhau từ rất lâu trên mạng.
Anh đến quầy lấy 2 ly starbucks mang về bàn. Em nhìn ly cà phê mà hết hồn, trời, kiểu này uống xong no tới trưa! Em đùa:
- Bộ anh định không mời em ăn trưa à?
Anh thật thà:
- Sao không, nhưng giờ còn sớm. Em uống cà phê đi, mình bàn công chuyện cũng tới trưa mà.
- Nhưng mà uống hết ly này chắc em hết ăn trưa…
- Thôi đi cô, một ly thôi mà. Lát nữa mà đòi ăn là tui cho nhịn luôn á. Anh cười cười, gõ lên đầu em thân thiết.
Từ 2 tháng trước biết em có cuộc họp ở Bangkok , anh nhắn qua mail: Uh, anh cũng có việc qua đó. Để anh thu xếp, có thể mình sẽ gặp nhau. Đến khi nhận tin nhắn anh đã sang Bangkok rồi mà em vẫn ngỡ ngàng… không nghĩ là anh thu xếp được để bay nửa vòng trái đất qua đây thật.
Mấy ngày ở Thailand em họp hành liên miên, anh cũng công chuyện lu bu, thỉnh thỏang nhắn tin hỏi thăm tối nay em ăn ở đâu, có chương trình gì không… Mãi đến ngày cuối của Hội nghị, em mới nhắn anh mai em rảnh, cà phê nhé.
Vậy là mình gặp nhau, bên ly starbucks thơm thơm trong khỏang thời gian yên tĩnh hiếm hoi của thành phố du lịch nổi tiếng này. Em đã quen uống cà phê theo kiểu VN, ly cà phê pha phin từng giọt đậm đà, ít đường, mỗi ngụm để lại vị đắng ngọt ngào thật lâu… Uống ngụm đầu tiên em nhận ra hương vị cà phê đen nóng Starbucks là “trung bình cộng” giữa hương vị đậm đặc của tách cà phê phin và những tách cà phê nhạt nhẽo pha bằng máy mà mấy bữa nay em “phải” uống trong hội nghị. Rồi ngụm tiếp theo lớp kem nhẹ nổi bên trên tan êm trong miệng, như vừa uống một ngụm mây trắng vào ngày nắng nhẹ. Dù vậy, em vẫn không thích lắm, có lẽ vì chưa quen…? Nghe em kêu ngán, anh trêu, nè, uống starbucks không mập đâu, đừng sợ.
Quán cà phê Starbucks này trang trí một cách khiêm tốn và bình dân. Từ mầu sắc các bức tường đến cách thiết kế trần nhà, ghế ngồi, quầy hàng có một nét độc đáo riêng. Sự thiết trí là cả một nghệ thuật hài hòa như cố dấu vẻ quý phái giàu có; đồng thời cũng giàu chất văn hóa dưới một dáng vẻ “lùi xùi”, cởi mở như đang dang tay chào đón khách hàng. Trước quầy, khách vẫn xếp hàng, đến và đi không ngớt. Dàn âm thanh trên trần vẫn liên tục phát ra điệu nhạc jazz nhẹ. Ngồi ở đó chỉ một buổi sáng em thấy khách vào uống cà phê hay xếp hàng mua cà phê Starbucks mang đi, tuy đủ mọi hạng người và mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, nhưng hầu như mọi người đều quá quen thuộc bầu không khí ấm cúng, thân hữu nơi đây.
Buổi sáng cuối tuần trôi qua nhanh chóng. Anh và em đã kịp bàn nhiều công chuyện, vài dự án, một số đề tài sẽ triển khai trong thời gian tới… Tiễn em ra phi trường anh không quên “hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn”…
Một chiều Sài Gòn.
Đón anh về từ nơi xa, mình ngồi cà phê phía sau dinh Thống Nhất. Nắng tháng 5 như đổ lửa không ngăn được ngọn gió thật nhẹ lướt qua khu vườn. Trên cây vài chú sóc nhảy nhót chuyền cành, thỉnh thỏang ngó nghiêng bằng đôi mắt tròn tinh nghịch… Bên ly cà phê đá mát lạnh thơm ngát “kiểu VN”, em nhắc lại ly cà phê starbucks “kiểu Mỹ” hôm nào. Anh cười cười, rồi đưa tặng em chiếc ly in logo “Starbucks coffee” màu xanh lá cây trên nền sứ trắng.
Em biết, dư vị ly cà phê starbucks năm ấy sẽ còn đi theo em mãi…
Những tấm hình cũ
HỘI NHÀ BÁO CẦN CÁM ƠN AI NHỈ ?
Mỗi buổi sáng tui vừa nấu cơm vừa nghe thời sự Chào buổi sáng (hehe, dấu hiệu của người “phụ nữ đảm đang” là thường xuyên NGHE TV: nghe Thời sự, nghe Ca nhạc, nghe trò chơi, nghe Phim truyện, phim bộ… mà hiếm khi được XEM TV). Sau mỗi ngày lễ của ban ngành nào đấy thường có thông báo cám ơn trên TV. Nghe là biết ngành nào cơ quan nào được nhiều người biết đến và quan tâm, nhất là được các cấp lãnh đạo đến thăm tặng hoa phát biểu… thì nhời cám ơn cũng là một cách PR vô cùng hữu hiệu.
Mỗi năm cứ qua ngày 21 tháng 6 mà nghe TV đọc “Lời cám ơn của Hội Nhà báo nhân ngày báo chí Việt Nam” thì mới thấy báo chí được xã hội ưu ái đến nhường nào. Không nhớ hết, nhưng đại thể là đầu tiên cám ơn các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước, hàng loạt lãnh đạo ban ngành trung ương và địa phương với đầy đủ tên tuổi chức danh… đã gửi lời chúc mừng, tặng hoa nhân ngày báo chí VN. Xin cám ơn vì các đồng chí lãnh đạo đã quan tâm chỉ đạo sâu sát, các ban ngành đã giúp đỡ tạo điều kiện, phối hợp, hợp tác… để báo chí hòan thành nhiệm vụ…
Nghe mãi nghe mãi, chả thấy có lời cám ơn các tầng lớp nhân dân vì đã bỏ tiền mua báo! Phải chăng vì báo chí được nhà nước bao cấp hoàn toàn, chỉ cần dựa vào nhà nước là có thể sống được? Hình như chỉ có một vài tờ báo tạp chí như thế. Nhưng ngay cả những tờ báo bao cấp ấy thì các cụ về hưu, các cựu chiến binh, các xã vùng sâu vùng xa vẫn phải bỏ tiền ra mua, dù đồng lương hưu, tiền trợ cấp hay kinh phí của xã còn quá nhỏ nhoi, khiêm tốn. Cứ như suy nghĩ nông cạn của tui thì chức năng của lãnh đạo là phải … lãnh đạo rồi, không quan tâm chỉ đạo sâu sát thì đâu gọi là lãnh đạo? Mà trách nhiệm của các cơ quan ban ngành là phải tạo điều kiện hợp tác với báo chí, luật định thế rồi. Chỉ có các tầng lớp nhân dân là ko bị bắt buộc mua báo. Thế mà họ vẫn cần mẫn mua báo hàng ngày. Tất nhiên, trong xã hội thông tin ngày nay báo chí đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” của số đông người dân. Mà nào có phải chỉ mua báo ngày, còn cơ man nào là báo tuần báo tháng bán nguyệt san tạp chí phụ bản phụ san chuyên đề… bìa xanh đỏ tòan chân dài váy ngắn… cũng “moi” không ít tiền trong túi người dân. Hình như những cái Phụ này đã nuôi cho cái Chính sống đàng hòang ra phết. Thế nên, thử tưởng tượng một ngày người đọc quay lưng với báo chí? Ôi trời, chắc sẽ là ngày tận thế (của báo chí)!
Bạn mình làm báo, mỗi ngày trông ngóng số lượng báo phát hành, thắt ruột thắt gan khi thấy buổi sáng Sài Gòn “tháng 6 trời mưa trời mưa ko dứt” để rồi ngày nào trời chưa mưa anh cũng lạy đừng mưa! Một ngày tin chậm tin cũ, một ngày nhiều tin gây tức, là bạn mình áy náy có khi day dứt mãi… cũng vì nghĩ đến những người dân đã bỏ tiền ra mua tờ báo, vì hiểu người dân không chỉ cần thông tin mà còn cần một niềm tin!
Mà hình như Hội Nhà báo cũng là cơ quan được nhà nước bao cấp hay sao í nhỉ? Có nghĩa là được có biên chế nhà nước, được cấp kinh phí hoạt động và có trụ sở để làm việc, quan chức Hội Nhà báo vẫn là quan chức nhà nước. Vậy là khác với Hội Sử học của tui là Hội 3 không: không kinh phí, không biên chế, không trụ sở, vì Hội của tui “chỉ” là Hội xã hội - nghề nghiệp mà không phải là Hội chính trị - xã hội- nghề nghiệp như hội Nhà Báo và một số Hội khác. Vì vậy bọn tui làm việc cho Hội chỉ có chức mà không phải là quan. Chắc vì thế mà Hội Nhà báo phải nhiệt tình chu đáo cám ơn tất cả các ban ngành lãnh đạo mà quên người nuôi sống mình là nhân dân. À, nếu nhân dân không thèm mua báo thì nhà báo phóng viên thất nghiệp… Không có lính Hội nhà báo “làm quan” với ai ta???
Entry này sẽ chẳng có ai cám ơn tui mà tui còn phải xin lỗi đồng chí Hoàng A Mã của hai Cách Cách nhà tui vì mải viết nên trưa nay đồng chí ấy phải ăn cơm với món thịt chiên bị cháy rồi!
Ai bảo đã mất tiền mua báo lại còn đòi được cám ơn!!!
Trên mạng người ta có cô đơn?
Bạn bảo, một ngày ko lướt mạng một lúc là như thiếu cái gì. Bồn chồn bứt rứt, thậm chí có cảm giác như người mù – vì không biết quanh mình đã có những gì xảy ra.
Mình bảo: thế lên mạng xem tin gì? Đâm cướp giết hiếp à? Hay là li dị chia tay ngọai tình có bầu lộ hàng PR? Hay là lừa đảo tham nhũng hối lộ lạm quyền hành dân đầu cơ? Hay là nghị trường tiền tỷ đường sắt dự án quy họach trục nọ trục kia dời đô…? Và…?
Đáp lại cái giọng khiêu khích đầy bức xúc của mình, bạn hiền lành lắc đầu: không, chả mất thời giờ vào những chuyện mình không cần/ không thể làm gì được. Chỉ ghé qua nhà bạn bè, xem bạn mình thế nào thôi.
À, ra thế… Nhưng có thể biết bạn mình đang thế nào ư, trên mạng???
Bạn mình, một ngày có khi đã kịp giải quyết xong một hợp đồng tiền triệu. Bạc đầu suy tính nhưng không đo đếm, nói cười như không dù tiền triệu vừa vào túi hay vừa mất đi… Trên mạng chả bao giờ thấy bạn “nghĩa lộ” chuyện làm ăn, chuyện nhỏ mà, bạn nói, nếu ai đó biết mà chia vui hay chia buồn. Vẫn thấy bạn tưng tửng những câu chuyện đọc xong không thể không phá lên cười, nhưng cười rồi bỗng ngậm ngùi… Dường như bạn đang rất cô đơn…
Bạn mình, mỗi ngày sắc sảo với những bài viết làm không ít kẻ phải nghiến răng giật mình. Mỗi bài bạn viết ngắn dài cũng có hàng chục hàng trăm comment đồng tình ủng hộ phản đối phân tích đúng sai mỉa mai chống đối thậm chí nặng lời quy kết… Cũng chả bao giờ thấy bạn nao núng buồn phiền hay phấn khích… Cà phê mỗi chiều vẫn thấy bạn ngắm nhìn vòm cây cao xanh ngát bảo rằng, đấy Sài Gòn mùa này có kém gì mùa thu Hà Nội… Chợt thấy nao lòng… Dường như bạn đang rất cô đơn…
Bạn mình, mỗi ngày chao chat những chuyện giai trẻ gái già, nay người này yêu mai người khác thích… Có khối người ghen tỵ với bạn dù biết có khi những giai ấy gái ấy là bạn bịa chuyện cho vui. Nhưng vẫn bán tín bán nghi vì quả nhiên xung quanh bạn chả bao giờ vắng các chân dài các vai rộng. Để rồi thi thỏang bắt gặp bạn một mình trên phố, lơ đãng phóng xe… Bóng bạn nhỏ nhoi trên đường… Dường như bạn đang rất cô đơn…
Trên mạng mình có thể nhận biết những khỏanh khắc ấy của bạn được chăng?
Đôi lúc, mình nghĩ mấy ai thực sự cô đơn, bởi trong thế giới ảo cảm giác “cô đơn trên mạng” rất dễ lây lan…
Nhưng bạn biết không, những dòng chữ của bạn lại làm mình có cảm giác cô đơn hơn bao giờ hết, khi bạn tách bản thân mình ra khỏi sự cô đơn…
XẠO
Năm 75 khi mới về Sài Gòn, có hai từ “cửa miệng” của người Sài Gòn làm tui rất ấn tượng và rất thích thú, bởi tất cả sắc thái biểu cảm của nó. Đó là “dễ thương dễ sợ” và “xạo”.
Hơn ba mươi năm rồi, bây giờ người Sài Gòn hầu như chỉ còn nói “dễ thương”, cái tính từ trái nghĩa đi liền sau đã rơi đâu mất! Tất nhiên, ai đã từng nói “dễ thương dễ sợ” đều hiểu rằng đây là câu nói vui vui,thường mang nghĩa khen ngợi tán thưởng (một người nào đó) chứ ko phải chê bai. “Trời, con nhỏ dễ thương dễ sợ”… [Hi, lúc nào sẽ viết thêm về cái sự dễ thương dễ sợ này :D]
Còn XẠO là một từ nhiều nơi sử dụng, thường có nghĩa như nói dóc, nói vui. Nhưng có lẽ ít nơi đâu từ XẠO dùng phổ biến trong nhiều trường hợp như ở Sài Gòn/ Nam bộ.
Xạo không hẳn là nói dối, nói láo, nói dóc, nói khóac, nói đãi bôi, nói bịa, nói tào lao, nói vui, là nói không thật lòng… Nhưng luôn đúng nghĩa từng từ đó trong mỗi trường hợp cụ thể.
Nói ai đó XẠO có khi là trách yêu, là bực tức, là thờ ơ là không quan tâm, là khẳng định… Mức độ và sắc thái của từ XẠO thường được hiểu qua ngữ điệu giọng nói.
Anh xạo quá à… Mày xạo sự quá đi! Thằng đó xạo xạo sao á… Xạo hòai! Đừng xạo nữa nghen… Đồ ba xạo… Ôi nó xạo ấy mà…Hồi trước còn hay nói “xạo ke” nghe rất vui chả có gì là trách móc
Có thể lấy vô vàn ví dụ khác nhau về cái gọi là XẠO, từ nghĩa vui nhất của lời nói đến nghĩa tệ nhất chỉ hành vi thái độ.
Trong cuộc sống ai chả từng có lúc nói xạo một chút, phải không?
P/S: Tui ko phải dân văn chương ngôn ngữ, entry này lại lạm bàn về từ ngữ. Đụng chạm nghề nghiệp qúy dị nào xin hà bá đại xá.
khỏanh khắc Hà Nội
Về lại phố xưa…
Tôi trở về Hà Nội. Một chuyến đi vì công việc như mọi lần, và cũng như mọi lần, không chỉ là vì công việc. Những ngày nóng bức đã qua, ngày tôi đi HN dịu mát như một ngày thu...
Trưa hanh hao, uống bia hơi Hà Nội thật thích. Bạn về Sài Gòn rồi còn nhớ cái mát lạnh của cốc bia như có cả hơi gió từ hồ Ngọc Khánh? Chiều sụp tối, gió len lỏi trên đường phố vẫn nườm nượp người và xe…
Ư thôi, vài ngày sẽ qua, lại về với Sài Gòn nắng gió, về với cà phê bông giấy mỗi chiều tư lự ngắm xe qua và người đi mất. Và sẽ nhớ, một tối nào đó, bạn bên tôi, tưởng như có thể đi mãi như thế, không có nơi đến không có điểm dừng không có cả đèn đỏ ngăn bước chân ngập ngừng trong chốc lát…
Lần này tiễn tôi đi Hà Nội ngập tràn màu tím: hòang hôn ngày đầu hè tím nhạt bãi ven sông, những con đường rợp bằng lăng tím biếc, tiếng ve ran tím sẫm trên những vòm cao… Cảm giác một mình khi ra đi cũng là một sắc tím, trong veo, như nước. Sắc tím ấy pha vào đâu thì làm độ tím nơi ấy nhạt nhòa đi, nhưng với thời gian sẽ bền màu hơn.
Ngày tôi chia xa Hà Nội không nhiều sắc tím như bây giờ…
Bao lần trở về
Bao lần trở về, mình đã muốn cùng bạn lang thang chợ hoa Nhật Tân vào lúc rạng ngày đang sáng, để cùng ngắm những cành hoa đủ màu đủ sắc còn đẫm sương đêm, nồng nàn hương thơm...
Bao lần trở về mình đã muốn cùng bạn chầm chầm theo sau gánh hàng hoa, chỉ vì màu vàng đến nao lòng của cúc mùa thu phía sau tấm lưng ong cần mẫn của những người chị người cô đang âm thầm làm đẹp cho thành phố...
Bao lần trở về, mình đã muốn cùng bạn lang thang nơi phố nhỏ thoang thoảng hương ngâu. Một ngọn đèn in hình những bông hoa loa kèn nghiêng đầu duyên dáng sau ô cửa nhỏ khuất tấm rèm lay nhẹ ...
Bao lần trở về mình đã muốn cùng bạn lang thang làng nhỏ ven đê, chợt một hồ sen hiện ra, búp sen nụ sen ấp e, trinh bạch...
Bao lần trở về là bao lần mình mong muốn... cũng là bao lần mình lại một mình như thế...
Bạn có biết không...
Nắng lạnh
Tôi đến Thiên Tân – thành phố lớn thứ 3 ở Trung Quốc sau Thượng Hải và Bắc Kinh – vào một ngày tháng 2 nắng lạnh. Lần đầu tiên biết cái lạnh của phương Bắc. Nắng rực rỡ thế mà buốt trong xương, gió nhẹ nhàng thế mà rát mặt mũi… Những con đường có hai hàng cây giao nhau trơ trụi cành không một nhành lá trông thật đẹp, vẻ đẹp của sự cô đơn, và cứng cỏi.
Lần đầu tiên nhìn thấy tuyết rơi. Đêm, bầu trời bỗng ưng hồng, rồi hàng ngàn bông tuyết nho nho như mưa xuân nhẹ nhàng bay xuống. Chốc lát những bông tuyết vương trên tóc, trên áo, đọng trắng xóa trên cây. Trong ánh đèn vàng thành phố lấp lánh một trời mưa tuyết… Sáng mai khắp nơi sẽ phủ một màu trắng tinh khôi. Người phương Nam cầu được ước thấy, đã qua tháng 2 rồi mà trên mỗi con đường, mỗi khu vườn vẫn có những “cây thông Noel” phủ dày tuyết trắng. Bạn hỏi: thấy tuyết chưa, đẹp không? Nếu bạn từng nhìn thấy cảnh tuyết rơi trong những bộ phim tình yêu lãng mạn thì có thể bạn sẽ thất vọng… Nhưng may thay cái cảm giác lần đầu nhìn thấy tuyết rơi có lẽ không ai giống ai, đã mang lại cho tuyết một vẻ đẹp diệu kỳ khi ta được khi nhìn thấy tận mắt…
Là một thành phố cảng cách Bắc Kinh khỏang 150 km, dân số hơn 11 triệu người, Thiên Tân là thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng, hiện tại có 37 điểm du lịch đạt cấp tỉnh và đạt chuẩn quốc gia. Trong đó phải kể đến Độc Lạc Tự của Tế Huyện hơn 1.000 năm tuổi. Ngoài ra còn Hậu Cung, Văn Miếu, Thanh Chân Đại Tự, Đại Bi Viện, Đại Khiết Khẩu Pháo Đài, Giáo đường Vọng Hải Lầu, Hội quán Quảng Đông. Bảo tàng Thiên Tân hình dáng con thiên nga khổng lồ với ba tầng lầu đầy những cổ vật độc đáo, bảo tàng Lịch sử tự nhiên kiến trúc hiện đại, hiện vật trưng bày vô cùng hấp dẫn… Nhưng Thiên Tân cũng là một thành phố công nghiệp hiện đại: cái nôi và trung tâm của công nghiệp xe hơi Trung Quốc và đang xây dựng ngành công nghiệp hàng không. Thiên Tân - một đặc khu kinh tế với mức tăng trưởng rất cao, và như một tất yếu, cũng là thành phố có mức độ ô nhiễm môi trường vào bậc nhất Trung Quốc. Thành phố phương Bắc này mang một vẻ mâu thuẫn kỳ lạ. Dường như một thành phố Trung Hoa thời Lỗ Tấn vẫn còn qua những giọng nói nhanh và rất to có thể nghe thấy khắp nơi, trong cửa hàng, trên đường phố tràn ngập màu đỏ của những biển hiệu toàn chữ Hoa, của đèn lồng, những chiếc xe đạp cũ kỹ, xe lam xấu xí, dòng người đi bộ khép mình trong áo khoác dày sẫm màu... Đồng thời cũng là một thành phố hiện đại với những con đường rộng rãi 8 làn xe hơi lao vun vút, xe bus nối đuôi nhau tại các trạm dừng, những bước chân vội vã giày thể thao, giày bốt cao cổ, điện thoại di động, máy nghe nhạc, quần jeans, váy ngắn... Một thành phố với những toà nhà đồ sộ kiến trúc hiện đại, những cầu vượt đường tầng, tháp truyền hình vút cao giữa nền trời xanh thăm thẳm và một thành phố của những con phố nho nhỏ vắng lặng, hai bên đường còn nguyên những ngôi nhà cổ xưa mái ngói xanh khung cửa gỗ có “đèn lồng đỏ treo cao cao”.
Tháng hai, những tia nắng mùa xuân ấm áp chưa xua hết cái giá lạnh còn sót lại của mùa đông phương Bắc. Nhưng mặt trời đã đến mỗi ngày đều đặn hơn, thành phố như thức dậy sớm hơn và đi ngủ cũng muộn hơn. Trường đại học Nam Khai – trường đại học lớn nhất Thiên Tân và là một trong 10 trường đại học lâu đời và nổi tiếng nhất Trung Quốc – rộng mênh mông, nhiều tòa nhà cũ mới nối liền với nhau bằng những con đường có hai hàng bạch dương cao vút. Khu trường như bừng tỉnh sau mùa đông dài giá lạnh. Sinh viên lại tấp nập trên đường, trong lớp. Những ngôn ngữ đến từ nhiều nước khác nhau bất chợt vang lên ở khắp nơi. Trường đại học như một thành phố nhỏ trong thành phố lớn. Có cảm giác rằng nhịp sống của thành phố nhỏ chính là nhịp đập trái tim thành phố lớn. Một trái tim trẻ trung, khoẻ mạnh. Một trái tim nồng nhiệt từ những dòng máu đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Đi trên đường phố Thiên Tân tôi nhớ đến một sự kiện có liên quan đến lịch sử cận đại Việt Nam: Đây là nơi ký kết bản Hòa ước Thiên Tân năm 1885. Hòa ước Thiên Tân được ký kết giữa chính phủ thuộc địa Pháp và triền đình Mãn Thanh vào năm 1885 sau Chiến tranh Pháp -Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng đối với Việt Nam, chấm dứt chiến tranh Pháp -Thanh, quân đội nhà Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận sự hiện diện bảo hộ của Pháp với Việt Nam, chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Một tuần trôi qua, vừa mới kịp làm quen với cái lạnh của thời tiết và giọng nói nồng nhiệt của người phương Bắc. Bỗng giật mình khi nhìn thấy trong hầu hết các phòng học của trường đại học đều có hai tấm bản đồ rất lớn: Một bản đồ thế giới tô màu nổi bật lãnh thổ rộng lớn của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, và một bản đồ hành chính Trung Quốc, trên đó “cái lưỡi bò” ngạo nghễ vươn dài xuống vùng biển phía Nam, đầy thách thức. Những tấm bản đồ du lịch để ở sân bay, bán nơi hiệu sách, trong những trang sách lịch sử... cũng đều như vậy. Trái tim tôi đau thắt, trong số những sinh viên Việt Nam đang học ở đây có bao nhiêu em chú ý đến điều này? Bao nhiêu em thờ ơ hay mặc nhiên chấp nhận điều đó? Và còn bao nhiêu sinh viên những nước khác…?
Càm giác yên bình và vô tư trong tôi khi đến Thiên Tân không còn nữa...
Ở phía mùa thu tím
Nếu không kể những lần gặp trên mạng thì bạn và tôi chỉ mới gặp nhau một lần, và có lẽ là duy nhất.
Vậy mà sao thấy gần nhau đến thế, nửa lời cũng hiểu, dù chỉ là những trao đổi có phần “khách sáo”. Tôi đã thử lý giải tại sao, mãi mới nhận ra rằng hình như tôi mến bạn vì chính bạn, và còn vì bạn đang ở nơi mà trong ký ức tôi, là phía của một mùa thu tím…
Năm ấy tôi đến thành phố của bạn, vì công việc, một mình, với trái tim đang tổn thương nặng nề… Sau giờ làm việc tôi hay ngồi café một mình, ngắm dòng người qua lại, tưởng như đang sống cùng những con người thế kỷ 18, 19 mà tôi vô cùng yêu mến qua những trang tiểu thuyết đọc từ thời thơ ấu, và ước gì có một người bạn thân bên cạnh. Lúc ấy chúng ta chưa hề biết nhau, chính xác hơn là tôi không có một người quen nào ở nơi ấy. Ở đấy, trong cái thành phố khỏang 10 triệu dân, bao nhiêu người khác và có thể cả bạn đã đi qua… Một mình, nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy nỗi cô đơn trọn vẹn hơn, nỗi buồn trọn vẹn hơn, và khao khát cũng trọn vẹn hơn… Nhiều năm đã qua, mùa thu tím nơi bạn ở luôn trở về với tôi, mỗi năm lại đau đáu hơn… Đôi khi tôi vẫn thầm trách thành phố của bạn, vì đã làm cho trái tim bị tổn thương của tôi không sao lành lặn được.
Mà đúng ra là tôi phải tự trách mình. Đau đáu như thế mà vẫn mong ngày quay về với mùa thu tím…
Những hẹn hò từ đây khép lại, thân nhẹ nhàng như mây…
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời, như một lời chia tay…
Nếu không kể những lần gặp trên mạng thì bạn và tôi chỉ mới gặp nhau một lần, và có lẽ là lần duy nhất...
Tụ tập thiệt là dzui :))
Cả nhóm gặp nhau, người chụp tấm hình này là phu nhân xinh đẹp của D H Phú
Nhân có 2 cô em từ HN vô, nhóm ở SG có lý do "vô cùng chính đáng" để gặp nhau và cùng đón tiếp khách quý. Cuộc gặp là sự hội ngộ của các bạn hầu hết chưa gặp nhau lần nào chỉ biết nhau trên blog, quý mến nhau vì "cùng hệ", vì qua mỗi entry chúng ta học thêm được ở nhau một điều gì đấy tốt đẹp từ cuộc sống.
PARIS, MÙA THU TÍM… (2)
Mấy ngày ở Paris, một mình với ba lô, bản đồ, một tập vé có thể đi tất cả các tuyến metro và xe bus (mua liền 10 vé rẻ được 20%!), chân giày Adidas, quần jean áo khoác ngoài (trời thu nóng lạnh thất thường), với vốn tiếng Pháp đủ để …xem bản đồ và chào hỏi xã giao, cứ thế tôi đi đến những địa danh đã in sâu trong tâm tưởng. Đến tháp Ep phen vào buổi chiều nắng vàng rực rỡ, nhìn thấy dòng người xếp hàng dưới chân tháp, tôi thấy tiếc – không phải tiếc mấy chục EUR mà tiếc vì thời gian của mình eo hẹp quá, không thể chờ đợi để “rồng rắn lên mây”. Đành tự nhủ, thôi thì để dành lần sau (mà lòng vẫn biết chắc sẽ chẳng có lần sau!). Lên chuyến tàu du lịch dọc sông Xen, qua mỗi địa điểm đều có lời giới thiệu tỉ mỉ phát qua hệ thống loa trên tàu. Toà Thị chính Thành phố nằm bên dòng sông Xen đang mở cửa đón du khách. Hàng năm vào cuối hè, Toà Thị chính trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong 10 ngày, khách du lịch và người dân Paris có thể vào tham quan tòa lâu đài cổ, rất lớn và đẹp này, cũng là nơi làm việc của những người đứng đầu thành phố. Tàu đi qua Cầu Vàng, bảo tàng Orsay, Nhà thờ Đức bà…Nhìn từ sông Xen, toà nhà thờ nổi tiếng này không quá đồ sộ, lạnh lùng và ám ảnh như khi nhìn chính diện…Ngày khác tôi đi xe bus đến khu La tinh, đồi Mông mac, rồi quay về khu vực có nhiều quán hàng của người Việt. Chiều tối đứng từ Khải Hoàn Môn nhìn ra Đại lộ Săng Elide, dòng xe hơi nối nhau không dứt …Ừ nhỉ, đại lộ này có từ thế kỷ XIX, còn nguyên những viên đá chẻ lát đường và bọc vỉa hè, vậy mà đến nay vẫn đủ rộng cho 8 làn xe hơi, vỉa hè vẫn đủ thoáng cho hàng chục ngàn du khách tản bộ ngắm những cửa hàng, khách sạn sang trọng hai bên đường. Chợt nhớ đến khu vực Nhà thờ Đức bà và Bưu điện Sài Gòn – rộng hơn là những công sở ở khu vực Trung tâm thành phố – do người Pháp xây dựng từ những năm 1880 - 1890, khi mà dân số Sài gòn chỉ mới vài trăm ngàn người, đến nay đã hơn 7 triệu nhưng các công trình ở đây vẫn thực hiện tốt các chức năng của mình. “Quy hoạch đô thị” phải là như thế?
Phần lớn thời gian của tôi là dành để tham quan một số bảo tàng lớn ở Paris. Có trong tay tấm thẻ của “Hiệp hội các bảo tàng Quốc gia Pháp”, tôi “lang thang” ở Bảo tàng Louvre một ngày nhưng cũng chỉ xem được phần về các nền văn minh phương Đông, còn những phần khác thì đúng là “cưỡi tên lửa …xem hoa”! Nhất là khu trưng bày các tác phẩm thời văn hóa Phục Hưng, khách du lịch đông quá, không sao đến gần những bức tranh, bức tượng nổi tiếng được, tôi phải đứng từ xa zoom máy chụp hình. Mỏi chân quá bèn ngồi nghỉ trên những bậc đá cẩm thạch trắng tinh với chiếc ba lô bên cạnh, lúc đứng lên chưa kịp cầm thì một người bảo vệ hiện ngay ra nhắc nhở – Paris vẫn cảnh giác với nạn khủng bố mà!
Khác với bảo tàng Louvre vốn là một cung điện, bảo tàng Orsay – trưng bày mỹ thuật hiện đại – được “cải tạo” và xây dựng lại từ một ga xe lửa. Cấu trúc bên ngoài hoàn toàn không thay đổi nhưng bên trong là những phòng trưng bày với phong cách và nhiều trang thiết bị hiện đại. Một vài bảo tàng lớn của nhà nước cũng vậy, thường sử dụng những toà nhà cổ, ở vào vị trí thuận lợi trên các tuyến đường, nhưng phần nội thất được làm mới hoàn toàn để đáp ứng các chức năng hoạt động của bảo tàng hiện đại. Có thể nhận thấy Paris đang luôn cố gắng giữ cho được những gì làm cho Paris đã trở nên quen thuộc với thế giới và làm cho nhiều người yêu quý Paris. Đồng thời cũng làm cho nó ngày càng mới mẻ và hấp dẫn hơn.
Ngày cuối cùng tôi đi xuống Vec xay, cách Paris khoảng 40 km. Xe lửa cứ 20 phút có một chuyến, mua vé khứ hồi (tất nhiên, rẻ hơn mua 1 lượt!) và chỉ khoảng 30 phút sau thì đến nơi. Từ ga xe lửa đến khu lâu đài Vec xây đi bộ chừng 15 phút, qua 1 khu chợ trời, vài con phố nhỏ và một công viên rợp mát bóng cây, trông thật bình yên với thảm cỏ xanh và những hàng ghế gỗ dọc hai bên đường. Cũng như ở Louvre, một ngày cũng chẳng kịp xem hết những căn phòng chứa đầy bí ẩn trong lâu đài Vec xây, nhưng tôi đã được đi dạo trong khu vườn nổi tiếng… Những bồn hoa rực rỡ, hồ nước trong xanh có khối tượng những nàng tiên làm đài phun nước, thảm cỏ xanh ngút ngát giữa hàng tượng cẩm thạch trắng tinh, nép mình vào lối đi nhỏ bên hàng rào cây xén bằng phẳng… tưởng như chỉ một chút thôi, sau khúc quanh kia sẽ hiện ra những chàng ngự lâm quân can đảm…
Vài ngày ở Paris vụt qua rất nhanh.Tiễn tôi ra phi trường là bầu trời xanh trong vắt của một sáng cuối thu, hàng cây cổ thụ dọc theo các đại lộ những tán lá đã ngả vàng rực rỡ… Nhưng niú giữ trái tim tôi ở lại Paris là làn sương tím những buổi chiều nhạt nhòa, sắc tím nao nao của thảm Violet bên cạnh Viện bảo tàng Tự nhiên, và màu phớt tím dịu dàng của chiếc khăn choàng người bạn Paris gửi tặng…Chợt ước mong một ngày, nếu ai đó lần đầu đến với Hà Nội của tôi thì cũng sẽ có được cảm xúc như khi tôi đến Paris: lạ lẫm nhưng vô cùng quen thuộc, mới mẻ mà vẫn luôn cổ kính…
Suốt chuyến bay về, vẳng bên tai tôi một giai điệu như một lời trách cứ... Ngày rời Paris, em đã bỏ quên con tim…*
PARIS, MÙA THU TÍM… (1)
Paris có gì lạ không em?...*
Lần đầu tiên tôi đến Paris nhân chuyến công tác tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Guimet, vào một ngày thu.
Mặc dù nghề nghiệp của tôi luôn phải “xê dịch” khá nhiều nhưng tôi vẫn không sao quen được với không khí ngột ngạt “toàn mùi máy lạnh” trên máy bay, ngay cả trên xe hơi hay xe lửa cũng vậy. Vậy nên sau chuyến bay dài đến 12 giờ trên chiếc Boing của Vietnam Airline, khi bước xuống sân bay C. De Gauld tôi cứ lơ mơ như người “không trọng lượng” vì suốt chuyến bay tôi chẳng ăn uống được chút gì … Đang lo lắng không biết làm sao tìm được lối ra trong “mê hồn trận” ỡ cái sân bay khổng lồ này thì may quá, anh bạn đồng nghiệp làm việc ở bảo tàng Guimet đã đón tôi ngay khi tôi ra khỏi máy bay và đưa tôi ra ngoài bằng cửa an ninh, không phải qua khu vực làm thủ tục. Lý do: vì tôi đi “áp tải” những cổ vật đưa sang Pháp trưng bày nên cần phải nhanh chóng đến khu vực hàng hóa để nhận những kiện hàng đặc biệt này.
Thủ tục nhận lô hàng quan trọng như vậy không ngờ rất đơn giản và nhanh chóng, nhanh chóng và đơn giản hơn khi chúng tôi làm thủ tục gửi hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất (có lẽ vì đây là nhận chứ không phải xuất cổ vật chăng?). Cùng với anh bạn đồng nghiệp người Pháp và một số công nhân của một hãng chuyên đóng gói và vận chuyển hàng hóa, chỉ trong khoảng 30 phút chúng tôi đã hoàn tất mọi giấy tờ, đưa 30 thùng hàng rất nặng lên 4 chiếc xe tải “chuyên dụng” rồi về thẳng Paris. Ngồi ở cabin tôi cứ ngủ gà ngủ gật vì mệt quá… cũng may đường khá dài nên khi về đến bảo tàng Guimet tôi đã đủ tỉnh táo để có thể bắt tay ngay vào công việc.
Sau mấy ngày làm việc tại bảo tàng Guimet, các bạn đồng nghiệp có nhã ý dành thời gian ngắn ngủi còn lại của chuyến đi để tôi tự mình khám phá Paris – một Paris tôi từng biết qua những cuốn tiểu thuyết của các văn hào Pháp mà tôi đã say mê đọc từ khi còn thơ ấu…
Paris hiện ra không khác lắm so với trí tưởng tượng của tôi.
Đó là buổi sớm mai trên những con đường vắng lặng rợp bóng cây xanh, khách bộ hành thong thả trên vỉa hè rộng rãi, vẳng đâu đó tiếng động từ các cửa hiệu bánh mì, cửa hàng thực phẩm nhỏ đang mở cửa đón người khách đầu tiên…Những tiệm cà phê bày bàn ghế ra một phần vỉa hè, và dưới mái hiên bằng vải người Paris lại bắt đầu một ngày mới của mình bên ly cà phê bốc khói và những trang báo mở rộng… Ngay phía trên những cửa hàng và tiệm cà phê vẫn là những ô cửa sổ vuông vắn của toà nhà được xây dựng từ thế kỷ XIX, hầu như không có sự thay đổi về cấu trúc và trang trí nhưng vẫn thể hiện rõ sự chăm chút và lưu tâm gìn giữ. Vợ chồng anh bạn trẻ đồng nghiệp của tôi sống trong một toà nhà như vậy. Qua một khung cửa sắt hẹp, theo các bậc cầu thang gỗ cũ mòn nhưng sạch sẽ, tôi leo lên căn hộ của họ ở tận lầu 5. Căn hộ có 3 phòng không rộng lắm nhưng nội thất rất tiện nghi và hiện đại. Anh bảo, không gian trong nhà là của mình, có thể trang thiết bị lại cho phù hợp nhu cầu và sở thích nhưng không được thay đổi sửa chữa cấu trúc như cơi nới, phá vách ngăn… vì sẽ làm giảm tuổi thọ của cả toà nhà. Cũng có thể nhận thấy, tuy đã “có tuổi” trên dưới trăm năm nhưng những tòa nhà như vậy ở Paris chất lượng còn khá tốt. Nếu có hư hỏng thì sẽ được cơ quan quản lý cho sửa chữa ngay. Từ ban công có mấy chậu hoa và mặt ngoài nhìn xuống phố thì thuộc về không gian chung – không gian của thành phố nên không được phép tùy tiện thay đổi để bảo tồn vẻ đẹp và sự thống nhất trong kiến trúc của những khu phố cổ. Tuy ở khu vực trung tâm gần nhiều công sở nhưng tiền thuê nhà ở những khu nhà như vậy khá đắt, vì thế người ta vẫn thuê nhà ở nơi khác, âu cũng là một cách làm cho “sức ép dân số” lên những toà nhà và khu phố cổ được giảm đi đáng kể.
Khách sạn tôi ở nằm trong một con ngõ nhỏ, lòng đường vẫn còn nguyên những viên đá chẻ khập khiễng. Mỗi chiều muộn trở về, tôi như nghe thấy tiếng bánh xe ngựa lăn trên đường, rồi chiếc xe song mã hiện ra trong sương thu với một người phụ nữ kiều diễm trong bộ váy phồng và chiếc áo choàng cổ cao…Nhưng đấy chỉ là giấc mơ thoáng qua, khoảng từ 9 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau, cái ngõ nhỏ này đã đầy xe hơi đậu kín hết chiều dài của ngõ (người Paris thật tài tình vô cùng khi có thể đậu xe sát cạnh nhau đến từng …cm như vậy!). Ngôi nhà nhỏ nên các phòng cũng rất nhỏ, đồ đạc trong phòng làm tôi nhớ đến một câu truyện cổ Grim (“ ai đã ngồi lên ghế của tôi, ai nằm lên giường của tôi? - các chú lùn kêu lên…” ). Chỉ có chiếc TV treo trên tường là khá lớn! Nhìn góc nhà tắm, chợt thấy “thương” cho cô bạn Tây ở phòng bên, với thân hình của cô, chắc cô phải bước giật lùi vào nhà tắm thì mới có thể bước ra được! Thật ra cũng có sao đâu, khách sạn cho du lịch mà, khách đi suốt ngày, tối về vệ sinh qua loa rồi lăn ra ngủ, TV thì vẫn mở suốt đêm, để rồi sáng hôm sau lại khách lại miệt mài đi tiếp…
THẠCH THẢO NGÀY XƯA
Khi dừng xe ở một ngã tư đèn đỏ, bất chợt anh nhìn thấy phía trước một bờ vai dịu dàng, quen thuộc như bờ vai người con gái anh yêu ngày trước.
Anh nhìn thấy cô lần đầu trên giảng đường Lớn hồi năm thứ nhất đại học. Thời đó sinh viên của mấy khoa học xã hội hay học chung một số môn khi có các thầy thỉnh giảng từ Hà Nội vô. Giảng đường mênh mông nhưng hầu như không còn một chỗ trống. Nhìn lên những bậc ghế cao dần anh thất vọng vì không thấy thằng bạn thân ngồi đâu cả, nó hay dành chỗ giùm khi anh đến trễ. Vội vã đi theo những bậc thang, anh vừa đưa mắt tìm xem may ra còn dãy ghế nào có thể ngồi ké. Chợt thóang qua trong những hàng ghế đông chật chội, một đôi mắt to với hàng mi thiệt dài, cong vút làm anh sững sờ. Sao chưa bao giờ anh nhìn thấy đôi mắt này nhỉ?
Tan học, anh tìm cô trong đám sinh viên ào ra như ong vỡ tổ nhưng không thấy. Những buổi học sau anh luôn đến sớm ngồi trên hàng ghế cao nhất, phóng mắt tìm kiếm trong vô vọng vì anh không biết gì về người có đôi mắt biết nói ấy, thậm chí gương mặt cô, dáng người cô thế nào anh cũng không hình dung được. Anh không biết rằng cô mới chuyển về trường này nên có một số môn không phải học lại. Khi anh đã thực sự thất vọng nghĩ rằng đôi mắt ấy là điều không có thật thì anh gặp lại cô trong cuộc họp nhóm sinh viên giỏi nhất trường. Vẫn đôi mắt buồn nhưng lần này anh nhận ra cô còn có một nụ cười tươi tắn. Trái tim anh nghẹn lại, anh biết mình đã tìm thấy điều quý giá nhất. Và họ đến với nhau, trai tài gái sắc, mối tình đầu đẹp như trong cổ tích.
Tốt nghiệp đại học anh có học bổng nước ngoài. Ngày anh đi, cô đến nhà anh và mang theo một bụi thạch thảo cánh mong manh tim tím. Trồng nó lên cái bồn nhỏ ở hiên nhà, cô gọi nó là hoa cúc kim: coi vậy mà cứng cỏi lắm anh à, chịu nắng, chịu mưa mà hoa lại lâu tàn. Anh dặn, ở nhà nhớ sang chăm sóc nhé, đừng để hoa tàn, bên kia anh sẽ… quên em đấy. Cô cười nhẹ nhàng, biết anh đùa sao ánh mắt cô bỗng thóang cô đơn? Những ngày đầu nơi xứ lạnh trái tim anh luôn ấm áp màu tím bông cúc kim nhỏ nhoi. Những năm anh đi xa, mỗi khi đến nhà trò chuyện với mẹ anh, nhìn bụi cúc kim tươi tắn ngòai hiên nỗi nhớ anh trong cô lại trào lên da diết.
Một năm, hai năm. Cô đón anh về nghỉ hè mà lòng không bình yên. Trái tim nhạy cảm nói với cô rằng anh không còn là anh như ngày trước nữa. Anh lảng tránh, lúng túng, gượng gạo mỗi khi bên cô. Họ ít gặp nhau dù thời gian anh về phép không nhiều. Rồi anh vội vã ra đi khi ngày hè chưa hết. Đêm cuối cùng đứng bên nhau ngoài hiên nhà, trăng mười bốn dịu dàng dát bạc lên bờ vai cô, anh nghe tiếng cô nhẹ như hơi thở Mai anh đi vui nhé… Dường như giọng cô trĩu đầy nước mắt, nhưng anh không thấy cô khóc, chỉ thấy những bông cúc tím rung lên nhè nhẹ. Rồi bóng cô nhòe dần trong đêm. Anh chợt nhận ra mình vừa buông tay làm vỡ tan tành viên ngọc qúy.
Mấy năm học xa với những cuộc tình nóng bỏng nhưng ngắn ngủi rồi cũng chấm dứt. Một trong số các cô người yêu đã ràng buộc được anh bằng sự “lỗi lầm” cố ý. Một đám cưới, rồi hai đứa con. Cuộc sống thành đạt và khá giả nhưng nhàm chán. Anh đã cố quên chuyện cũ, cho đến chiều nay.
Ánh mắt cô ngỡ ngàng khi thấy anh. Chưa kịp chào nhau thì đèn xanh. Tiếng còi giục giã, dòng người và xe hối hả lao lên. Anh bỗng hốt hỏang vì cảm giác sẽ lại mất cô một lần nữa! Nhưng không, cô đang đi bên anh, vẫn nụ cười tươi và đôi mắt hàng mi rợp buồn. Đã bao lâu rồi họ không gặp lại nhưng hai người nói chuyện với nhau bình thản như thể vẫn gặp hàng ngày. Hỏi thăm về ba mẹ, về những người bạn cũ, về gia đình và công việc của nhau, anh và cô đều tỏ ra cuộc sống của mình luôn yên ổn. Ừ, vậy anh mừng cho em. Dạ, anh đừng làm việc quá sức nhé. Quãng đường về nhà cô phía ngọai ô thật ngắn ngủi vì đã đến lúc cô dừng xe trước một ngôi nhà nhỏ xinh xắn, ngoài hàng hiên vẫn những bụi thạch thảo tím đến nao lòng.
Nhìn anh quay xe đi, dáng người đã chậm chạp theo năm tháng, cảm giác nhói đau ngày cũ trong cô lại trở về. Thời gian trôi qua, từ lâu cô đã hiểu ngày ấy anh không muốn làm cô tổn thương. Nhưng anh là thế, luôn dễ dãi với chính mình, anh không biết và cũng không muốn rũ bỏ những gì tạm bợ mà cứ chấp nhận nó như “một phần tất yếu của cuộc sống”. Ngày ấy cô rời xa anh vì không muốn nhìn thấy người thân yêu nhất của mình vụng về trong vai một người xa lạ, vậy mà đến giờ cô vẫn day dứt, nếu tuổi đôi mươi của mình đừng nhiều tự ái thế…
Nghe cô chào bằng câu nói ngày xưa anh đi vui nhé, anh bỗng thèm khát đến cháy lòng được một lần ôm siết bờ vai dịu dàng kia như bao lần cô về với anh trong mơ… Hy vọng mình có một góc nhỏ trong trái tim cô là điều không tưởng, nhưng giá cô biết anh đã đặt tên con gái mình là Thạch Thảo… Cuộc sống của anh và cô lâu nay giống như người đã quen đi trên biển, không còn say sóng nữa. Nhưng sao chiều nay cập bến họ lại say bờ…
ví dụ như phim
“Họa Bì”- một bộ phim với triết lý đơn giản: chỉ có tình yêu mới xua đuổi được ma qủy ra khỏi gia đình, ra khỏi tâm trí con người. Motif phim không mới, vẫn là điển tích quen thuộc với những nhân vật điển hình của văn hóa Trung Hoa, nhưng vẫn làm xúc động bởi những tình yêu đẹp, không chỉ là tình yêu giữa những con người, mà còn là tình yêu giữa một Hồ ly tinh với con người. Tình yêu như chính nó: trong sáng, giản dị và… cam chịu. Hồ ly tinh nhưng là phụ nữ, có nghĩa là biết chấp nhận và cam chịu khi thực sự yêu. Sự “cam chịu” có tính tích cực chứ không hòan tòan tiêu cực: đấu tranh cho tình yêu của mình nhưng sẵn sàng lui bước cho người mình yêu hạnh phúc! Ánh mắt cáo trắng là ánh mắt một con người, luyến tiếc, đau đớn, nhưng thanh thản vì không làm điều ác với người mình yêu…
“Lạc lối ở Bắc Kinh - Lost in Beijing” cũng vậy. Hai nhân vật nữ chính, cô gái matxa và bà chủ, đối lập về vị thế xã hội, về hòan cảnh gia đình, về tính cách, và có lẽ cả về học vấn… nhưng cả hai đều là những người phụ nữ cam chịu trong hòan cảnh của mình. Những giọt nước mắt cố giấu và cái nắm tay cảm thông chia sẻ của 2 người phụ nữ này làm bộ phim vượt qua những bộ phim xã hội thông thường khác.
Sự cam chịu ở người phụ nữ là biết, và hiểu vị trí của mình trong trái tim người khác!
Tình yêu của hai chàng cao bồi trong phim “Brokeback Mountain” thực ra cũng không khác. Cái nhìn sâu thẳm sau hàng mi dài rợp của họ tràn ngập một tình yêu vượt lên trên mối tình “đồng tính”, vượt lên trên cả tình yêu nam nữ. Sự cam chịu trở về cuộc sống đời thường không ngăn cản tình yêu họ dành cho nhau, vì đó là tình yêu giữa những con người – không – dễ - gặp – nhau – trong – thế - giới – này.
Những bộ phim – câu chuyện đầy nhân ái và tình yêu thực sự, sâu sắc, đau đớn, mê đắm, tuyệt vọng, đẹp ngỡ ngàng… chợt làm trái tim long lanh những giọt pha lê đồng cảm. Những tình yêu như thế không dễ để gió cuốn đi, bị gió cuốn đi…
Nhưng trong cuộc sống những cái giống như tình yêu thì có rất nhiều …
Ô, mà giữa ngày mưa hiếm hoi của một mùa hạ bức bối lạ lùng này và những cảm nhận đơn lẻ buồn tẻ này có gì liên quan không nhỉ? Hình như là không, bởi những bộ phim này đã xem từ rất lâu rồi…
“Lạc lối ở Bắc Kinh - Lost in Beijing” cũng vậy. Hai nhân vật nữ chính, cô gái matxa và bà chủ, đối lập về vị thế xã hội, về hòan cảnh gia đình, về tính cách, và có lẽ cả về học vấn… nhưng cả hai đều là những người phụ nữ cam chịu trong hòan cảnh của mình. Những giọt nước mắt cố giấu và cái nắm tay cảm thông chia sẻ của 2 người phụ nữ này làm bộ phim vượt qua những bộ phim xã hội thông thường khác.
Sự cam chịu ở người phụ nữ là biết, và hiểu vị trí của mình trong trái tim người khác!
Tình yêu của hai chàng cao bồi trong phim “Brokeback Mountain” thực ra cũng không khác. Cái nhìn sâu thẳm sau hàng mi dài rợp của họ tràn ngập một tình yêu vượt lên trên mối tình “đồng tính”, vượt lên trên cả tình yêu nam nữ. Sự cam chịu trở về cuộc sống đời thường không ngăn cản tình yêu họ dành cho nhau, vì đó là tình yêu giữa những con người – không – dễ - gặp – nhau – trong – thế - giới – này.
Những bộ phim – câu chuyện đầy nhân ái và tình yêu thực sự, sâu sắc, đau đớn, mê đắm, tuyệt vọng, đẹp ngỡ ngàng… chợt làm trái tim long lanh những giọt pha lê đồng cảm. Những tình yêu như thế không dễ để gió cuốn đi, bị gió cuốn đi…
Nhưng trong cuộc sống những cái giống như tình yêu thì có rất nhiều …
Ô, mà giữa ngày mưa hiếm hoi của một mùa hạ bức bối lạ lùng này và những cảm nhận đơn lẻ buồn tẻ này có gì liên quan không nhỉ? Hình như là không, bởi những bộ phim này đã xem từ rất lâu rồi…
MỘT NGÀY ĐÀNG
Một lần ra HÀ NỘI, bạn mời về quê đám giỗ. Ngày chủ nhật, khỏang 9g sáng cả nhóm xuất phát.
Đến gần Phủ Lý thì kẹt xe do phía trước sửa đường gì đó. Từ sáng chưa kịp ăn uống gì nên cả bọn ghé vào một quán nhỏ ven đường, gọi cà phê và mì gói. Có lẽ quán cũng ít khi có khách nên chờ mãi ông chủ quán mới nấu xong ấm nước sôi, pha cà phê bột, đá thì lõng bõng vài cục từ tủ lạnh, mì gói “không người lái” không hành, không rau và dĩ nhiên không thịt! Mình mua ngay một gói kẹo dồi. Ôi, món khoái khẩu của mình từ thời thơ ấu: nó là những khúc kẹo kéo lớn, cắt xéo như miếng dồi, vừa giòn, vừa dẻo, vừa bùi, vừa ngọt, vừa thơm mùi lớp bột nếp phủ ngoài. Nhưng sao miếng kẹo dồi hôm nay không còn mùi vị của ngày xưa, nó cứng quèo và sặc mùi dầu chuối… Tự nhiên thấy mình vô duyên quá khi hớn hở bóc gói kẹo… cứ như thấy người lạ lại vồ vập tưởng như gặp người quen!
Một lúc lâu thì đường cũng thông. Lên xe đi tiếp, cả bọn bàn nhau: nói “kẹt xe” (kiểu Sài Gòn) hay “tắc đường” (theo kiểu Hà Nội) thì đúng? Ừm, có lẽ “kẹt xe” mang ý chủ quan nhiều hơn: do những người tham gia giao thông gây ra, do không tuân thủ luật lệ, đường nhỏ, hay đến giao lộ thì phải nhường nhau một chút, chứ cứ mạnh ai nấy chen thì chẳng nhanh hơn bao nhiêu mà còn gây ra cảnh… đứng đó nhìn nhau và ngửi khói bụi! Còn “tắc đường” mang lý do khách quan nhiều hơn: là do đường hư hỏng hay tai nạn… Nếu lúc đó mọi người đều “biết điều” một chút thì lưu thông cũng chỉ chậm thôi, nhưng nếu cũng mạnh ai nấy chen thì “tắc đường” và “kẹt xe” cùng lúc sẽ xảy ra, và… đó là tình trạng diễn ra thường xuyên hiện nay tại Hà Nội và Sài Gòn. Người Việt Nam mình hình như rất thiếu kiên nhẫn (dù rất thừa thời gian) trong những lúc như thế!
Ngay chân cầu “biên giới” của Hà Nam và Nam Định xe rẽ vào con đường ven con sông nhỏ. A, đường đê. Lại bàn nhau, thời xưa đường thủy là chính, đò ngang đò dọc khắp các con sông lớn nhỏ. Còn đường bộ thì chỉ có tuyến đê chống lũ lụt, có lẽ đây là hệ thống đường bộ dài nhất ở đồng bằng Bắc bộ cho đến trước khi người Pháp vào “khai hóa văn minh”. Hệ thống đê ở lưu vực sông Hồng vĩ đại không kém “trường thành” nhưng ý nghĩa và giá trị nhân văn cao hơn. Nó là thành quả của một quá trình lao động tự giác và hợp tác của nhiều thế hệ, nhiều cộng đồng cư dân để cùng bảo vệ, bảo tồn nơi sinh sống. Vì vậy hàng năm đê thường được gia cố, có khi đắp thêm cho cao hơn, chắc hơn. À, hai vòng thành ngoại và giữa ở Cổ Loa thực chất là đê của Hoàng Giang (một nhánh của sông Hồng nay đã không còn) nên mới đắp vòng vèo men theo bờ sông như thế, chẳng có vuông tròn kiểu ‘thành lũy” gì cả. Khi có chiến tranh, đê là thành và sông là hào, phòng thủ hữu hiệu. Còn thời bình thì “thành” lại /cứ là đê, và được đắp thêm, và lớp đất sau chồng lên lớp trước… hàng trăm năm như vậy, đến tận ngày nay…
Dọc bờ đê có những điếm canh. Mùa lũ lụt canh mức nước lên xuống kịp thời gióng trống thúc đê. Ngày thường có khi là canh trộm cướp, giặc giã… không hiếm khi ban đêm lại là nơi hẹn hò bí mật của trai gái trong làng. Đôi chỗ điếm canh còn biến thành ngôi miếu cổ, thờ người chết đuối xác trôi vào chân đê gần đó, hay là nơi cúng rồi thờ Thủy thần mùa lũ lớn. Cạnh điếm canh, miếu thờ thường có gốc đa, gốc gạo cổ thụ. Trưa hè nắng nóng là nơi nghỉ chân cho khách bộ hành hay người làm đồng… Phía ngoài đê vào mùa đông thường là bãi trồng ngô. Chợt nhớ tê tái, hồi mới 6, 7 tuổi, những buổi sớm mùa đông lạnh buốt cùng bạn bè ra bãi hái rau muối, loại rau dại mọc lúp xúp trong ruộng ngô, hơi sương đêm lấm tấm trên cánh trông như những hạt muối nhỏ phủ dày. Rau muối nấu canh suông ngọt lắm, chả cần bột ngọt!
Vào đến nhà bạn gần 12g (vì lại đi quá ngõ nhà anh một đoạn, tại mải nhìn đàn vịt bầu lạch bạch trắng bờ đê?). Ngôi nhà mới xây xong khang trang, sân vườn rộng rãi. Nhà trên nhà dưới đông người lui tới, ngoài sân đã bắt đầu dựng rạp. Mấy chị em thắp hương xong được giục ngồi ngay vào mâm… Thức ăn đầy mâm cỗ nhưng bạn vẫn dõng dạc gọi bê ra bát canh rau cần nấu cá quả. Dễ đến mấy chục năm mới được ăn lại món canh dân dã này… Nhìn cả bọn ăn uống, tấm tắc, bạn như nở từng khúc ruột!
Chiều, đã đến lúc phải về rồi… không biết bao giờ mới có lại một dịp vui như thế. Thì cứ ra đây, thích thì sẽ lại đi, khó gì… Ôi, giá mà cái gì thích cũng sẽ được?!
Lại một chuyến “bay đêm” về Sài Gòn… Ngồi bên cửa sổ nhìn ánh đèn nhấp nháy trên cánh máy bay trong bầu trời tối đen, nghĩ ngợi linh tinh… Giá mà bây giờ máy bay “bay lạc”, ngược về Hà Nội, nhỉ…?
Những mảnh vỡ (7)
19. Cổ vật
Gã có sở thích sưu tầm đồ cổ. Quanh năm làm ăn vất vả nhưng gã vẫn chắt bóp để mua từng món đồ nho nhỏ. Có lúc vợ con gã còn phải nhịn miệng để gã mua bằng được “hàng độc”. Dần dần gã trở thành đại gia trong giới cổ vật.
Vợ mắc bệnh nan y. Để có trăm triệu chữa bệnh cho vợ, gã quyết định bán món đồ cổ quý nhất. Có người tiếc: bán rồi làm sao mua lại cho được?! Gã cười khà khà: vợ là cổ vật duy nhất không bao giờ tôi muốn bị mất!
20. Bạn
Hai đứa cùng tuổi cùng nghề, thân như chị em. Khó khăn trong công việc nó tin tưởng kể cho bạn nghe. Gặp lúc gia đình bạn đổ vỡ nó cùng chia sẻ.
Không biết từ lúc nào bạn đã giành những mối làm ăn của nó. Người đàn ông của nó cũng vào tay bạn nốt.
Không một lời óan trách nó gây dựng lại chuyện làm ăn, rồi nó cũng tìm được người đàn ông khác. Mọi việc còn tốt đẹp hơn trước.
Mất một người bạn có khi không phải là điều đáng tiếc!
21. Tình cũ
Anh yêu cô rất lâu nhưng không dám tỏ tình. Rồi cô vẫn đi lấy chồng còn anh thì lấy vợ. Vài năm sau cô ly dị. Anh ngỏ lời… cô cảm động.
Mỗi lần gặp nhau cô luôn có vẻ bất an. Tưởng cô áy náy vì nghĩ đến vợ mình, anh càng yêu chiều cô hơn để bù đắp.
Anh không biết trong lòng cô đang có một hình bóng khác.
“Tình yêu em ơi, cút bắt trò chơi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Tài sản vô giá của Thảo Cầm Viên (Cà phê chủ nhật - BÁO TUỔI TRẺ)
TS Nguyễn Thị Hậu Tuần qua , tôi đi công tác miền Tây, theo kênh rạch vào “vùng sâu vùng xa” nên sóng điện thoại chập chờn, công việc l...
-
Người Việt có một số thành ngữ và sự tích liên quan đến cá trê, như truyện Trê Cóc chẳng hạn. Câu chuyện không chỉ là việc Trê tranh giàn...
-
Một người bạn fb bất ngờ ra đi. Post bài thơ rất hay của bạn. Tôi biết Cao Hải Hà qua mạng Yahoo blog và sau là FB. Vài lần gặp Hà ở chỗ ...
-
Xem lại phim này, suy nghĩ khác hẳn ngày trước. Trước, cảm động vì mối tình của cha Ralph và Mecghi, cho rằng đàn bà yêu thì phải hết l...