“Họa Bì”- một bộ phim với triết lý đơn giản: chỉ có tình yêu mới xua đuổi được ma qủy ra khỏi gia đình, ra khỏi tâm trí con người. Motif phim không mới, vẫn là điển tích quen thuộc với những nhân vật điển hình của văn hóa Trung Hoa, nhưng vẫn làm xúc động bởi những tình yêu đẹp, không chỉ là tình yêu giữa những con người, mà còn là tình yêu giữa một Hồ ly tinh với con người. Tình yêu như chính nó: trong sáng, giản dị và… cam chịu. Hồ ly tinh nhưng là phụ nữ, có nghĩa là biết chấp nhận và cam chịu khi thực sự yêu. Sự “cam chịu” có tính tích cực chứ không hòan tòan tiêu cực: đấu tranh cho tình yêu của mình nhưng sẵn sàng lui bước cho người mình yêu hạnh phúc! Ánh mắt cáo trắng là ánh mắt một con người, luyến tiếc, đau đớn, nhưng thanh thản vì không làm điều ác với người mình yêu…
“Lạc lối ở Bắc Kinh - Lost in Beijing” cũng vậy. Hai nhân vật nữ chính, cô gái matxa và bà chủ, đối lập về vị thế xã hội, về hòan cảnh gia đình, về tính cách, và có lẽ cả về học vấn… nhưng cả hai đều là những người phụ nữ cam chịu trong hòan cảnh của mình. Những giọt nước mắt cố giấu và cái nắm tay cảm thông chia sẻ của 2 người phụ nữ này làm bộ phim vượt qua những bộ phim xã hội thông thường khác.
Sự cam chịu ở người phụ nữ là biết, và hiểu vị trí của mình trong trái tim người khác!
Tình yêu của hai chàng cao bồi trong phim “Brokeback Mountain” thực ra cũng không khác. Cái nhìn sâu thẳm sau hàng mi dài rợp của họ tràn ngập một tình yêu vượt lên trên mối tình “đồng tính”, vượt lên trên cả tình yêu nam nữ. Sự cam chịu trở về cuộc sống đời thường không ngăn cản tình yêu họ dành cho nhau, vì đó là tình yêu giữa những con người – không – dễ - gặp – nhau – trong – thế - giới – này.
Những bộ phim – câu chuyện đầy nhân ái và tình yêu thực sự, sâu sắc, đau đớn, mê đắm, tuyệt vọng, đẹp ngỡ ngàng… chợt làm trái tim long lanh những giọt pha lê đồng cảm. Những tình yêu như thế không dễ để gió cuốn đi, bị gió cuốn đi…
Nhưng trong cuộc sống những cái giống như tình yêu thì có rất nhiều …
Ô, mà giữa ngày mưa hiếm hoi của một mùa hạ bức bối lạ lùng này và những cảm nhận đơn lẻ buồn tẻ này có gì liên quan không nhỉ? Hình như là không, bởi những bộ phim này đã xem từ rất lâu rồi…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH
Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...
-
Người Việt có một số thành ngữ và sự tích liên quan đến cá trê, như truyện Trê Cóc chẳng hạn. Câu chuyện không chỉ là việc Trê tranh giàn...
-
Một người bạn fb bất ngờ ra đi. Post bài thơ rất hay của bạn. Tôi biết Cao Hải Hà qua mạng Yahoo blog và sau là FB. Vài lần gặp Hà ở chỗ ...
-
Xem lại phim này, suy nghĩ khác hẳn ngày trước. Trước, cảm động vì mối tình của cha Ralph và Mecghi, cho rằng đàn bà yêu thì phải hết l...
Em lại thích 2 tình yêu trong "Bệnh nhân người Anh".
Trả lờiXóa@ Chị Hậu theo em sự cam chịu ,nhẫn nhục ,chung thủy với mối tình đơn phương &chấp nhận mọi nghich lý & định kiến xã hội ..cho dù kim cổ đông tây đều xảy ra rồi .
Trả lờiXóaPhải chăng giữa khán giả & nhân vật có sự đồng cảm sâu sắc chị nhỉ !
Cả 2 film tuy cũ ,em xem rồi , chị đã xem :'The Piano " chưa ạ, film này em xem đôi ba lần vẫn thích !
Chúc chị cuối tuần vui nhé !
Em thích cặp Jane Eyre và bá tước Rochester, cặp Hoa Mộc Lan và thái tử Văn Thái, cặp Bùi Thị Xuân và Trần quang Diệu ...nghĩa là tình yêu luôn có lòng dũng cảm và nghị lực phi thường đi kèm :-)
Trả lờiXóaỪa, trong chuyện này em cũng giống Titi, thích những tác phẩm tôn vinh những tình yêu có lòng dũng cảm và nghị lực. Dù có phải 'buông tay' với TY (như Jane trong Jane Eyre hay Merghi trong The Thorn Bird) thì trong nỗi buồn cũng không phải là sự cam chịu mà vẫn lấp lánh sự tự tin.
Trả lờiXóa@ Titi, Lana: yêu đã là dũng cảm, mà từ bỏ tình yêu còn dũng cảm hơn...
Trả lờiXóa@ VMC, Trina: chị xem những phim ấy rồi... nhưng viết về mấy phim trên hình như vì có gì đó hợp với tâm trạng, lúc ấy :)