XẠO
Năm 75 khi mới về Sài Gòn, có hai từ “cửa miệng” của người Sài Gòn làm tui rất ấn tượng và rất thích thú, bởi tất cả sắc thái biểu cảm của nó. Đó là “dễ thương dễ sợ” và “xạo”.
Hơn ba mươi năm rồi, bây giờ người Sài Gòn hầu như chỉ còn nói “dễ thương”, cái tính từ trái nghĩa đi liền sau đã rơi đâu mất! Tất nhiên, ai đã từng nói “dễ thương dễ sợ” đều hiểu rằng đây là câu nói vui vui,thường mang nghĩa khen ngợi tán thưởng (một người nào đó) chứ ko phải chê bai. “Trời, con nhỏ dễ thương dễ sợ”… [Hi, lúc nào sẽ viết thêm về cái sự dễ thương dễ sợ này :D]
Còn XẠO là một từ nhiều nơi sử dụng, thường có nghĩa như nói dóc, nói vui. Nhưng có lẽ ít nơi đâu từ XẠO dùng phổ biến trong nhiều trường hợp như ở Sài Gòn/ Nam bộ.
Xạo không hẳn là nói dối, nói láo, nói dóc, nói khóac, nói đãi bôi, nói bịa, nói tào lao, nói vui, là nói không thật lòng… Nhưng luôn đúng nghĩa từng từ đó trong mỗi trường hợp cụ thể.
Nói ai đó XẠO có khi là trách yêu, là bực tức, là thờ ơ là không quan tâm, là khẳng định… Mức độ và sắc thái của từ XẠO thường được hiểu qua ngữ điệu giọng nói.
Anh xạo quá à… Mày xạo sự quá đi! Thằng đó xạo xạo sao á… Xạo hòai! Đừng xạo nữa nghen… Đồ ba xạo… Ôi nó xạo ấy mà…Hồi trước còn hay nói “xạo ke” nghe rất vui chả có gì là trách móc
Có thể lấy vô vàn ví dụ khác nhau về cái gọi là XẠO, từ nghĩa vui nhất của lời nói đến nghĩa tệ nhất chỉ hành vi thái độ.
Trong cuộc sống ai chả từng có lúc nói xạo một chút, phải không?
P/S: Tui ko phải dân văn chương ngôn ngữ, entry này lại lạm bàn về từ ngữ. Đụng chạm nghề nghiệp qúy dị nào xin hà bá đại xá.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH
Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...
-
Người Việt có một số thành ngữ và sự tích liên quan đến cá trê, như truyện Trê Cóc chẳng hạn. Câu chuyện không chỉ là việc Trê tranh giàn...
-
Một người bạn fb bất ngờ ra đi. Post bài thơ rất hay của bạn. Tôi biết Cao Hải Hà qua mạng Yahoo blog và sau là FB. Vài lần gặp Hà ở chỗ ...
-
Xem lại phim này, suy nghĩ khác hẳn ngày trước. Trước, cảm động vì mối tình của cha Ralph và Mecghi, cho rằng đàn bà yêu thì phải hết l...
Tôi nhớ là từ xạo lúc đó hầu như chỉ dùng với ý nghĩa tích cực, như bạn nói, tức là yêu yêu thế thôi. Con trai mà được bạn gái nguýt một cái rồi buông một câu: Xạo! là thích lắm đó!
Trả lờiXóaAnh Thụy: Xạo ;))
Trả lờiXóa(S)
Xạo nhẹ hơn Láo,Dối nhưng không có ý nghĩa tích cực!
Trả lờiXóaEm vẫn chưa quen được thổ ngữ nam bộ chị ạ. THường là phải lắng nghe , cười trừ hoặc hỏi lại rất chi là mất thời gian.
Trả lờiXóaNhưng em thích cách nhả chữ dẻo quẹo của dân nam bộ. Bắt chước mãi mà hong có được á :-P
Ôi đúng rùi chị ạ, E vào đây ấn tượng nhất là từ Xạo đấy! Nghe quen rùi thấy thích lắm chị ạ, thỉnh thoảng còn thấy nhớ nhớ khi ko được nghe đấy! E có số của chị rùi nha, mấy hum nữa E đến phá chị đấy! hì hì!
Trả lờiXóa@ X30: Trong nhiều ngữ cảnh người Nam bộ nói từ "xạo" theo nghĩa ko chê ko khen, vui vui vậy thôi. Còn tất nhiên "từ nguyên" thì như em nói.
Trả lờiXóa@ Nga: ừmmm, nghe nàng vô mà ko thấy í ới, nghĩ có khi nàng đang "vi hành" giống sếp của nàng í :))
E thấy trong ngôn ngữ chat bây giờ, các bạn trẻ cũng hay dùng các từ thuộc phương ngữ Nam Bộ lắm: tụi, hổng, mất tiêu, bộ... nếu chat với bạn, nói rằng "xạo hoài", nghĩa là trách nhẹ nhàng, yêu yêu...:>
Trả lờiXóa