Tham gia HTKH quốc tế với phương thức BA KHÔNG: không vé đi lại, không chỗ ở miễn phí và không nhuận bút tham luận khoa học. Vậy nhưng HT vẫn đông, ai cũng có thời gian báo cáo, 10 tiểu ban luôn có người tham dự và thảo luận, và hầu như không có hiện tượng “sáng đông chiều vắng” như nhiều hội thảo khác.
Ngẫm, khi ta bỏ công sức viết bài thực sự, bỏ tiền bạc và thời gian tham dự HT thì sẽ tận dụng cơ hội này để thu nhận thêm kiến thức. Đơn giản vậy thôi
Đặc biệt sinh viên tham dự đông đủ và tham gia thảo luận sôi nổi. Vì vậy, nếu BTC in một tập Tóm tắt nội dung tất cả tham luận thì việc theo dõi hội thảo sẽ thuận tiện và tốt hơn.
Sau hội thảo nhận thức rõ nhất của tôi là gì? Là quy hoạch cảng thời thuộc địa hợp lý và hiệu quả. Vì dựa vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, văn hóa , xã hội của 3 miền nên xây dựng 3 cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn với những chức năng cơ bản của mỗi cảng, phát triển thành đô thị trung tâm của mỗi khu vực.
Xây cảng biển/sông hay sân bay không chỉ từ nhu cầu của một địa phương, vì cảng và sân bay không như bến xe khách, hai phương tiện này mang tính kết nối cao hơn trong một không gian rộng hơn vượt ra ngoai ranh giới hành chính một tỉnh, một quốc gia, một châu lục. Hiện tượng tỉnh nào cũng (đòi) có cảng và sân bay thể hiện trình độ tư duy còn ở giai đoạn quản lý “xe đò”
À mà bến xe dành cho xe hơi/ô tô (Trước đây Sài Gỏn có “xa cảng miền Đông, xa cảng miền Tây” nay đã đổi thành “bến xe miền Đông, bến xe miền Tây”). Còn “cảng” thì dành cho tàu thuyền đường thủy. Vì vậy với máy bay thì nên dùng “sân bay” hay “phi trường” hợp lý hơn. Tiếng Việt đâu nghèo đến nỗi phải dùng “cảng hàng không” và “tàu bay”?
@ Con đã đến con đường mang tên Thầy ở Đà Nẵng. Đường to đẹp, ở khu đô thị mới. Thấy quảng cáo giá nhà đất ở đây cũng khá cao, nhưng không thấy có quán bia hơi nào Thầy ạ. Nên khi con và Anh Son Tran Duc và bạn bè đến thăm Thầy thì Thầy trò mình phải đi uống hơi xa ạ
Tụi con luôn nhớ Thầy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét