(ghi lại ý kiến của mình trong cuộc tọa đàm Ngày 14/11/2022 tại Sở Khoa học Công nghệ)
Y kiến của mình cụ thể từ thực
tiễn mình đã/đang trải qua trong công việc:
Cơ chế nào cũng cần và vận hành từ 3 điều kiện: 1/bộ máy; 2/nguồn lực và 3/tài
chính. Vậy để “thu hút chuyên gia” – mà như một chuyên gia ở đây đã nói là “mời
gọi chuyên gia” mới đúng! – 3 điều kiện trên ở TP thế nào?
1/Về bộ máy làm đầu mối, có vai
trò “thu hút chuyên gia” tham gia các chương trình, dự án hay đóng góp những kế
hoạch ngắn hạn cho TP: đó chính là Sở KHCH – cơ quan quản lý và Viện NCPT – cơ
quan nghiên cứu chiến lược. Hai cơ quan này có tể khắc phục những hạn chế mà
các chuyên gia góp ý:
1. 1 Về tình trạng “chuyên gia thiếu thông tin”: Sở KHCN có hẳn một Trung Tâm
Thông Tin và Thống kê Khoa Học Công Nghệ (Cesti) tại 79 Trương Định. Chức năng
và nhiệm vụ của cơ quan này https://cesti.gov.vn/chuc-nang-va-nhiem-vu hoàn toàn có thể khắc phục
tình trạng “thiếu thông tin” nhất là về khoa học – kỹ thuật, số liệu thống kê của
thành phố.
1.2 Ngoài ra, Viện Nghiên cứu
phát triển cũng có một Thư viện với hàng chục ngàn đầu sách và tài liệu về
KHXHNV, kinh tế, quy hoạch đô thị, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của TPHCM và nhiều tỉnh khác… Đặc biệt trong đó có hơn 5000 cuốn sách quý mà Viện
được tiếp nhận từ ông Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada tặng. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/co-cau-to-chuc
1.3 Tuy nhiên, hai cơ quan này đến nay chưa có một Tạp chí Khoa học đúng nghĩa và có uy tín. Cần coi Tạp chí khoa học là nơi các chuyên gia có thể đóng góp tri thức bằng những bài nghiên cứu, công trình khoa học… cho định hướng lâu dài hay kế hoạch ngắn hạn của thành phố, của từng chương trình nghiên cứu ở các linh vực. Viện NCPT từng có Tạp Chí NCPT từ năm 2013 và đã hoạt động tốt, có một mạng lưới cộng tác viên là nhà khoa học trong, ngoài thành phố, có cả chuyên gia nước ngoài… nhưng rồi chỉ được 2,3 năm và đến nay thì “mất tích”!
2/ Về nguồn nhân lực, tức là
nguồn chuyên gia:
2.1 Cần chú ý trọng dụng những
chuyên gia đã nghỉ hưu, không có chức vụ gì, hiện đang tập hợp sinh hoạt trong
các hội chuyên ngành của Liên hiệp các hội KHKT TP. Nguồn chuyên gia này rất
phong phú, tâm huyết, thực sự là những chuyên gia – vì thường giỏi chuyên môn
ít khi có chức vụ, ít được báo giới truyền thông chú ý và ít nổi tiếng 😊
2.2 Như mọi người đã nói, chuyên gia thực sự cần nhất là môi trường làm
việc tốt, phù hợp, trong đó có phương tiện vật chất và đồng nghiệp, mối quan hệ
trong công việc. Tuy nhiên đừng cho rằng “thù lao là không quan trọng” vì cần
phải có thù lao/trả lương tương xứng với công lao, thời gian và nhiều sự hy
sinh khác của chuyên gia, Điều đó chính là sự tôn trọng chất xám, tri thức và sự
nhiệt tình của chuyên gia.
2.3 Cần thu hút, mời gọi cả các chuyên gia trẻ. Bởi vì chuyên gia không chỉ là người lớn tuổi, có kinh nghiệm mà còn là người nắm bắt tiến bộ KHKT mới, những tri thức mới. Sự phát triển xã hội hiện nay đâu chỉ từ “kinh nghiệm” nữa?
3/ Về Tài chính:
3.1 Quan trọng nhất là cần công khai, minh bạch, rõ ràng, sòng phẳng ngay
từ bước đầu của dự án, chương trình… và cả từ hai phía: nhà quản lý thì “trả
công xứng đáng” và chuyên gia đóng góp khoa học thật sự, mang tính thực tiễn… Nếu
một trong hai phía không thực hiện đúng thì thẳng thắn “thanh lý hợp đồng” và đền
bù, nếu cần.
3.2 Hai cơ quan quản lý nhà nước, cũng là đầu mối của nhiều chương trình, dự án cũng là hai đầu mối đề xuất chính quyền thành phố và cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc về thủ tục, nhất là thủ tục tài chính. Chứ cũng “kêu” về cơ chế chính sách như các chuyên gia thì cuối cùng trách nhiệm thuộc về ai?!
[Những ý kiến “thực tiễn” của
một người chưa phải là chuyên gia như mình, có vẻ lạc lõng trong buổi tọa đàm của
nhiều các chuyên gia lớn và tầm vĩ mô, nên không được báo chí quan tâm 😊]
https://tienphong.vn/tphcm-lam-gi-de-thu-hut-chuyen-gia-hien-ke-post1486377.tpo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét