Tham gia chương trình “DÂN HỎI CHÍNH QUYỀN TRẢ LỜI”

 1. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hiện nay của di tích lịch sử quốc gia Lò gốm Hưng Lợi quận 8:

- Không được chính quyền các cấp quan tâm và có trách nhiệm đúng mức

- Dự án trùng tu, tôn tạo chậm triển khai và không đồng bộ

- ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa (trong một phạm vi phường 16, quận 8, hoặc hẹp hơn ngay trong khu vực phạm vi di tích).

Vậy, để chấm dứt tình trạng hiện nay và mang lại một diện mạo mới để có thể phát huy giá trị di tích, cụ thể hơn là đưa di tích vào tuyến điểm du lịch đường sông của TP, chính quyền, các nhà quản lý chuyên môn đưa ra giải pháp khả thi như thế nào?

2. Cảnh quan đô thị là một trong những loại hình di sản đô thị quan trọng, tạo ra dấu ấn riêng của đô thị giữa "thế giới phẳng", "toàn cầu", là yếu tố mang lại và lưu giữ "ký ức đô thị", đó là cảm xúc và tình cảm của người dân đối với thành phố của mình.

Chính quyền và nhà quản lý có định hướng, kế hoạch cụ thể gì để bảo tồn và bảo vệ những cảnh quan lịch sử của đô thị SG - TPHCM, tránh khỏi những dự án "đất vàng" phá vỡ cảnh quan và hủy hoại di sản đô thị?

Mình gửi hai câu hỏi này thôi nhé. Trong buổi trò chuyện có thể tham góp thêm bằng ý kiến ngắn, hoặc góp phần cùng nhà quản lý lý giải các nguyên nhân...

 

GÓP SỨC CÙNG BẢO VỆ DSVH SG – TPHCM (9.10.2022)

Hơn một tháng qua mình - với tư cách Tổng Thư ký Hội KHLSTP tham gia cùng đoàn giám sát của Ban VH-XH, Hội đồng NĐTPHCM làm việc tại các quận huyện và cơ quan chức năng, về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, cảnh quan đô thị trong du lịch nói riêng và trong sự phát triển của TP nói chung.

Cám ơn các anh chị trong Ban VH-XH, các anh chị lãnh đạo các quận huyện và sở ngành đã rất chia sẻ và ghi nhận những kiến nghị, cả những bức xúc của mình trước vấn nạn Di tích LS-VH bị xâm hại và hủy hoại.

Như mình đã rút ra trong một công trình NCKH, có 4 tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn và phát huy Giá trị DSVH, đó là:

- Chính quyền/ nhà quản lý

- Các nhà đầu tư vào TP (liên quan đến đất đai, bất động sản), các doanh nghiệp du lịch, lữ hành

- các nhà nghiên cứu, nhà khoa học

- Cộng đồng dân cư TP và những người yêu quý di sản văn hóa

Trong đó, vai trò của chính quyền, nhà quản lý cực kỳ quan trọng vì có thể định hướng và tìm ra sự thống nhất quan điểm giữa các bên liên quan, coi di sản là nguồn vốn xã hội cho phát triển bền vững, là giá trị tinh thần to lớn cho cộng đồng gắn kết và lớn mạnh.

Các nhà đầu tư và doanh nghiệp có sự chủ động trong việc đầu tư phát triển "kinh tế di sản" nhưng tránh phá hoại và làm tổn thương di sản văn hóa, chủ động tìm ra con đường thuận tiện và hiệu quả nhất cho phát triển dựa trên DSVH.

Các nhà nghiên cứu giữ vai trò là cầu nối giữa tri thức về giá trị DSVH, những phương thức và bài học kinh nghiệm từ quốc tế để lan tỏa đến cộng đồng và góp tiếng nói chuyên môn đến với nhà quản lý, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho "Bảo tồn và phát triển".

Cộng đồng cư dân, những người yêu DSVH giữ vai trò chủ thể của di sản, của việc bảo vệ "tài sản" vật chất và tinh thần của mình, thông qua chức năng giám sát, phản biện những chủ trương, việc làm cụ thể của chính quyền.

Mong rằng HĐNDTP sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của TP trong nhiều lĩnh vực: du lịch, giáo dục, quy hoạch độ thị... để TP lưu giữ tốt hơn lịch sử của chính mình, để TPHCM không chỉ là một trung tâm kinh tế mà còn phải là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước.

 








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...