MIDNIGHT TALKS SỐ 23: DI SẢN ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CÒN HAY MẤT?

 MIGNIGHT TALKS tối qua về DI SẢN SÀI GÒN CÒN HAY MẤT

@ Nội dung trao đổi dù rất sôi nổi thậm chí "gay cấn" nhưng chỉ mới được một phần những gì chúng tôi muốn đặt ra:
- Di sản đô thị SG có hay không?
- Nếu có, đó là những gì?
- Di sản đô thị Sài Gòn đang trong tinh trạng nào?
Do hết thời gian, thậm chí đã quá hơn 1 tiếng (kết thúc lúc 12g đêm), nên những vấn đề khác cũng rất cần thiết thì chưa trao đổi được nhiều. Như, Vì sao cần bảo tồn di sản đô thị? Làm thế nào để bảo tồn, gìn giữ di sản đô thị Sài Gòn?
Thiếu những nội dung này thì cũng chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng, kêu ca, và như nhiều vấn đề khác, lại chỉ nhìn thấy nguyên nhân chính quyền đã không làm được vai trò của mình trong vấn đề bảo tồn di sản.
Tất nhiên, nguyên nhân này không sai, nhưng nếu chỉ thấy vậy thì như mọi hiện tượng xã hội khác, việc thay đổi tốt hơn sẽ còn xa vời. Điều cần thiết là bắt đầu từ sự thay đổi của mỗi người về nhận thức và hành động! Sâu xa hơn là sự thay đổi về tâm thức văn hóa/nhìn nhận lại quá khứ một cách khách quan hơn về một vùng đất mà nó không MỚI như người ta vẫn tưởng!
@ Di sản văn hóa nói chung, di sản đô thị nói riêng, cần được coi là tài sản, nguồn vốn xã hội quan trọng và lâu dài, chứ không phải là một “gánh nặng” của việc bảo tồn, trùng tu hay là sự cản trở quá trình “hiện đại hóa”. Do vậy, di sản cần được bảo vệ, thậm chí phải nằm ngoài sự “tranh cãi” giữa “bảo tồn và phát triển”, để có thể chính danh tham gia vào những quy hoạch chiến lược phát triển của đô thị, của quốc gia.
Ứng xử với di sản văn hóa thể hiện trình độ văn minh của một xã hội.
Chủ thể của văn hóa đô thị không phải là con người nói chung, mà đó là con người làm gạch nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là con người có ký ức về dĩ vãng, hiểu biết và quý trọng di sản. Di sản còn được coi là “ký ức tập thể” có vị trí quan trọng ở thành thị, nơi mà mối liên hệ và tính gắn kết của cộng đồng chưa sâu bền bằng ở nông thôn.
Di sản đô thị còn giúp cho các cộng đồng dân cư hiểu biết và hòa hợp với nhau, vì đô thị là nơi luôn thu hút người nhập cư, nhất là Sài Gòn/Nam bộ được hình thành và phát triển không thể thiếusự đóng góp của cộng đồng dân cư từ miền Trung, miền Bắc trong nhiều thời kỳ lịch sử…
Một vấn đề luôn được đề cập đến trong quy hoạch đô thị lâu nay, đó chính là bài toán giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị: lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? lợi ích đường dài hay chỉ là trước mắt? lợi ích của cộng đồng hay lợi ích nhóm?
Vai trò của chính quyền Thành phố quyết định “số phận” của di sản đô thị. Cùng với đó là vai trò quan trọng của cộng đồng, bao gồm các nhà nghiên cứu, dân cư... Hiện nay hà đầu tư địa ốc có tác động trực tiếp và gián tiếp vào sự tồn tại di sản của thành phố.
Hy vọng việc bảo tồn di sản văn hóa đô thị sẽ có những thay đổi tích cực, bắt đầu từ nhận thức của mỗi người và sự tham góp tích cực của cộng đồng.
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

MIDNIGHT TALKS SỐ 23: DI SẢN ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CÒN HAY MẤT?

⏰Thời gian: 21 - 23h, thứ 7 ngày 22/01/2022
Từ sau 1975, Việt Nam chấm dứt thời kỳ chiến tranh bước vào một thời đại mới, thời đại hòa bình, độc lập và thống nhất. So với nhiều nơi khác ở Việt Nam và trên thế giới, Sài Gòn có một điều cực kỳ may mắn là bước vào hòa bình với một đô thị mà cơ sở vật chất còn gần như nguyên vẹn, đặc biệt là các công trình có giá trị di sản ở khu vực trung tâm vẫn nguyên vẹn!
Điều này có ý nghĩa rất lớn với một thành phố trẻ như Sài Gòn, mới hình thành được khoảng 300 năm và xây dựng đô thị chỉ khoảng trăm năm. Những công trình còn sót lại ấy đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử thành phố và cùng nhau tạo thành một hệ thống di sản, những dấu ấn riêng của Sài Gòn.
Gần 50 năm qua, thành phố phát triển nhanh chóng theo xu hướng hiện đại hóa, diện mạo thành phố hay đổi nhanh chóng, đặc biệt là vùng ngoại thành. Ở khu trung tâm, hạ tầng giao thông và cảnh quan đường phố cũng thay đổi chóng mặt. Khu trung tâm (ngày trước là thành Gia Định), là vùng lõi phát triển lâu đời, là nơi từng con đường, góc phố đều chứa đựng các giá trị lịch sử, văn hóa và ký ức đô thị Sài Gòn
Có thể kể đến một số công trình kiến trúc tiêu biểu như: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Bảo tàng Mỹ thuật (nhà chú Hỏa), Nhà hát Thành phố, Chợ Bến Thành, Ủy ban nhân dân TP (Dinh Xã Tây, Tòa đô chánh), Thương xá Tax, Dinh Độc Lập, Khám Chí Hòa, Dinh Thượng thơ, Nhà thờ Huyện Sĩ, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc, Sở Giao dịch Chứng khoán, Khách sạn Majestic Saigon, Khách sạn Continental….
Nhiều công trình di sản đã bị hư hỏng, bị phá bỏ (như Thương xá Tax), bị lên kế hoạch phá bỏ (như Dinh Thượng thơ). Các công trình hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành những biểu tượng mới của Sài Gòn như Bitexco, Hầm Thủ Thiêm, Landmark 81…
Nhưng vẫn còn đó rất nhiều công trình với phong cách kiến trúc khác nhau, chức năng khác nhau, tuổi đời khác nhau, giá trị văn hóa - lịch sử khác nhau…và cùng nhau tạo nên cái hồn cho đô thị Sài Gòn hơn 300 năm tuổi.
👉 Diễn giả tham dự chương trình:
- Host: PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Chuyên gia kinh tế, người sáng lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS).
Diễn giả:
- TS. Nguyễn Thị Hậu, Nhà nghiên cứu khảo cổ học, văn hóa học và còn được biết đến với bút danh Hậu khảo cổ. Chị là tác giả nhiều đầu sách về văn hóa, lịch sử, di sản vùng Nam Bộ và Sài Gòn
- Nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến, Cựu nhà báo của báo Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tu nghiệp báo chí tại Đại học Oxford. Anh hiện là giám đốc công ty Hợp điểm chuyên về Anh văn và du học. Là một người nghiên cứu nhiều về Sài Gòn, anh thường viết các bài viết về di sản Sài Gòn cho Tạp chí Người Đô Thị và viết các đầu sách về Sài Gòn.
👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: https://forms.gle/kzqYbP5cLwJJJLGR8
Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Midnight Talks là chuỗi hoạt động được diễn ra tối thứ 7 hàng tuần, với mong muốn tạo ra không gian để cùng bàn luận, chia sẻ về những câu chuyện lịch sử, chính trị xã hội, những vấn đề "cực nóng" đã và đang diễn ra trong và ngoài nước. Chuỗi sự kiện do anh Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Công ty CP Sách Alpha, Chủ tịch Công ty Omega+ và là Viện trưởng Viện lãnh đạo ABG khởi xướng.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩Email: midnighttalks.t7@gmail.com
Tham gia cộng đồng của chúng tôi: https://www.facebook.com/groups/metamindsnetwork




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...