Hai vợ chồng mất con nhưng không hề có một giây phút nào hình ảnh đứa con trai dễ thương hiện về trong tâm trí họ, không hề có hình ảnh nào họ từng chăm sóc từ lúc nó lúc còn bé bỏng hay khi nó lớn lên, không hề... dù họ đã có nó trong 12 năm!

Hai vợ chồng mất con nhưng không hề có một giây phút nào hình ảnh đứa con trai dễ thương hiện về trong tâm trí họ, không hề có hình ảnh nào họ từng chăm sóc từ lúc nó lúc còn bé bỏng hay khi nó lớn lên, không hề... dù họ đã có nó trong 12 năm!
1.
Vùng đất Thủ Đức có truyền thống lịch sử lâu đời, là vùng ven kề sát đô thành Sài Gòn (như nhiều tỉnh thành ở Nam bộ có huyện Châu Thành kế bên đô thị trung tâm của tỉnh), có thể đến đây bằng nhiều tuyến đường như đường bộ, xe lửa, đường sông... trước 1975 nơi này khá quen thuộc và hấp dẫn đối với dân Sài Gòn.
Trước đây chợ Thủ Đức có món nem nổi tiếng gần xa, trong vùng nhiều chỗ vui chơi giải trí thơ mộng, không quá ồn ào náo nhiệt, phù hợp cho người thành phố đến đây nghỉ ngơi. Lại có sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên bao quanh tạo nên cảnh quan sông nước độc đáo, vì vậy nơi này hình thành những khu dân cư trù phú, những “làng” biệt thự mát bóng cây xanh, những vườn cây ăn trái, thậm chí còn cả ruộng lúa, kinh rạch nước triều lên xuống mỗi ngày... Môi trường tự nhiên và nhân văn này trở thành một ưu thế của vùng đất này.
Địa thế cao ráo nối tiếp vùng phù sa cổ Đồng Nai, Bình Dương nên Thủ Đức là nơi đã phát hiện những di tích khảo cổ học nổi tiếng như Bến Đò, Hội Sơn, Long Bửu, Gò Cát là dấu tích lớp người đầu tiên có mặt trên vùng đất Đông Nam bộ, niên đại đến khoảng 3.000 năm cách ngày nay. Đây còn là một vùng văn hóa quan trọng của đất Gia Định xưa, có nhiều di tích lăng mộ như khu mộ cổ thời Nguyễn ở Gò Cát, những ngôi chùa, thánh thất, đình miếu... Khu lò gốm cổ Long Trường mới mất đi do quá trình đô thị hóa gần đây.
Có thể kể đến một số di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật ở Thủ Đức đã được xếp hạng quốc gia như: chùa Hội Sơn, chùa Phước Tường, đình Trường Thọ, đình Xuân Hiệp, đình Phong Phú, đình Thần Linh Đông, bót Dây Thép... Ngoài ra còn hàng chục di tích cấp thành phố, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng thường xuyên được rất nhiều người thăm viếng như: chùa Một Cột - Nam thiên nhất trụ, những ngôi đình lâu đời như đình Linh Tây, đình Trường Thọ... Ngày nay những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng này như một sự hồi tưởng của cộng đồng về những làng xóm thủa xa xưa đã nhường chỗ cho đô thị phát triển.
Ở vùng đất Nam bộ, theo nhà văn Sơn Nam, đình làng có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh lưu dân vào khai phá vùng đất mới: Có xây dựng đình thì làng mới tạo được thế đứng, tăng cường gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ. Bằng không thì “làng” chỉ như lục bình trôi sông, một dạng lưu dân tập thể. Cho nên, người lưu dân lập làng ở đâu dựng đình ở đó. Đình có vai trò “trung tâm” của làng xã, nơi tổ chức các lễ hội và những hoạt động văn hóa – xã hội khác như lễ Cúng thần, lễ Kỳ yên.... Do đó đình làng là “không gian cộng cảm” của cộng đồng có những ký ức chung, những sinh hoạt thực hành tín ngưỡng, văn hóa chung. Sự hiện diện của những ngôi đình với tuổi đời cổ xưa và mật độ khá cao cho biết lịch sử tụ cư và phát triển lâu dài của vùng đất Thủ Đức.
2.
Thành phố mới Thủ Đức thuộc TP.HCM được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Nhìn trên bản đồ, thành phố Thủ Đức nằm giữa một vùng đô thị - công nghiệp lớn ở miền Đông Nam bộ: TP.HCM – Biên Hòa, Long Thành (Đồng Nai) – Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một (Bình Dương). Chính vì vậy với vai trò “Đô thị sáng tạo phía Đông” TP.HCM, thành phố Thủ Đức dự kiến được quy hoạch chia thành 6 khu chức năng chính, nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đây là một thành phố đa chức năng với các trụ cột có sẵn là: khu công nghệ cao quận 9; Đại học Quốc gia TP.HCM và khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Như vậy, ngoài dân số tự nhiên hiện nay là 1,1 triệu người, dân số của thành phố Thủ Đức sẽ tăng cơ học một cách nhanh chóng (dự kiến đến năm 2030 dân số Thủ Đức đạt 1,5 triệu và năm 2060 là 3 triệu người), nhằm cung cấp và đáp ứng nguồn nhân lực cho sự hình thành và phát triển các phân khu chức năng với hàng chục ngành nghề và hàng trăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất sẽ mọc lên. Do đó việc quy hoạch và thực hiện xây dựng phát triển thành phố mới có hàng loạt giải pháp, bao gồm quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch kinh tế - xã hội; quản lý đất đai, tài sản đô thị; đầu tư và thu hút đầu tư; xây dựng cơ sở hạ tầng, hạ tầng số và chuyển đổi số... Tất cả những giải pháp đó chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống di sản văn hóa vật thể là những công trình di tích và cảnh quan nhân văn, cảnh quan sông nước độc đáo.
Kinh nghiệm và bài học đau xót của quá trình đô thị hóa bán đảo Thủ Thiêm còn đó: phương thức giải tỏa trắng giao đất sạch cho nhà đầu tư đã làm cho hàng loạt đình, chùa, làng xóm lâu đời biến mất; một vùng lịch sử lâu đời sẽ trở thành khu đô thị hiện đại mà vô hồn như mọc lên từ hoang mạc. Kênh rạch sông nước bị lấp đi, thay đổi cảnh quan tự nhiên trong khi biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Ven sông nhà cao tầng mọc lên, không gian thiên nhiên trở thành “tài sản” của một bộ phận dân cư khá giả.
3.
Chính vì vậy, việc khảo sát, đánh giá và lập dự án bảo vệ, bảo tồn hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của thành phố mới Thủ Đức cần được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và khoa học, đưa kết quả vào quy hoạch chung để có thể kết hợp xây dựng các công trình mới trên cơ sở tôn trọng và bảo tồn di tích lịch sử. Đặc biệt là các khu vực chứa đựng dưới lòng đất dấu tích khảo cổ học. Cùng với đó là việc bảo vệ cảnh quan ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và một số sông rạch khác, để có thể tạo ra những không gian công cộng, nơi nghỉ ngơi, vui chơi của cộng đồng, xây dựng không gian văn hóa của thành phố mới.
Trong thành phố mới Thủ Đức những công trình văn hóa như đình, chùa, nhà thờ, thánh thất… những “làng” biệt thự ở nơi chốn cũ là gạch nối quá khứ và tương lai. Thành phố mới không xa lạ đối với cộng đồng cư dân lâu đời Thủ Đức, Thủ Thiêm. Đổi lại, việc gìn giữ những di sản văn hóa ở đô thị mới sẽ nuôi dưỡng ký ức lịch sử của vùng đất này, mang lại cho những cư dân mới cảm giác thân thiện, sự gắn bó và thái độ quý trọng một nơi chốn có quá khứ lâu dài. Những dấu tích lịch sử - văn hóa chính là sợi dây nối liền các cộng đồng dân cư qua các giai đoạn phát triển. Từ đó và nhờ đó, vị thế thành phố mới được nâng cao nhờ giá trị về văn hóa, bên cạnh giá trị từ kinh tế.
Việc địa danh Thủ Đức trở thành tên của thành phố mới có ý nghĩa quan trọng: gìn giữ một di sản vănhóa phi vật thể, bởi đây là địa danh lâu đời, quen thuộc và có giá trị lịch sửđối với vùng đất Gia Định xưa. Cũng vì vậy xin đừng xóa bỏ tên những kinh rạch, bến đò, những địa danh hành chính đã có từ xa xưa (như tên các phường)... Địa danh dân gian được lưu giữ và di truyền qua nhiều thế hệ, giúpnhận ra đặc trưng văn hóa, thể hiện tâm thức lối sống cư dân của vùngđất đó… góp phần làm nên lịch sử của thành phố mới Thủ Đức, cũng là một phần của Sài Gòn – TP.HCM.
Nguyễn Thị Hậu
THÁNG HAI, KHÔNG AI QUÊN!
Thật ra cảm giác “tết” chỉ thực sự từ 23 tháng chạp đến ngày Mùng Một. Đấy là thời gian bận rộn năm nào cũng vẫn những việc ấy, nhưng vẫn thấy nôn nao... Cảm giác như chạy đuổi theo những ngày cuối của một năm, thời gian thì vẫn thế mà sao làm gì cũng thấy mình quá chậm...
Gia đình tôi là người miền Nam tập kết ra Bắc. Từ 1954 đến năm 1975 trở về quê hương đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi đã có 21 cái Tết xa ngôi nhà của ông bà nội ngoại. Vậy nhưng trong những năm ấy dù ở Hà Nội hay nơi sơ tán thì ngày Tết của gia đình tôi bao giờ cũng thấm đẫm hương vị Tết Nam bộ. Hương vị ấy có một đặc trưng rất riêng, ấy là mùi bánh tét gói bằng lá chuối.
Tùy bút, Nguyễn Thị Hậu
1. Từ năm 1975 đến nay thành phố Hồ Chí
Minh hướng đến mục tiêu phát triển cơ bản là xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn
minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh
tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Để thực hiện mục tiêu ấy, quá trình đô thị hoá - hiện
đại hóa đã diễn ra nhanh chóng và trên quy mô lớn, mang lại nhiều thay đổi đáng
kể về diện mạo đô thị cũng như đời sống dân cư. Có thể nhận diện quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh bằng các biểu hiện cơ bản sau.
Những công
trình xây dựng hiện đại mọc lên nhanh chóng và dày đặc từ
trung tâm đến ngoại ô thành phố. Đó là những trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, các khu đô thị mới lớn nhỏ cảnh quan không thua kém nước
ngoài, các khu công nghiệp – khu chế xuất kỹ thuật cao... Đặc biệt là việc xây
dựng hạ tầng như đường giao thông, cầu cống, nạo vét những kênh rạch
quan trọng.
Quá trình
chuyển dịch dân cư (tăng dân số cơ học) từ nơi khác đến TP. Hồ Chí Minh
liên tục và ngày càng nhiều. Nguồn gốc, trình độ học vấn,
cơ hội nghề nghiệp... của người nhập cư không đồng đều và rất đa dạng, hình thành những “cộng đồng” nhỏ trong đô thị. Họ tập
hợp và cư trú theo quê hương, nghề nghiệp, theo khả năng kinh tế... trong từng
khu vực có điều kiện sống (nhà ở, hạ tầng, dịch vụ, an sinh...) khác nhau.
Sự
chuyển đổi đời sống xã hội với lượng dân cư mới tăng nhanh đã làm cho lối sống ở thành phố còn nhiều hiện tượng chưa văn minh, nhất là việc thực hiện và tuân thủ những luật lệ, quy tắc của đô thị như giao tiếp ứng xử, giao thông,
quan hệ với cộng đồng trong môi trường sống (ô nhiễm môi trường về khí thải, rác thải, tiếng ồn...).
Theo một
số tài liệu, bình quân mỗi năm TP.HCM tăng thêm khoảng 200.000 dân
có đăng ký chính thức (từ năm 2012-2016 tăng 850.000 dân), trong đó 2/3 là dân
nhập cư từ nơi khác đến. Dự báo đến năm 2025 dân số sẽ lên hơn 10 triệu dân,
đến giữa thế kỷ XXI có thể lên đến 15 triệu dân. Ngoài ra, số lượng người vãng
lai và lao động thời vụ ở TP.HCM cũng không nhỏ, dao động từ 1-2 triệu người,
có thời điểm còn nhiều hơn. Mới đây theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm tháng 4.2019 thì dân số thành phố là 8.993.082
người, đông dân
nhất cả nước và chiếm 50% dân số vùng Đông Nam bộ. Sau 10 năm (2009 – 2019) quy mô dân số của TPHCM đã
tăng thêm 1,8 triệu người; tốc độ tăng dân số bình quân là 2,28%/năm, bình quân
một năm tăng khoảng 183 ngàn người, gần bằng dân số của một quận quy mô nhỏ của
thành phố.
Bên cạnh đó, việc TP.HCM đóng góp vào ngân sách quốc gia tăng từ 26,5%
trong giai đoạn 2001 - 2010 và tăng lên 27,5% trong giai đoạn 2011 – 2019 là có
một phần đóng góp không nhỏ của người nhập cư. Tuy nhiên, tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại từ 33% (năm 2000) đã giảm
còn 18% (giai đoạn 2017 - 2020) là một trong những nguyên nhân làm giảm mức
tăng trưởng kinh tế của TP.Hồ Chí Minh, tăng thêm những khó khăn trong việc giải
quyết hạ tầng và chăm lo về an sinh xã hội cho người dân – cũng có một phần
không nhỏ là người nhập cư. Đây là một “mâu thuẫn” lớn mà TP. Hồ Chí Minh luôn
phải đối diện trong quá trình phát triển của mình.
Có thể nhận thấy cơ hội tìm việc làm và kiếm
tiền ở TP.Hồ Chí Minh ngày càng nhiều nhưng cũng càng khó khăn, giá cả sinh
hoạt lại cao hơn các đô thị lớn của Việt Nam. Nhưng vì sao số lượng người nhập
cư đến đây ngày càng nhiều và tỷ lệ tạm trú lâu dài rồi trở thành “người thành
phố” cũng tăng lên không ngừng? “Vì ở Sài Gòn dễ sống”. Đó là câu trả
lời của nhiều người.
2. Tôi có những người bạn Sài Gòn mà quê hương của họ ở nhiều tỉnh thành khác. Phần lớn họ
có mặt ở thành phố này từ sau năm 1975 cũng như tôi, nhưng không biết từ khi
nào các bạn tôi đều coi mình là “người Sài Gòn”, họ yêu Sài Gòn một cách tự
nhiên và gắn bó không kém tình cảm đối với quê hương bản quán, bởi vì đây là nơi họ và gia đình từ quê nhà vào kiếm sống và được
Sài Gòn rộng rãi sẻ chia mọi cơ
hội.
Ngược
dòng lịch sử, giai đoạn hình thành Bến Nghé – Sài Gòn cũng là giai
đọan tụ cư nhanh chóng của những cộng đồng người từ nhiều nơi, nhiều nguồn gốc
đến đây. Quá trình khẩn hoang lập ấp, phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp… lưu dân đã duy trì những phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo của quê hương làm chỗ dựa tinh thần ở vùng đất mới. Lưu dân chia sẻ và nương nhờ với nhau trên vùng đất
còn nhiều lạ lẫm, học hỏi cộng đồng bản địa trong canh tác trồng trọt, phát
triển các nghề thủ công và buôn bán, dần dần tạo dựng một vùng “đất lành chim
đậu” nức tiếng gần xa... Thế kỷ XX chiến tranh liên miên, Sài Gòn là nơi người
dân các vùng chiến sự ác liệt từ miền Trung đổ về, từ miền Tây chạy lên... Sài
Gòn lúc nào cũng là nơi có thể dung chứa những con người đến đây vì khó khăn
túng quẫn, cũng là nơi những con người tài trí có thể thử sức để làm giàu, để
phát triển tài năng.
Các đô
thị lớn luôn là “chỗ trũng” để dòng chảy nhập cư, di cư đổ về. Hai nguyên nhân chính của hiện tượng di cư là kinh tế (nhiều cơ hội có việc làm và việc làm ổn định; dễ kiếm tiền và có cơ hội cho thu nhập cao, khả năng có việc làm, dễ dàng
thay đổi công việc, mức độ thu nhập…) và phi kinh tế (chất lượng cuộc sống, bao gồm
hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển, các phương tiện giao thông, phương
tiện thông tin đại chúng hiện đại, nhiều
cơ hội và điều kiện để phát triển khả năng cá nhân...). Tình trạng nhập cư ở TP. Hồ Chí Minh
cho thấy hai nguyên nhân này không tách rời mà luôn đan xen với nhau. Từ nguyên
nhân kinh tế kéo theo nguyên nhân phi kinh tế: nhu cầu và khả năng tập hợp gia
đình, tương lai học hành của con em, rồi khi gia đình ra thành phố
lại có thêm nhu cầu việc làm, cư trú. “Người đi trước rước người đi sau” cũng
như vài trăm năm trước lưu dân Ngũ Quảng đi vào khai khẩn vùng đất Nam bộ...
“Sài Gòn dễ sống”, vì mỗi ngày nếu chịu khó thì ít nhiều gì cũng kiếm được
tiền, vì khí hậu điều hòa quanh năm nên chỉ cần một ở đơn giản là tạm ổn. Dễ sống
do mối quan hệ giữa người với người trong làm ăn buôn bán, trong sinh hoạt khá thoải
mái dễ chịu. Ở Sài Gòn hầu như không có sự phân biệt hay định kiến với người nhập
cư, vì vậy phần lớn những người đến đây làm ăn sinh sống khi có điều kiện cũng
sẵn sàng giúp đỡ người khác như một lẽ tự nhiên. Sài Gòn dễ sống còn vì ở đây
văn hóa vùng miền (nhất là ngôn ngữ và ẩm thực) được tồn tại và phát triển rộng
rãi ngoài xã hội, đồng thời nền nếp lối sống được gìn giữ trong gia đình, không
gặp phải sự kỳ thị hay xu hướng bị “đồng hóa”.
Người Sài Gòn dễ đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của phần lớn người di
cư/nhập cư. Năm 2017 “chiến dịch giải tỏa vỉa hè” ở quận I đã gây ra những ý kiến
trái chiều trong dư luận xã hội. Tuy có mục đích tốt nhưng cách thực hiện chiến
dịch hoàn toàn không phù hợp, vì vậy gây ra ấn tượng xấu vì nhiều hành vi thiếu nhân văn đối với những số phận khó
khăn phải kiếm sống nhờ vỉa hè, lề đường. Hay như gần đây là phản ứng của cộng đồng
được phản ánh qua báo chí, về việc coi những người bán hàng rong tại TP.HCM là
"ký sinh trùng". Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng "người bán hàng
rong tự lao động kiếm sống chứ không ăn bám ai nên không thể gọi là ký sinh
trùng", “bán hàng rong là một hình thức kinh
doanh nhỏ phục vụ cho nhu cầu của một nhóm khách hàng trong xã hội, không nên
coi nhẹ”, “buôn bán lấn chiếm vỉa hè thì nên xử lý nghiêm, nhưng cũng cần tạo
điều kiện để sử dụng và phát triển “không gian văn hóa” đặc trưng của mỗi đô thị”...
Từ lâu tại các đô thị đã hình thành
và phát
triển nền “kinh tế vỉa hè”. Diện mạo của nền
“kinh tế vỉa hè” văn minh hay không văn minh phần lớn phụ
thuộc vào trình độ, năng lực của nhà quản lý đô thị, như kinh nghiệm của nhiều thành phố trên
thế giới. Những ý kiến trên cho thấy quan điểm
và nhận thức của đa số người dân về vai trò của “kinh tế vỉa hè” và người nhập
cư là quan trọng và bình đẳng như mọi thành phần khác. Đồng thời còn là sự chia
sẻ của cộng đồng với người nhập cư trên tinh thần nhân văn “thương người như thể
thương thân”.
3. Từ góc
độ quản lý xã hội luôn
nhận thấy “nguy cơ”
từ dòng di cư, nhập
cư không ngừng nghỉ làm tăng dân số cơ học cho đô thị, vấn đề an sinh và
những nhu cầu thiết yếu luôn vượt ngoài tầm kiểm soát. Nhưng trên thực tế, ở TP. Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua chính quyền và người
dân đã ứng xử với “nguy cơ” này một cách nhân văn và tích cực, vì nhận thức
được giá trị to lớn của “tăng dân số cơ học”. Đó là nguồn sức lao động lớn,
nguồn tri thức và văn hóa đa dạng, đặc biệt còn có
một phần đáng kể nguồn vốn lớn từ các nhà
đầu tư.
Từ các vùng miền khắp cả nước, người di cư, nhập
cư đến TP. Hồ Chí Minh đã tham gia vào “thị trường lao động” đa dạng: hàng trăm
ngàn người được tuyển dụng vào làm việc trong các KCN – KCX, các doanh nghiệp
nhà nước và tư nhân; một số vào các cơ quan nhà nước... Hàng chục ngàn người
khác cũng tìm được những công việc “lao động tự do” rất đa dạng mà khu vực
thành thị luôn có nhu cầu cao, như thu mua phế liệu, buôn bán vỉa hè, dịch vụ
nhỏ, giúp việc gia đình, lái xe taxi, xe ôm, thợ xây dựng và nhiều việc làm khác... Tất cả đã đóng góp một phần đáng kể
vào sự phát triển kinh tế - xã hội các thành phố.
Là một đô thị lớn nhất nước, TP. Hồ Chí Minh cũng là nơi chứa đựng trong
nó sự phức tạp nhất nước. Người di cư, nhập cư đến thành phố thường phải đối mặt
với những khó khăn thậm chí rất khắc nghiệt, nhất là điều kiện sống. Sự quan tâm của chính quyền và ứng xử nghĩa tình của cộng đồng với người
di cư, nhập cư đã tạo điều kiện để họ vượt qua khó khăn, kiếm sống ổn định, hòa
nhập vào đời sống đô thị, giúp họ giảm bớt áp lực về tinh thần, là động lực để
nhiều người trở thành “người Sài Gòn”, đóng góp nhiều hơn cho thành phố.
Một đô thị văn minh hiện đại ngoài những điều kiện vật chất và tinh thần
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư, còn phải là một đô thị ứng xử nhân văn, công tâm, công bằng với mọi thành phần dân
cư, mọi số phận. Do đó, nếu chất lượng người nhập cư
không cao (về tri thức, kỹ năng, sức khỏe, học vấn...) thì không thể làm động
lực cho sự phát triển của một “thành phố thông minh, đầu tàu về kinh tế”. Vì
vậy, cần phải có chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tốt gia tăng
dân số cơ học, hướng tới nâng cao chất lượng dân cư, ổn định xã hội, tạo điều
kiện để phát triển bền vững.
Ở TP. Hồ Chí Minh ta có thể gặp những người Sài Gòn nói tiếng Bắc, tiếng Trung hay tiếng Nam, cả nhiều người nói tiếng nước ngoài hay nói tiếng Việt còn lơ lớ, như một “liên hiệp quốc” đa dạng, một tập hơp luôn thay đổi số lượng, tính chất cá thể nhưng lại bền vững về bản chất chung. Tất cả, khi đã coi mình “Ta là người Sài Gòn” thì đều không vì đã được sở hữu ngôi nhà, có tờ hộ khẩu hay việc làm ổn định, an cư lạc nghiệp hay giàu có... mà vì một lẽ khác giản dị mà bền chặt hơn. Như những người bạn của tôi, dù sống ở thành phố này vài chục năm hay chỉ khoảng mươi năm, dù cha mẹ anh em còn ở quê hương hay gia đình họ đã yên ổn ở thành phố, với họ, là “người Sài Gòn” nghĩa là luôn sẵn sàng và hết mình giúp đỡ người khác như một lẽ tự nhiên.
Sài Gòn,
12.12.2020
Hôm nay 17/2/2025, đăng lại bài này của nhà báo Huy Đức (Trương Huy San), người đang trong vòng lao lý BIÊN GIỚI THÁNG HAI Tác giả: HUY ĐỨ...