Ý kiến của tôi về sự phát triển huyện Cần Giờ (TPHCM).

 Trong buổi làm việc của Bí thư Thành ủy TPHCM tại huyện Cần Giờ.

https://www.sggp.org.vn/lang-nghe-ky-y-kien-phan-bien-ve-phat-trien-can-gio-727324.html?fbclid=IwAR2b8ZdsbDtFd6rpByShe8i7_qW68nlPSFQEK9Ad-Ex98JaUPLrnDj3IBNc

Chú ý “3 ADN” đặc trưng của Cần Giờ
TS Nguyễn Thị Hậu đồng ý phải phát phát triển Cần Giờ. Song, vấn đề là phải phát triển thế nào. Theo TS Nguyễn Thị Hậu, khi phát triển Cần Giờ cần chú ý tới “3 ADN”, tức là đặc trưng của Cần Giờ.
“3 ADN” cơ bản là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cần Giờ phát triển cần phải có rừng ngập mặn. Đây là “ADN di truyền”, cần bảo tồn và phát triển. Việc UNESCO công nhận rừng Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển thế giới không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn gián tiếp công nhận và vinh danh công lao của Việt Nam, của TPHCM trong việc khôi phục mảng rừng đã bị chiến tranh tàn phá. Điều này không thể phủ nhận. Đây cũng chính là “ADN” giúp Cần Giờ và TPHCM khác biệt so với nhiều nơi khác.
“ADN” thứ hai, đó là mặt tiền biển và cửa sông, không chỉ là mặt tiền, cửa ngõ của TPHCM mà còn mang lại kinh tế biển cho cả Nam bộ. Vì thế, phát triển Cần Giờ không chỉ là phát triển cho một huyện Cần Giờ mà còn là phát triển cho cả vùng.
“ADN” thứ ba, hệ thống di tích ở Cần Giờ có giá trị rất đặc biệt, mang tính độc đáo mà nhiều nước trong khu vực không có. Lợi thế này giúp phát triển du lịch văn hóa bên cạnh phát triển du lịch sinh thái.
Cần Giờ là vị trí chiến lược của TPHCM. Vì thế, nếu bám vào “ADN” thì phát triển Cần Giờ đúng là Cần Giờ chứ không bị biến dạng, mất bản sắc.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC ĐÔ THỊ NAM BỘ NHÌN TỪ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ CỦA TRỊNH HOÀI ĐỨC

Vài nét về công trình Gia Định thành thông chí Gia Định thành thông chí ( 嘉定城通志 ) còn có tên Gia Định thông chí ( 嘉定通志 ), là một quyển địa...