1.
@ Nhân việc nhà báo NHN nổi tiếng
trong lĩnh vực chống tiêu cực vừa bị bắt, với cái tội nghe “dễ sợ”, đọc một số
tựa báo, rồi những stt của bạn bè là nhà báo, chợt nhớ đến những băn khoăn của
mình từ vài năm nay. Đó là tình bạn – tình đồng nghiệp.
Trước hết phải nói rằng, một số nhà báo tôi quý mến đã có những stt công bằng, khách quan và thể hiện tình nghĩa với đồng nghiệp vừa lâm nạn. Tôi nghĩ, điều đó là nguồn động viên rất lớn với nhà báo NHN, vì có nhiều vụ tiêu cực mà người tố cáo thường bị cô độc trong đồng nghiệp! Nó cũng cho tôi thấy, không phải lúc nào và không phải ai cũng quay lưng khi bạn bè gặp khó khăn.
Nhưng
cũng có những nhận xét, cách đưa tin theo “thông tin chính thức” làm cho nhiều
người hiểu rằng, NHN một phạm tội mà nhiều người sẽ phải ngại ngần khi bày tỏ sự
thông cảm. Trên con đường chính trực của nghề nghiệp, nhiều khi chỉ một sự việc
xảy ra cũng làm ta hiểu về những người đồng hành hơn nhiều năm cùng làm việc.
Có dạo tôi nhận được khá nhiều lời nhắn hỏi, đại ý là tôi “có chỗ dựa nào không mà nói ghê thế”. Tôi nói thế nào mà là ghê nhỉ, chả lẽ bày tỏ thái độ trước những cái xấu xa trong xã hội lại là điều không nên làm? Đóng góp cho xã hội tốt hơn trong phạm vi hiểu biết, trình độ của mình không phải là việc của tôi? Tôi chỉ nghĩ một điều đơn giản: ủng hộ lẽ phải thì sao lại cần điều kiện có “chỗ dựa” hay ô dù? Hay chỉ ủng hộ khi không bị thiệt hại, bất lợi cho bản thân? Mà cách nói của tôi cũng ôn hòa đấy chứ (thậm chí cón bị mắng là viết hiền thế để khỏi bị sao à?!). Thực ra cách nói, cách viết là theo “tạng’ từng người, tôi ko thể quá sắc sảo “đanh đá” như vài người viết khác cũng là điều bình thường.
Ví như,
nói mãi về việc bảo vệ di sản văn hóa thì có đụng chạm đến một số công ty, nhà đầu
tư địa ốc. Tôi không khó để nhận ra một vài công việc của tôi liên quan ít nhiều
đến nơi này nơi khác đã bị cản trở theo kiểu này kiểu khác. Tôi biết tất cả những
gì phía sau nhưng không phân vân hay nghĩ lại về việc mình đã làm. Chỉ có điều
thỉnh thoảng băn khoăn chút về một số người đã đồng hành cùng mình... thế thôi.
Là người
tôn trọng bạn bè và trong điều kiện có thể luôn giúp bạn khi bạn còn khó khăn
hay cần thiết, nhưng khi bạn “vững vàng”, “tỏa sáng” rồi thì sẽ có những người
bạn mới. Nếu bạn thực sự là người tình nghĩa thì mọi cái sẽ không có gì thay đổi,
còn nếu bạn thay đổi, điều đó cũng bình thường. Tin người và cùng làm được vài
việc có ích nào đấy vẫn lớn hơn những gì mà họ đã không phải với mình.
@ "Tôi
khá ngạc nhiên là cuộc biểu tình đòi dân chủ của người dân Hongkong hai năm
trước tạo được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội Việt Nam, cho dù ít thương vong
hơn rất nhiều. Trong khi đó, những thảm kịch tại Myanmar, một đất nước thuộc
Đông Nam Á và chỉ cách chúng ta hai giờ bay, mạng xã hội khá vắng lặng.
Điều gì đã
xảy ra? Tôi không lý giải nổi." - trích stt của nhà báo Lê Hồng Lâm.
Bất công với
ai với quốc gia nào cũng là điều không thể chấp nhận. Khi người nghèo bằng lòng
nhìn người nghèo khác chịu bất công thì chính mình cũng không bao giờ thoát
khỏi sự bất công ấy!
Tất nhiên, trừ khi chính mình nhắm mắt bằng lòng chịu sự bất công!
Sự lên tiếng vì bất công hay ít nhất là bày tỏ thái độ
chia sẻ với “phía nước mắt”, với những người bênh vực lẽ phải. Đó là lòng trắc
ẩn ở mỗi con người. Mạnh hơn là lên án bạo lực, không đồng tình với điều sai
trái...đó là lương tâm, sự chính trực của con người.
Còn nếu ủng hộ
lẽ phải mà cần điều kiện, nhất là điều kiện: tôi ủng hộ khi đó là kẻ thù của tôi;
tôi chỉ ủng hộ lẽ phải khi quyền lợi của tôi ko bị ảnh hưởng, hoặc tôi sẽ im lặng
để có quyền lợi... Thì đừng trông mong ai sẽ ủng hộ bênh vực mình khi mình gặp tai họa.
Một người hay một quốc gia cũng vậy.
Cá nhân em nghĩ, chuyện biểu tình ở HK hai năm trước, được nhiều người dùng mạng ở VN ủng hộ là do họ chống lại TQ. Trong khi chuyện biểu tình ở Myanmar, mặc dù nó nặng nề và nghiêm trọng hơn, lại (được xem) là chuyện của nội bộ quốc gia Myanmar, nên không mấy ai chú ý
Trả lờiXóaQuan sát thấy, những vấn đề liên quan đến TQ thường thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng hơn những vấn đề quan trọng khác!