CHÍNH TRỊ ĐỜI THƯỜNG

 "Chính trị" không là gì xa lạ cao siêu mà là những gì xảy ra hàng ngày, có hoặc ko tác động trực tiếp đến mình. Tuy nhiên không thể không quan tâm, suy nghĩ vì những điều đó là yếu tố góp phần tạo nên môi trường sống hiện tại và tương lai.

Mình nghĩ vậy nên thường quan tâm đến chính trị trong nước vì đó là nơi mình đang sống, con cháu mình sẽ sống.

Có người khác cũng sống trong nước nhưng lại thể hiện sự quan tâm đến chính trị thế giới, như theo dõi sát sao và tranh cãi về cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ chẳng hạn. Điều đó cũng tốt vì "thế giới phẳng" nên các quốc gia đều có ít nhiều quan hệ, liên hệ với nhau.

Tuy nhiên, đừng vì vậy mà cho rằng "quan tâm đến chính trị của đất nước" làm gì, vô ích!

@ Với nhà văn, tác phẩm của họ luôn phản ánh thời đại và bản thân họ. Vì vậy muốn hiểu rõ tác phẩm cần biết về xã hội và môi trường nhà văn trưởng thành, sinh sống. Mặt khác, muốn hay không tác phẩm cũng thể hiện "xu hướng chính trị" (theo nghĩa sự quan tâm về xã hội) của tác giả, cho nên trao đổi với tác giả về suy nghĩ thời cuộc cũng là sự quan tâm đến tương lai văn học nước nhà. Những luận bàn về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một trường hợp như thế

Mình, chỉ là một người ham đọc, nghĩ thế.

(Suy nghĩ vụn sau một cuộc giao lưu giới thiệu sách).

P/S. Cách đây hai năm, khi ấy mình còn hay viết về một số vấn đề thời sự xã hội khi có nơi đặt viết. Có lần nhận được lời nhắn từ một tờ báo mình thường cộng tác: "có nhà văn đàn chị nói rằng: bà Hậu viết lắm thế đọc phát ngán!". Mình hơi ngạc nhiên: Ừ ngán thì đừng đọc, cũng như mình không đọc những gì mình thấy không hợp, bình thường thôi mà! Sao lại phải than phiền với nơi đăng bài 🙂



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRAO TẶNG TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA NSUT - ĐẠO DIỄN NGUYỄN NGỌC BẠCH

  Lời đầu tiên, thay mặt gia đình tôi xin trân trọng cám ơn Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Di sản văn hóa TPHCM, Bảo tàng TP.HCM đã nhiệt...