Một phim Việt Nam mang chất điện ảnh đúng nghĩa. Có
chuyện mà không phải là truyện, chất “truyện” được chuyển tải và thể hiện qua
hình ảnh: bãi biển cát trắng nước xanh, ngôi nhà cổ bằng gỗ, cái sân “giếng trời”
chật hẹp nhầy nhụa nhìn lên khoảng trời xanh lúc nào cũng có mây trắng, cái bếp
luôn bốc hỏa, và gương mặt khép kín của từng con người sống - trong - đó.
U ám, nặng nề kể cả khi quán ăn đông khách ồn ào,
thỉnh thoảng không khí như loãng ra nhẹ đi với nụ cười rạng rỡ của cô Chu – con
gái chủ quán - và nụ cười trong sáng của cậu Phước – người làm công trong quán.
Bốn người đàn ông và 2 người đàn bà tạo ra các “tam giác” quan hệ, có khi bộc lộ
dữ dội bằng khuôn hình cận cảnh, bằng hành động, khi chỉ thấp thoáng vài chi tiết
cũng khiến người xem nhận ra:
-
Ông chủ quán
– bà vợ - cô con gái của ông
-
Ông chủ quán
– cô con gái – người đàn ông “dan díu” với cô (Miên/Phước)
-
Ba người đàn
ông làm công trong quán
-
Cô con gái với
2 người đàn ông “của cô”
-
Ông chủ quán
– bà vợ - người đàn ông làm công theo đạo Hồi
Ngôi nhà gỗ, cầu thang gỗ, song cửa gỗ, sàn nhà gỗ,
giường gỗ, chậu tắm gỗ, đồ dùng gỗ… âm thanh vang lên mỗi khi người ta đụng chạm
vào đó có thể khẽ khàng rất dịu dàng nhưng cũng có thể khô khốc đầy đe dọa. Gỗ
làm cho ngôi nhà trở nên ấm áp nhưng trong phim tất cả đồ gỗ đều làm căng lên sự
cảnh giác khi tiếng động của nó “tố cáo” những gì người ta che dấu. Ngôi nhà
khép kín như sự cô độc của từng con người ở đó. Cô Chu chỉ ở trong căn phòng hầu
như lúc nào cửa cũng đóng kín, nhưng qua hai khung cửa sổ nhỏ bé tâm hồn của cô
gặp hai người đàn ông – một dày dạn một chưa từng trải - cũng cô độc như cô. Họ
đến với nhau, bằng tình dục Miên giải tỏa cho cô sự ẩn ức thân thể tật nguyền
còn Phước mang lại cho cô sự tinh khôi của tình yêu.
Người cha – kẻ suốt đời cô độc dù ông có tình yêu
thương con gái vô bờ, có sự tận tụy như nô lệ của người vợ - đã không thể chấp
nhận một tình cảm dâng hiến như thế, thứ tình cảm mà ông không bao giờ có được.
Giết chết con gái là sự tự vệ để bảo vệ tình cảm cha con – chỗ bấu víu cuối
cùng của ông.
Nếu còn điếu gì luyến tiếc thì đó là, nếu cô Chu chết
trên chiếc thuyền thúng ngoài biển khơi xanh ngát viền bằng bờ cát trắng, dưới
những đám mây xanh và cụm mây trắng lang thang trên bầu trời... thì đó là cái kết
tuyệt vời! Người cha yêu con gái như thế nên dù phải giết con vẫn mong mang lại
niềm vui cho con ở phút cuối cuộc đời, cô Chu nhẹ nhàng sang thế giới bên kia
mà không để lại oán hận. Hình ảnh biển mở đầu và kết thúc phim sẽ có tính biểu
tượng cao hơn...
Trong phim Việt gần đây có dòng phim thiên về phản
ánh đời sống nội tâm của con người, có lẽ hơi kén người xem, Đảo của dân ngụ cư là một phim như vậy.
Tuy không cụ thể không – thời gian nhưng buộc người xem nhìn lại mình và những
người xung quanh gần gũi về huyết thống hay mật thiết về quan hệ, để nhận ra rằng
việc gây ra tổn thương cho người khác hoàn toàn có thể do tình yêu và sự quan
tâm. Nhất là khi tâm hồn mỗi người chỉ là kẻ “ngụ cư”
trong “hòn đảo” thể xác chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét